Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

[#HannahEdapplytips] 06 TIPS NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT KHI APPLY HỌC BỔNG

Nghĩ đi nghĩ lại, chị thấy suốt quá trình đi học và đi làm, kĩ năng viết đóng vai trò gần như thiết yếu, chỉ sau phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu. Viết email liên lạc với đồng nghiệp. Viết văn bản hành chánh. Viết đề cương nghiên cứu. Viết báo cáo định kì. Và, quan trọng nhất là viết bài báo khoa học. Tất cả đều đòi hỏi kĩ năng viết bằng tiếng Anh. Đôi lúc chúng mình đọc qua bài viết của bạn bè hay của chính bản thân cũng thấy rất khó hiểu và dài dòng, nhưng đọc bài viết của các thầy cô giáo, anh chị – đặc biệt là của những người đã từng đi du học về thì thường đơn giản và dễ hiểu? Vì sao kĩ năng viết là một trong những yếu kém nhất của ‘phe ta’ và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này. Chúng mình cùng chị đọc một bài chia sẻ rất hay của một bác giáo sư tại Úc và 06 tips để nâng cao kỹ năng này nhé.

“Tôi nghiệm ra rằng viết là một kĩ năng rất quan trọng (nhấn mạnh: “rất”) trong quá trình học hành ở mọi cấp, chứ không riêng gì cấp cao học hay tiến sĩ. Nó còn rất quan trọng cho các quan chức nữa, vì họ cũng cần chuyển tải thông tin đến cộng đồng. Đọc qua những cái note của họ trong các đám tang, những bài viết của họ, những lá thư của họ, v.v. chúng ta thấy rất khó hiểu. Viết tiếng Việt mà còn khó hiểu, thì chúng ta đoán tiếng Anh sẽ khó hiểu hơn.

Lí do là kĩ năng viết là một trong những yếu kém nhất của ‘phe ta’. Đa số các bạn theo học tiến sĩ không nghĩ đến và cũng ít quan tâm đến kĩ năng viết, và đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ngay cả những người đã qua giai đoạn postdoc và thậm chí lên đến cấp giáo sư, nhưng kĩ năng viết nhiều khi cũng không đạt, và đó là một thiệt thòi rất lớn.

Nhiều khi chúng ta làm rất đạt, nhưng viết ra những gì chúng ta làm không tốt thì người ta xem như chúng ta làm chưa đạt. Do đó, tôi thường hay trích câu nói của Francis Darwin mà tôi thấy rất chí lí rằng “In science the credit goes to the man who convinces the world, not the man to whom the idea first occurs” (trong khoa học, công trạng thuộc về người thuyết phục thế giới, chứ không thuộc về người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng). Viết do đó là một hình thức để chuyển tải những gì chúng ta làm đến mọi người.

 

1. “Writing is thinking on paper”

 

Đó là câu nói của William Zinsser, một nhà văn và nhà phê bình người Mĩ rất nổi tiếng, từng dạy về viết văn ở Yale. Ông còn là tác giả cuốn sách “On Writing Well” (đã được tái bản 7 lần) là cuốn sách gối đầu giường của tôi. Có thể hiểu câu nói của Zinsser rằng viết văn là một cách suy nghĩ trên trang giấy. Xin nhấn mạnh: viết văn là một cách suy nghĩ.

Thay vì suy nghĩ trong đầu, chúng ta viết xuống trên giấy (hay màn ảnh máy tính). Điều này có nghĩa là nếu một người suy nghĩ logic, thì văn chương của người đó sẽ thể hiện qua tính khúc chiết và “đầu đuôi”. Nếu một người suy nghĩ mù mờ, suy nghĩ lan man, linh tinh, thì câu văn của người đó sẽ thiếu tính logic và khó theo dõi (ví dụ như câu này [1]). Nói cách khác, chỉ qua văn chương và cách viết, chúng ta có thể biết tác giả suy nghĩ ra sao và suy nghĩ như thế nào.

Thử đọc đoạn văn sau đây để thấy tác giả suy nghĩ gì (hay chẳng có suy nghĩ gì cụ thể): “Trong thời gian vừa qua, cùng với việc tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai xây dựng chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất, bằng sự chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm đối với thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta đã triển khai một số công việc liên quan đến việc chấn chỉnh và đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng cường kỷ cương kỷ luật đi liền với tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đào tạo, đổi mới việc dạy và học, kiểm tra đánh giá và thi cử… nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, và đã đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ.” Đọc xong đoạn văn dài đó, chúng ta không biết tác giả (hình như là bộ trưởng) muốn nói gì hay muốn chuyển tải ý gì đến chúng ta — người đọc.

