Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chứng chỉ

Hành trình GRE

A. 1 năm trước khi thi:

Khác với TOEFL hay IELTS, cho dù bạn đã có vốn tiếng Anh tốt thì vẫn cần một thời gian khá dài hơi cho việc ôn thi GRE. Từ vựng trong GRE rất khó và là vấn đề mấu chốt quyết định bạn có đạt điểm cao phần thi Verbal hay không, mặc dù trong phần Verbal vẫn có những đoạn reading. Chuyện bạn được 100 điểm TOEFL nhưng kết quả GRE “bi thảm” là chuyện bình thường. Về Quantitative hay gọi tắt là Math, mỗi bài toán nếu đứng một mình thì không hề khó, nhưng nếu làm 30 chục câu liên tiếp và thời gian cho mỗi câu chưa đầy 1 phút thì đó lại là vấn đề khác (trừ các bạn khối tự nhiên thì có thể thấy phần này dễ như ăn kẹo).
Vì khối lượng từ vựng của GRE rất nhiều và khó (vì GRE dành cho dân bản địa thi mà T_T) nên bạn cần có một kế hoạch học tập dài hơi và khoa học tùy theo năng lực bản thân. Trung bình theo kinh nghiệm của những người đã luyện thi bạn mất khoảng 1 năm ôn luyện để đảm bảo đạt kết quả cao (với điều kiện vốn tiếng Anh sẵn có của bạn phải ở mức Intermediate trở lên). Khi lên kế hoạch ôn thi, bạn nên chú ý những điểm sau:
1. Xác định những trường bạn muốn apply và ước lượng hoặc tìm hiểu thông tin về yêu cầu điểm GRE tối thiểu & bình quân của từng trường. Tất nhiên điểm càng cao càng tốt nhưng bạn nên tìm hiểu để xác định cho mình mức điểm tối thiểu phải đạt được. Nếu bạn muốn apply vào trường top 50 thì chắc chắc chặn dưới điểm GRE sẽ khác với trường top 200, 300.
2. Tìm hiểu các giáo trình cần thiết. Theo nhận xét của người viết thì giáo trình GRE của Barron, Big Book, Princeton và phần mềm GRE Bible là những “bí kíp thần công” khá hữu hiệu và thực tế cũng được khá nhiều người học GRE tin dùng.
3. Lập kế hoạch học tập phù hợp. Chẳng hạn bạn dành 4 tháng đầu để học từ vựng, luyện reading, 2 tháng tiếp theo ôn Math, 3 tháng tiếp theo để review tổng hợp + luyện writing, và 3 tháng cuối để giải đề. Tùy quỹ thời gian của mỗi cá nhân mà việc phân chia này có thể khác đi. Tuy nhiên, thời gian dành ôn Verbal nói chung luôn nhiều hơn thời gian dành cho Math (thường chiếm 60-70% tổng thời gian).
4. Tìm hiểu nơi luyện thi hoặc lập nhóm học tập. Các bạn ở TP. HCM và Hà Nội có lợi thế hơn những địa phương khác ở chỗ 2 thành phố này có khá nhiều nơi dạy luyện thi GRE. Bạn có thể hỏi những người đi trước hoặc thầy cô để tìm nơi học phù hợp. Ngoài ra việc học nhóm cũng được nhiều bạn áp dụng nhưng mình không nghĩ là phương pháp này có nhiều tác dụng lắm. Tuy nhiên, cũng không ít bạn tự ôn luyện GRE và điều này là hoàn toàn có thể và không phải là một vấn đề gì quá chông gai. Cốt lõi vấn đề vẫn nằm ở chỗ: Phương pháp và Kế hoạch học tập.
5. Tìm hiểu kinh nghiệm ôn thi của bạn bè, người quen vì đó là những chỉ dẫn thực tế nhất giúp bạn rút ra phương pháp học tập hiệu quả hơn. Điều này không phải ai khuyên gì bạn cũng áp dụng nhưng bạn nên thu thập nhiều kinh nghiệm để chọn lọc bí quyết học tốt nhất, ghi nhớ những lỗi cần tránh hay những vấn đề có thể gây trở ngại cho bạn trong quá trình học, làm bài thi để có biện pháp khắc phục.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu, bạn nên dành thời gian học từ vựng và ôn Toán. Như đã nói, thời gian ôn từ vựng thường chiếm nhiều hơn nên bạn có thể dành ra khoảng 4 tháng để học từ và 2 tháng cho Math.
Làm sao để học vocabulary hiệu quả?
– Ước lượng số lượng từ cần học. Thông thường khoảng 3000 từ.
– Đọc nhiều các bài báo, sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh để tăng vốn từ học thuật. Việc đọc này sẽ giúp bạn nhớ từ lâu hơn là chỉ “học chay” từng từ một.
– Chia những từ cần học theo nhóm. Chẳng hạn, theo Positive/Negative Meaning, theo Human/Objects, theo Feeling/Action, v.v..
– Học gốc Latin, prefix, suffix của từ. Việc này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đoán nghĩa từ khó.
– Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học từ (chẳng hạn GRE Bible) , flashcard (thẻ ghi từ vựng), v.v..
Làm sao ôn Math hiệu quả:
– Review các vấn đề cơ bản của Math theo tài liệu ôn của ETS (cái này thực chất cũng chỉ cỡi máy bay xem hoa nhưng không phải vì thế mà nó không cần thiết).
– Review Math theo giáo trình GRE của Barron và GRE Bible. Theo kinh nghiệm của mình, phần Math Review của 2 chương trình này rất chi tiết và hiệu quả. Bạn không những cần nắm các quy luật Toán mà còn phải xem các mẹo và chién thuật làm bài. Mình cam đoan là nếu nắm vững và làm hết các bài tập trong 2 chương trình này, khả năng bạn được >750 điểm cho phần Quantitative là 90%.
Trong thời gian này bạn có thể chưa cần để tâm nhiều đến Writing nhưng bạn cũng nên tìm hiểu kỹ những yêu cầu ETS đề ra cho phần này. Phần Writing bạn sẽ có 2 bài luận, bài 1 là trình bày quan điểm cá nhân và bài 2 là phân tích tính logic của một đoạn văn cho trước. ETS có đưa ra những bài làm mẫu và tiêu chí chấm điểm cho mỗi loại topic, bạn có thể căn cứ vào đó để hình dung các yêu cầu về hình thức và nội dung bài essay của mình.

