Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chuyện du học

CHÀNG TRAI ĐA TÀI VÀ CÂU CHUYỆN ĐƯA DI ẢNH BA MÁ ĐI KHẮP NƯỚC NHẬT

Năm 2018, chị tình cờ đọc được 1 bài báo về 1 bạn du học sinh Nhật mang di ảnh của bố mẹ đi khắp nước Nhật. Hồi đó đọc bài xúc động lắm, vừa đọc vừa khóc nữa cơ. Dạo gần đây, chị thấy bạn ấy có đăng bài trên Yêu Bếp, thế là chị lại muốn đăng 1 bài về bạn. Không chỉ nẫu ăn giỏi, vẽ đẹp, decor đỉnh mà bạn ấy còn là 1 người siêu nghị lực. Thành tích học tập của bạn không quá cao siêu như những bạn khác, nhưng chị hi vọng câu chuyện của bạn và những kinh nghiệm trong 6 năm ở Nhật sẽ giúp đỡ các em hiểu rõ hơn về nhiều khía cạnh trong cuộc sống nói chung và du học sinh nói riêng.

Nhân được sinh ra tại tỉnh Bình Định. Năm Nhân 11 tuổi, ba má lần lượt qua đời vì tai nạn. Tại thời điểm đó, 3 chị gái của Nhân đã có gia đình riêng nên Nhân được cậu mợ nhận về nuôi từ lớp 6 đến lớp 12. Sau đó anh được thầy Nguyễn Thế Vinh nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương ở tỉnh Bình Dương.


Khi Nhân đang theo học Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, thầy Vinh nhắn hỏi liệu anh có muốn đi du học Nhật Bản không? Không quá đắn đo, Nhân quyết định bảo lưu việc học tập ở Đại học và bắt đầu học tiếng Nhật. Anh xuất sắc thi đỗ học bổng toàn phần Asahi, và từ đó, bắt đầu một hành trình mới.

“Lúc ba má mất, mình còn bé nên không cảm nhận được nỗi đau, nhưng lớn dần lên nỗi đau ấy càng rõ. Nhiều khi thấy gia đình khác hạnh phúc mình lại không kiềm được lòng. Thế nên dù đi đâu mình cũng mang theo ảnh của ba má bên cạnh, để luôn tự nhắc nhở bản thân ba má vẫn ở đây” – Nhân tâm sự.

Theo học ngành du lịch nên Nhân có cơ hội được đi nhiều nơi ở Nhật Bản, cũng kể từ đó cậu nảy ra ý tưởng thực hiện 1 album mang tên “Ba má ơi, mình đi đâu tiếp?”, theo đó Nhân sẽ chụp hình kỉ niệm với di ảnh của ba má mỗi khi đặt chân đến 1 vùng đất mới.

Thời gian đầu sang Nhật khá vất vả vì Nhân phải làm quen với môi trường sống hoàn toàn khác so với Việt Nam. Nhưng bản thân anh tự nhủ phải luôn cố gắng, vừa học vừa làm thêm những công việc như bồi bàn, phát báo, bán mì,… để có tiền trang trải cuộc sống.

Có những ngày đi phát báo dậy từ 1h sáng, dù nắng hay mưa gió bão bùng, tuyết rơi trắng xoá, anh vẫn phải chạy xe máy. “Tủi thân đến mức vừa chạy xe vừa khóc, mà không biết nước mắt hay nước mưa, chỉ biết là môi mặn chát”, Nhân nói

Sau 6 năm, Lê Đức Nhân hiện là Phó quản lí bộ phận nhà hàng tại một khách sạn ở tỉnh Gunma, Nhật Bản. Thời gian gần đây, anh nổi tiếng trên mạng xã hội sau những bài chia sẻ về cách trang trí phòng trọ và những món ăn nhìn qua không khác gì thực đơn “đẳng cấp 5 sao”.

Nhân cho biết, anh luôn muốn chia sẻ những điều tích cực đến mọi người. Anh sống một mình, cũng hay tự tạo niềm vui cho bản thân thông qua việc nấu nướng hay decor nhà cửa. Tất cả những kĩ năng về decor, nấu ăn hay chụp ảnh đều do anh tự tìm tòi, không học qua trường lớp nào. “Tất cả đều xuất phát từ đam mê”, Nhân tấm tắc.

Về tài nấu nướng, Nhân tự học cách trang trí món ăn trên đĩa (Plating) giống phong cách ở các nhà hàng 5 sao. Anh là thành viên tích cực của hội nhóm ẩm thực trên mạng xã hội, mỗi bài chia sẻ đều nhận về sự thán phục từ hàng ngàn người xem.

Anh giải thích, Plating có thể được hiểu là nghệ thuật sắp xếp, bài trí món ăn trên đĩa. Để có thể tạo ra một món ăn theo phong cách Plating, thì việc kết hợp các nguyên liệu một cách hài hoà là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc sắp xếp bố cục và phối màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng để tạo ra một món ăn hấp dẫn phần nhìn. Phong cách này rất phù hợp với những ai có khiếu thẩm mĩ và óc sáng tạo. Món đầu tiên Nhân làm theo phong cách này là mì Ý Spaghetti với tôm.