Lại có những cách viết lơ lửng, làm như là ‘cao siêu’ lắm, hay cách viết ‘ai muốn hiểu sao thì hiểu’. Thật ra, đó là những cách viết … thất bại, vì người viết chưa suy nghĩ đến nơi đến chốn.

Hay một đọan văn mô tả một bệnh (trích từ Omics): “Low bone mineral density (BMD) leading to osteoporosis is common in patients with COPD, and previous studies have reported rates of osteoporosis of 9-69% in this population [XX]. The etiology of low BMD in these patients is likely multifactorial and includes smoking, vitamin D deficiency, hypercapnia, hypoxia, poor nutrition, low body mass index (BMI), inflammatory cytokines, and decreased lean mass [XX]. In addition to low BMD, patients with COPD also present altered bone quality and microstructure, leading to a high prevalence of fractures. Indeed, 30-63% of the patients with COPD present vertebral fractures [XX]. In this population, thoracic vertebral fractures are particularly concerning since each vertebral fracture is estimated to lead to a 9% decline in the patient’s forced vital capacity [XX].”

Đoạn văn trên có rất nhiều ý, nhưng chẳng có ý nào nối kết với ý nào cả. Vào đầu đoạn văn, tác giả cho chúng ta biết rằng loãng xương là khá phổ biến ở bệnh nhân nghẹt phổi mãn tính, và cho biết con số tỉ lệ hiện hành. Nhưng câu thứ hai là viết về yếu tố nguy cơ. Đến hai câu sau thì lại viết về gãy xương cột sống. Đó là hai ý hoàn toàn khác nhau. Chẳng có ý nào ăn khớp với ý nào cả. Đọc xong đoạn văn, chúng ta không biết cái “point” hay cái ý chính của tác giả là gì! Đọc qua đoạn văn trên cũng có thể cho chúng ta biết tác giả có suy nghĩ, nhưng suy nghĩ chưa logic và rõ ràng.

 

2. Viết văn = nấu canh chua!

 

Nấu canh chua là một khoa học và cũng là một nghệ thuật. Để nấu một nồi canh chua người thợ nấu phải có một kế hoạch hoàn chỉnh, với những công đoạn theo trình tự có sẵn, gần như lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khởi đầu là phải xác định nồi canh cho mấy người ăn, họ là ai, hay nói theo ngôn ngữ đời nay là nghĩ đến “đối tượng”. Sau đối tượng là nguyên liệu. Người thợ nấu phải chọn nguyên liệu có phẩm chất tốt, từ con cá, cà chua, bạc hà, giá, khóm, đến rau thơm. Người nấu còn phải nghĩ đến loại nguyên liệu gây chua (me hay gì đó), nước soup loại gì để “đi chung” với những nguyên liệu đó. Sau cùng là khi dọn ra, tô canh chua phải có thêm chút mỡ tỏi chiên để cho có cái vị. Nhất định phải có vài miếng ớt màu đỏ. Trong quá trình chế biến, người thợ phải liên tục nêm nếm, thêm cái này, bớt cái kia, cho đến khi nồi canh hoàn hảo. Kết quả là một tô canh chua, đủ màu sắc (xanh, đỏ, trắng, vàng), hoà quyện giữa âm và dương, cộng thêm nước mắm trong nữa, thì thực khách có một món ăn không chỉ độc đáo mà còn lành mạnh.

Viết văn khoa học cũng giống như nấu canh. Trước hết, người viết cần phải xác định mình viết cho ai đọc, người trong ngành hay người ngoài ngành, viết cho tập san trong “bộ lạc” hay tập san “biển lớn”. Xác định đối tượng giúp người viết chọn cách hành văn và chọn thuật ngữ sao cho phù hợp. Chẳng hạn như viết cho người trong ngành, cùng “bộ lạc” (ví dụ như viết cho người trong ngành tim mạch), thì có lẽ người viết không cần phải giải thích những khái niệm cơ bản, không cần phải nói tầm quan trọng của bệnh lí ra sao, vì nói như thế rất dễ bị hiểu lầm là lên lớp. Nhưng nếu viết cho người ngoài ngành, thì có thể cần cung cấp một định nghĩa ngắn về bệnh lí, và nói tầm quan trọng của bệnh ra sao. Do đó, xác định độc giả cũng giống như xác định thực khách của nồi canh chua.