B. 6 tháng trước khi thi:
Từ thời điểm này bạn nên dành ra 3 tháng để ôn luyện tổng hợp lại tất cả các kiến thức vừa thu nạp ở 6 tháng đầu. Làm cùng lúc các bài tập Verbal lẫn Math, bạn không cần phải làm bài theo đúng thời gian thi mà quan trọng là làm đúng càng nhiều càng tốt, đừng bận tâm đến vấn đề thời giờ.
Đây cũng là lúc bạn bắt đầu luyện Writing. Như đã nói, GRE có 2 đề writing, 1 cho bạn nêu ý kiến cá nhân và 2 là 1 đề phân tích tính logic của đoạn văn cho trước. Để thứ nhất giống với đề thi Independent Task của kỳ thi TOEFL và IELTS, nhưng yêu cầu về từ vựng, đặt câu và lập luận sẽ cao hơn. Đề thứ hai thì khá mới mẻ đối với nhiều bạn nhưng thực chất cũng không quá khó. Khi luyện viết bạn cần chú ý:
– Nếu khả năng viết của bạn chưa thuần thục thỉ tốt nhất bạn nên đi học hoặc nhờ giáo viên hay người quen giỏi Anh ngữ chấm điểm, sửa bài. Viết là phần rất khó tự học vì bạn sẽ không thể tự chấm bài mình như phần trắc nghiệm.
– Nếu bạn vốn là người viết tốt và tự tin mình có thể tự ôn writing thì nên nghiên cứu kỹ các yêu cầu của từng dạng đề bài, đừng nhầm lẫn giữa nêu ý kiến cá nhân và phân tích (một lỗi rất dễ mắc phải), luyện tập thật nhiều bằng cách viết dựa theo các bài mẫu. Bạn không cần cố gắng tự sáng tạo về structure (kết cấu bài viết) làm gì, rất dễ sai. Chỉ việc có thể học được cách bố cục ý tưởng như bài mẫu đã là một thành công lớn rồi. Cái bạn cần practice là đưa ra ý tưởng, lập luận và sắp xếp chúng theo một logic chặt chẽ như các bài mẫu.

C. 3 tháng trước khi thi:
Đây là lúc bạn tập trung vào việc giải đề. Dành thời gian làm trọn vẹn các đề mẫu theo đúng thời gian và format như bài thi thực. Việc giải đề rất quan trọng trước khi đi thi (lý do vì sao thì mình nghĩ bạn nào từng thi cử đều rõ). Làm càng nhiều đề càng tốt, thực tế là xác suất khi đi thi bạn có thể gặp lại một vài câu hỏi mình đã từng làm trong khi giải đề không phải nhỏ.
Một điểm cần lưu ý với các bạn thi GRE PBT (Paper-Based Test) là nên tập viết essay bằng bút chì trong quá trình luyện thi để tăng tốc độ viết. Đây là điểm bất lợi so với kiểu thi GRE CAT (Computer Adaptive Test), vì cả hai đều có cùng thời gian cho mỗi phần thi, nhưng với PBT bạn phải viết tay trong khi với CAT bạn được type trên máy tính (tốc độ nhanh hơn rất nhiều).

Source: http://minhtrananh.blogspot.com/2011/04/kinh-nghiem-on-thi-gre.html

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987