Những ngày đầu làm quen với Plating, anh tham khảo từ những đầu bếp chuyên nghiệp, rồi sẽ biến thành cái của mình. Vì họ nấu đồ Âu còn anh chọn món Việt, nên phần nguyên liệu gần như là khác nhau. Sau một thời gian, anh có thể tự lên ý tưởng cho riêng mình.

Để nấu một món ăn theo phong cách Plating, đầu tiên Nhân cần định hình được bố cục, sau đó anh sẽ đi chợ chọn nguyên liệu phù hợp. Anh chế biến món ăn đơn giản và nhanh. Khâu trình bày chiếm nhiều thời gian nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ và sáng tạo, sao cho bố cục món ăn và màu sắc thật hài hoà.

Trong tương lai, Nhân sẽ tìm hiểu thêm về những phong cách nấu ăn khác trong khả năng của bản thân.

Covid-19 ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hiện tại của Lê Đức Nhân. Công việc gián đoạn, nên phần lớn thời gian anh ở nhà. Tình hình dịch bệnh ở Nhật hiện vẫn đang rất căng thẳng. Tỉnh Gunma nơi anh sống đã ghi nhận ca nhiễm, nhưng vẫn trong tình trạng được kiểm soát.

Tết với những người con xa xứ là những nỗi chạnh lòng khó nói. Chỉ biết gọi điện về, miệng thì nói “con vẫn ổn” nhưng nước mắt lại tuôn rơi thành từng dòng mà không biết tại sao. Nhân cũng thế, bao nhiêu năm xa quê, biết bao cái Tết xa nhà. Dù có mạnh mẽ đến đâu thì Tết đến cũng cảm thấy trống trải vô cùng.

Năm 2019, Nhân may mắn được đón Tết bên gia đình bố nuôi. “Kể từ hôm nay, hãy gọi ta là bố, đây là mẹ và kia là em trai của con”. Đó là câu bố Saito dành cho Nhân – cậu con trai nuôi người Việt Nam của mình. Và đó cũng là lần đầu tiên anh cảm nhận được có một gia đình nơi đất khách là như thế nào.

Cuộc sống xa xứ vốn cô đơn và lạc lõng, bỗng trở nên ấm áp vô cùng. Được đón sinh nhật bên bố mẹ và cậu em trai nuôi, cùng nhau đi dã ngoại, đặc biệt cả nhà cùng đón giao thừa và đi chơi Tết.

Tết năm ấy, bố nhắn tin: “Con đã xin nghỉ làm mấy ngày Tết chưa để sang nhà bố đón giao thừa rồi còn đi chơi nữa”. Nhân sang nhà bố mẹ nuôi, cả nhà cùng nhau ngồi sưởi ấm trong chiếc bàn Kotasu (loại bàn sưởi ấm vào mùa đông ở Nhật), ăn uống và xem tivi đợi đến giao thừa. Tết ở Nhật không náo nhiệt như Việt Nam mình, một phần cũng vì tiết trời lạnh của mùa đông.

2h sáng, bố đánh xe chở cả nhà đi ngắm mặt trời mọc ở biển vào ngày đầu năm mới, với hi vọng sẽ đem lại may mắn cho cả một năm. Trong lúc Nhân chạy lon ton chụp ảnh, bố nuôi Saito chụp di ảnh ba má của Nhân cũng đang hướng về phía mặt trời. Ông nói, “Ba má con cũng đang ngắm mặt trời mọc cùng chúng ta đó”.

Mọi người đi tắm suối nước nóng, ăn uống rồi đi chùa cầu may. Bố mẹ mua tặng Nhân một chiếc bùa cầu bình an, vì họ biết anh hay đi đây đi đó. Chiếc bùa sẽ bảo vệ anh mỗi khi đi xa.

Từ 1 cậu bé mất đi ba mẹ, Nhân đã trở thành 1 quản lí tại Nhật Bản, học thêm nhiều điều mới mẻ, được theo đuổi đam mê, có thêm người vợ yêu dấu và thêm cả những người luôn yêu thương và giúp đỡ anh. Chỉ cần chúng ta nỗ lực, chúng ta sẽ gặt hái được những thành quả ngọt ngào.

=====================================

 

Các kênh thông tin bổ ích của HannahEd:

– Website: https://hannahed.co/

– Scholarship Hunters.

– Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện – HannahEd.

– English Club HEC.

– Job Hunters & Career Builders – HannahEd.

– Học bổng Chevening UK và IDEAS Ireland.

Instagram/Tiktok: @hannahed.co https://www.instagram.com/hannahed.co/

Youtube HannahEd có nhiều video phân tích học bổng từ ngắn hạn tới cấp 3, Đại học, Thạc sỹ, Phd, Việc làm (Facebook office tour..vv): https://www.youtube.com/channel/UCLLoijCMPyDi3U8tw9-K_EQ…

Các bạn cũng có thể gửi CV, câu hỏi về email hannahed.co@gmail.com, fan page https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/ và https://www.facebook.com/hoathanhdinh để được tư vấn miễn phí nhé.

Các lớp tìm và apply học bổng HannahEd, Mentor 1-1, Sửa hồ sơ, Tập phỏng vấn, Career Coach các bạn điền link: http://tiny.cc/HannahEdClassInfo

 

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987