 

3.Lên kịch bản

 

Sau khi xác định đối tượng là dàn bài. Đây là bước quan trọng, vì bước này quyết định cái khung của bài báo. Dàn bài ở đây hiểu theo nghĩa là lên kịch bản cho bài báo hay một phần của bài báo. Điều rất quan trọng là dàn bài phải nhắm đến mục tiêu của nghiên cứu. Chẳng hạn như mục tiêu nghiên cứu là xây dựng hồ sơ gen (genetic profiling) để tiên lượng loãng xương, tác giả phải nghĩ cách lên kịch bản trong phần dẫn nhập sao cho cuối cùng độc giả thấy mục tiêu xây dựng hồ sơ gen là cần thiết. Để chỉ ra mục tiêu là cần thiết, tác giả phải nói cho độc giả biết tầm quan trọng của vấn đề, những nghiên cứu trong quá khứ về vấn đề ra sao, khoảng trống tri thức là gì, và sau cùng là mục tiêu. Có lẽ tác giả nghĩ đến một kịch bản như sau:

1. Loãng xương là bệnh quan trọng vì nhiều người mắc;

2. Nhưng vì bệnh lí diễn ra một cách âm thầm, nên cần phải nhận dạng người có nguy cơ cao (trước khi quá muộn);

3. Mà nguy cơ của bệnh thì chịu nhiều tác động, từ yếu tố lâm sàng đến di truyền;

4. Đã có nhiều nghiên cứu về di truyền và đã phát hiện nhiều gen, nhưng ảnh hưởng của mỗi gen còn thấp. Có cách nào hay hơn để sử dụng thông tin gen cho tiên lượng bệnh? (Ở đây tác giả phải đang nghĩ đến khoảng trống tri thức).

5. Ah, có vài cách sử dụng gen, và một trong những cách đó là xây dựng hồ sơ gen, tổng hợp thông tin từ nhiều gen và tạo ra “chữ kí gen” cho mỗi cá nhân. Giả thuyết là chữ kí này sẽ giúp tiên lượng bệnh tốt hơn. Sau đó là phát biểu mục tiêu của nghiên cứu.

Chú ý là các ý tưởng trên được dàn xếp theo logic đường thẳng, từ A –> B, B –>, v.v. Như vậy, sau khi lên kịch bản như thế (có lẽ trên bàn cà phê!) phần dẫn nhập có lẽ sẽ có 5 đoạn văn, vì mỗi đoạn văn chỉ nói lên 1 ý tưởng.

 

4.Tìm chất liệu và viết

 

Bước kế tiếp là tìm chất liệu (tức là data — dữ liệu) cho mỗi ý hay mỗi đoạn văn. Chẳng hạn như trong đoạn văn đầu về tầm quan trọng của bệnh, tác giả cần phải nghĩ mình viết gì để nói lên cái ý đó. Người có kinh nghiệm có thể sẽ viết về qui mô của bệnh trong cộng đồng; về ảnh hưởng của bệnh đến tử vong hay các biến chứng; về chi phí điều trị và do đó gánh nặng kinh tế cho cá nhân; về chất lượng cuộc sống. Sau khi đã biết mình viết gì, tác giả phải tìm trong y văn các dữ liệu cần thiết để nói lên các điểm vừa kể. Giả dụ như sau khi đã có dữ liệu, tác giả phải nghĩ đến cách viết. Cách viết một đoạn văn như chúng ta đã bàn là gồm 3 phần: câu văn chủ đề, các câu văn yểm trợ, và câu văn nhấn mạnh. Câu văn chủ đề có lẽ là:

“Osteoporosis is recognized as a public health burden, because the prevalence of the disease is high in the general population, and it is associated with an increased risk of death.”

Câu văn này mở màn cho các câu văn sau. Vì câu mở đầu nói đến prevalence và tử vong, nên các câu sau phải “yểm trợ” cho hai khía cạnh đó. Có lẽ các câu tiếp theo là:

“Among Caucasian individuals aged 50 years and older, approximately one third of women and one tenth of men have osteoporosis (X). Emerging evidence suggests that the prevalence of osteoporosis appears to increase with time (X), particularly in Asian populations (X). More importantly, osteoporosis is associated with reduced life expectancy (X), and the reduction is more pronounced in men than in women (X). For instance, a large scale study in the United States found that the risk of mortality among men with osteoporosis was increased by 3-fold compared with the background population of the same age; however, the increased risk in women was 1.8-fold.”

