Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chuyện du học

[Apply quote] Sống sót qua cú sốc văn hóa

Một trong những trở ngại lớn nhất mà tớ gặp phải khi đi du học đó là việc chuyển đến sinh sống ở một đất nước hoàn toàn mới. Sự háo hức, phấn khích ban đầu nhanh chóng qua đi, tớ bối rối nhận ra xung quanh mình tràn ngập những điều xa lạ và khác biệt. Mọi thứ từ đồ ăn, thức uống cho đến lối sống, ngôn ngữ, tư duy của người bản địa đều chẳng giống với bất cứ trải nghiệm nào của tớ trước đây, khiến tớ thấy mình trở nên thật bé nhỏ và cô độc.

Từ đó tớ chính thức hiểu được thế nào là cú sốc văn hoá.

Nhiều người nghĩ sốc văn hoá chỉ là câu chuyện ngày một ngày hai lúc mới sang còn bỡ ngỡ, nhưng thực ra hiện tượng tâm lý này có khả năng kéo dài trong suốt quá trình du học, thậm chí đến khi quay trở về nhà. Các bạn sinh viên phải liên tục tìm cách thích nghi với những môi trường khác nhau và thông thường sẽ trải qua năm giai đoạn như sau:

 

Giai đoạn “chim xổ lồng” – Bạn tự do, phấn khích và tràn đầy năng lượng khám phá thế giới. So với cuộc sống đã quá quen thuộc ở Việt Nam trước đó, sự khác biệt thú vị mà đất nước mới đem lại khiến bạn hoàn toàn choáng ngợp, kiểu “Cái này đẹp thế”, “Món này ngon thế”, “Thời tiết thích thế!” Bạn tin tưởng vẽ ra một hành trình du học tươi sáng, hồng hào ở phía trước đang chờ đợi mình.

Giai đoạn tranh đấu – Niềm vui ban đầu tựa như bong bóng xà phòng, lung linh nhưng cũng rất dễ vỡ. Bạn dần cảm thấy chán ghét, lạc lõng, thất vọng giữa một nền văn hoá xa lạ và nhận ra rằng việc thích nghi với nó không hề dễ dàng. Bạn bắt đầu nhớ nhà kinh khủng đến nỗi ngày nào cũng muốn gọi điện về cho ba mẹ, cho gia đình, vì dường như đó là nơi duy nhất bạn thấy mình thuộc về.

Giai đoạn điều chỉnh “Ok, mình làm được”, bạn tự nhủ như thế. Mọi việc trở nên có kiểm soát hơn và dần đi vào quỹ đạo. Bạn học được cách sống độc lập bằng việc nỗ lực giải quyết những vấn đề của bản thân, từ chuyện học tập, công việc cho tới sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Không còn những cảm xúc chán ghét như trước nữa, bạn đón nhận khác biệt văn hoá một cách tích cực hơn và thật sự nỗ lực để là một phần của sự khác biệt đó.

Giai đoạn tinh thông mọi thứ – Đất nước mới giờ đã thực sự trở thành một ngôi nhà thứ hai đối với bạn. Bạn cảm thấy thoải mái mọi lúc mọi nơi và chẳng có gì có thể làm khó bạn được nữa. Bạn tự do kết nối với mọi người xung quanh bằng chính con người thật của mình.

Giai đoạn trở về – một điều kỳ lạ mà hầu hết các du học sinh không ít thì nhiều đều sẽ trải nghiệm đó là việc sốc văn hoá ngược khi trở lại quê hương mình. Cũng dễ hiểu thôi, khi mà bạn đang quá quen với cuộc sống nước ngoài thì những nét văn hoá khác biệt ở Việt Nam hoàn toàn có thể khiến bạn phát dồ lên vì chưa thích ứng ngay được. Bạn thấy mình phải tập làm quen với mọi thứ lại từ đầu.

Sốc văn hoá thực sự là một thách thức đối với sinh viên đi học xa nhà. Nhiều trường hợp sốc văn hoá không chỉ xoay quanh những cảm xúc tiêu cực mà còn dễ dẫn đến tâm lý trầm cảm và gây ảnh hưởng rất lớn đến việc học hành của mỗi cá nhân. Bạn nào thường xuyên theo dõi The Glow Inside Out chắc sẽ biết những ngày đầu ở Úc là khoảng thời gian khá nặng nề đối với tớ. Thậm chí tớ còn không có đủ tâm trí lẫn cảm hứng để viết blog nữa. Lúc nào cũng cảm thấy mình lạc lõng, không được đón nhận và dù có cố gắng đến mấy thì cũng chỉ như một người thừa trong các cuộc trò chuyện với người bản xứ. Vậy làm cách nào để tớ, cũng như các bạn du học sinh khác có thể vượt qua vấn đề sốc văn hoá và tận hưởng trọn vẹn hành trình du học của mình?

1. Chủ động tìm hiểu

Trước khi lên đường, càng hiểu rõ về điểm đến của mình bao nhiêu thì các bạn sẽ càng cảm thấy tự tin bấy nhiêu đó. Hãy tận dụng những nguồn thông tin có sẵn trên mạng, tham dự hội thảo tổ chức bởi các trung tâm tư vấn du học, hỏi xin kinh nghiệm các anh chị, bạn bè đi trước và thông qua đó để chuẩn bị tâm lý đối mặt với những sự khác biệt.

2. Luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới

Đến với một nền văn hoá mới, sẽ có những thứ tuy bình thường với người khác nhưng lại hết sức kỳ cục đối với mình. Chẳng hạn, hồi ở Nhật tớ đi xe bus tài xế bao giờ cũng lịch sự đưa đón đúng điểm và luôn dừng xe đón khách ở mọi bến đỗ. Tuy nhiên ở Úc chỉ khi có người đứng bến ra hiệu bằng cách vẫy tay thì tài xế mới dừng lại, còn không họ sẽ phóng vèo đi luôn. Nhiều lúc bực mình thật sự vì chẳng may không để ý một vài phút thôi, đến khi ngẩng lên đã lỡ mất chuyến bus rồi.

Vì thế, lời khuyên của tớ là nên hạn chế những so sánh, đánh giá và định kiến chủ quan của bản thân. Thay vào đó, hãy thông qua góc nhìn của người dân bản xứ để thấu hiểu thế giới xung quanh nơi mình đang ở. Lúc đó mọi thứ không chỉ dễ dàng hơn, mà biết đâu bạn sẽ còn phát hiện ra nhiều cái hay ho, thú vị mà mình cảm thấy thích nữa.

3. Chia sẻ đi, đừng ngại

Một ngôi trường sẽ không thể thỉ có mình bạn là sinh viên nước ngoài. Có rất nhiều người giống bạn, thậm chí những người đã sang sinh sống, học tập trước bạn nhiều năm. Ngoài ra còn có đội ngũ hỗ trợ sinh viên quốc tế của chính trường đại học đó nữa. Hãy mạnh dạn chia sẻ với họ suy nghĩ, cảm nhận của bạn về môi trường và nền văn hoá mới, những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Chắc chắn họ sẽ có những lời khuyên hữu ích giúp giải quyết vấn đề của bạn một cách hiệu quả, khiến cho bạn cảm thấy bớt căng thẳng phần nào.

4. Tích cực xây dựng những mối quan hệ mới

Sự khác biệt văn hoá sẽ không còn đáng kể nữa đâu khi chúng ta có cho mình những người bạn đồng hành. Kết bạn là một phần khá quan trọng của cuộc sống đại học vì điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm du học của cá nhân mỗi người. Hãy tích cực tham gia các sự kiện, câu lạc bộ, các hoạt động tổ chức ở trường và trong cộng đồng để có cơ hội gặp gỡ, làm quen với sinh viên bản xứ – những người có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc hoà nhập với cuộc sống xung quanh

5. Tự hào với nền văn hoá của riêng mình

Đừng vì cố gắng thích nghi trong môi trường mới mà phải che giấu con người thật của mình là ai. Bản thân tớ trước đây cũng từng rất ngại chia sẻ những quan điểm và tính cách đặc trưng mà tớ có chỉ để bản thân không trở nên quá khác biệt với mọi người. Nhưng thực ra, chính những khác biệt mới là điều làm nên sự thú vị của một thế giới đa văn hoá, đa sắc tộc, nơi mà tất cả đều muốn khám phá nhiều hơn về lối sống, ẩm thức, ngôn ngữ của nhau. Du học là một trải nghiệm lớn trên con đường đi tới sự nghiệp và ước mơ của bản thân, vì vậy, cách tốt nhất để chúng ta thích nghi với nó không gì đơn giản hơn việc hãy cứ là chính mình.

Đối mặt với khác biệt văn hoá khi đi học nước ngoài tuy không hề dễ dàng, nhưng lại giúp mỗi người trưởng thành hơn và hiểu hơn về những giá trị văn hoá mà mình đang có. Giống như việc bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, để rồi được tôi luyện và trở nên tự tin khi đối mặt với bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn du học sinh biến cú sốc văn hoá thành một trải nghiệm có ích và quý báu nha.

Chúc các bạn luôn xinh và vui.

 

Nguồn bài viết: https://www.theglowinsideout.net/

Link gốc bài viết: https://www.theglowinsideout.net/blog/chuy%E1%BB%87n-du-h%E1%BB%8Dc—-s%E1%BB%91ng-s%C3%B3t-qua-c%C3%BA-s%E1%BB%91c-v%C4%83n-ho%C3%A1?fbclid=IwAR2hRi8Bw9x_ij-mo5qI_lSoIYOZfs6i8SgU9ZIFC7JYP-5HUJNiX0tGJe8

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987