Chú ý những (X) là tài liệu tham khảo. Nếu có thêm dữ liệu thì viết nữa để cung cấp cho độc giả những thông tin liên quan. Nếu không thì có thể kết thúc đoạn văn với câu kết. Thật ra, đây là câu khó viết, vì viết không khéo sẽ lặp lại ý chính của câu văn chủ đề. Suy nghĩ xem phải nhấn mạnh điều gì … Có lẽ nên nhấn mạnh đến tương lai khi tình trạng lão hoá gia tăng thì qui mô và tác động của bệnh cũng tăng. Quyết định như thế, tác giả có thể viết:

“Given that the population aging has taken place in many parts of the world, it is expected that the burden and impact of osteoporosis is likely to increase in the future.”

Tổng kết lại, tác giả có một đoạn văn mở đầu: “Osteoporosis is recognized as a public health burden, because the prevalence of the disease is high in the general population, and it is associated with an increased risk of death. Among Caucasian individuals aged 50 years and older, approximately one third of women and one tenth of men have osteoporosis (X). Emerging evidence suggests that the prevalence of osteoporosis appears to increase with time (X), particularly in Asian populations (X). More importantly, osteoporosis is associated with reduced life expectancy (X), and the reduction is more pronounced in men than in women (X). For instance, a large scale study in the United States found that the risk of mortality among men with osteoporosis was increased by 3-fold compared with the background population of the same age; however, the increased risk in women was 1.8-fold. Given that the population aging has taken place in many parts of the world, it is expected that the burden and impact of osteoporosis is likely to increase in the future.”

 

5.”Nêm nếm” (chỉnh sửa)

 

Cứ mỗi lần viết xong một đoạn văn, tác giả cần phải đọc lại và đọc lại và đọc lại. Qui trình này cũng giống như người thợ nấu sau khi đã cho nguyên liệu vào nồi canh, họ phải liên tục nêm nếm, thêm đường, bớt muối, thêm nước, v.v. cho đến khi nồi canh đậm đà. Viết văn khoa học cũng y như thế, sau khi viết xong một đoạn văn, tác giả cần phải đọc lại nhiều lần và chỉnh sửa. Có 5 câu hỏi tác giả cần phải tự đặt ra là:

• các câu văn đã nói lên cái ý chưa?
• có câu hay chữ nào thừa?
• có chữ nào khó hiểu không?
• có câu nào cấu trúc sai văn phạm không?
• cái tone của các câu văn có ổn chưa?

Chẳng hạn như câu “Osteoporosis is recognized as a public health burden, because the prevalence of the disease is high in the general population, and it is associated with an increased risk of death” có dài quá chăng? Có nên tách nó thành hai câu riêng? Chữ “recognized” có ổn chưa? Ai recognized? Có lẽ nên dùng chữ khác, active hơn. Chúng ta thử làm tác giả tách ra hai câu riêng:

“Osteoporosis is increasingly becoming an important public health problem. The importance of the disease is characterized by its high prevalence and serious clinical consequences, including mortality.”

Có lẽ hai câu này rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn. Chữ “clinical consequence” mở cửa cho tác giả viết thêm về tác động lâm sàng của bệnh trong các câu văn sau. Vậy thì đoạn văn cần phải viết lại như sau:

“Osteoporosis is increasingly becoming an important public health problem. The importance of the disease is characterized by its high prevalence and serious clinical consequences, including mortality. Among Caucasian individuals aged 50 years and older, approximately one third of women and one tenth of men have osteoporosis (X). Emerging evidence suggests that the prevalence of osteoporosis appears to increase with time (X), particularly in Asian populations (X). Moreover, osteoporotic patients are associated with comorbidities such as osteoarthritis, sarcopenia, and diabetes. Patients with osteoporosis have a higher risk of sustaining a fracture. More importantly, osteoporosis is associated with reduced life expectancy (X), and the reduction is more pronounced in men than in women (X). For instance, a large scale study in the United States found that the risk of mortality among men with osteoporosis was increased by 3-fold compared with the background population of the same age; however, the increased risk in women was 1.8-fold. Given that the population aging has taken place in many parts of the world, it is expected that the burden and impact of osteoporosis is likely to increase in the future.”

Có thể đọc lại lần nữa để tìm xem 5 yếu tố trên đã ổn chưa. Chẳng hạn như chữ “For instance” có lẽ thừa, và nên bỏ. Thậm chí những chữ “a large scale study in the United States found that” cũng không cần thiết. Hay như câu “Given that the population aging has taken place in many parts of the world” có thể viết lại cho gọn hơn như “Because the population aging has taken place worldwide” (gọn hơn, vì bỏ được 6 chữ “in many parts of the world”). Câu “the burden and impact of osteoporosis is” sai văn phạm. OK, vậy đoạn văn bây giờ là:

“Osteoporosis is increasingly becoming an important public health problem. The importance of the disease is characterized by its high prevalence and serious clinical consequences, including mortality. Among Caucasian individuals aged 50 years and older, approximately one third of women and one tenth of men have osteoporosis (X). Emerging evidence suggests that the prevalence of osteoporosis appears to increase with time (X), particularly in Asian populations (X). Moreover, osteoporotic patients are associated with comorbidities such as osteoarthritis, sarcopenia, and diabetes. Patients with osteoporosis have a higher risk of sustaining a fracture. More importantly, osteoporosis is associated with reduced life expectancy (X), and the reduction is more pronounced in men than in women (X). The risk of mortality among men with osteoporosis was increased by 3-fold compared with the background population of the same age; however, the increased risk in women was 1.8-fold (X). Because the population aging has taken place worldwide, it is expected that the burden and impact of osteoporosis are likely to increase in the future.”

Nhưng câu cuối có cái tone không mấy đẹp. Có thể viết lại như sau: “Because the population aging has taken place worldwide, it is expected that osteoporisis is likely to impose a greater burden and impact on the society.”
Có lẽ đoạn văn như thế là tạm ổn. Cứ để đó, tác giả nên viết tiếp đoạn thứ hai, và cái chu kì “nêm nếm” lại bắt đầu cho đến khi đoạn văn hoàn tất. Sau khi viết xong đoạn văn số 5, cũng cần phải đọc lại toàn bộ phần dẫn nhập để xem các đoạn văn đã ăn khớp với nhau và nói lên một “câu chuyện”. (Thật ra, đoạn văn trên vẫn cón 1 chỗ chưa hay, và sai văn phạm 1 chỗ, nhưng tôi để cho các bạn phát hiện).

 

6.Công thức IDEA

 

Viết văn là một nghệ thuật, nhưng viết văn khoa học lại là một khoa học. Nghệ thuật là tìm chữ cho đúng và hay, là viết câu văn sao cho chỉnh chu và đọc lên nghe thấy cái ‘tone’. Khoa học là phải có công thức viết văn. Công thức của tôi có tên là I D E A:

• Trước khi viết một đoạn văn, chúng ta cần phải có ý tưởng mình muốn chuyển tải ý gì. Mỗi đoạn văn chỉ có 1 ý tưởng — không hơn.

• Sau khi có ý tưởng, chúng ta tìm dữ liệu để yểm trợ cho ý tưởng đó. Tìm nhiều dữ liệu chứ không phải chỉ một. Dữ liệu ở đây phải hiểu là số liệu, hình ảnh, văn bản, kết quả nghiên cứu.

• Sau khi đã có dữ liệu, chúng ta dùng kĩ năng để viết. Kĩ năng tiếng Anh ở đây bao gồm văn phạm, cấu trúc câu văn, chọn chữ hợp lí và chính xác.

• Sau khi đã viết xong một đoạn văn, bước kế tiếp (và sau cùng) là “nêm nếm” đoạn văn đó. Hãy tự hỏi: có chữ nào thừa? Câu văn đã chỉnh chu chưa? Đoạn văn đọc lên có ‘trơn tru’?

Thời đại ngày nay, các bạn có thể dùng các phương tiện online để chọn chữ và chọn cách viết sao cho ‘êm’. Tôi thấy cái cơ sở dữ liệu “Corpus of Contemporary American English” rất có ích vì nó cho phép các bạn chọn và dùng chữ chính xác:

https://corpus.byu.edu/coca/

===

[1] “Em vẫn giữ mãi những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ phai mờ trong những năm tháng được Cô dạy bảo.”

<3 Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé <3

#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudent #CV #resume #job #scholarship

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987