Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

[Mỹ] Những lỗi lớn khi phỏng vấn xin việc

Gần đây mình có mock interview cho một số bạn đang phỏng vấn xin việc tại Mỹ và phát hiện ra một số lỗi phỏng vấn khiến các bạn khó có được công việc như ý (đặc biệt những công việc có tài trợ H1B và thẻ xanh) tại Mỹ:

SAI 1: Đi phỏng vấn nhưng không chú ý tới tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp:


Đi phỏng vấn phải tìm hiểu doanh nghiệp thì mình thấy nhiều người nói rồi nhưng doanh nghiệp Mỹ thường không chỉ tìm một người làm được việc, mà muốn tìm một người có thể hòa nhập được với văn hóa ở đó. Có những doanh nghiệp văn hóa sẽ tập trung kết quả và thích văn hóa năng động dữ dội. Có những doanh nghiệp coi trọng sự hòa thuận vui vẻ giữa các phòng ban khác nhau. Có những doanh nghiệp hoặc bộ phận lại đặc biệt thích những người thông minh nhưng mà hơi không biết cách giao tiếp (các bộ phận tech). Mình ví dụ đơn giản như thế này:
  1. Amazon là văn hóa tập trung vào kết quả, thích những người có thể gánh rủi ro, chịu trách nhiệm cho lỗi sai và sửa sai nhanh chóng. Bù lại thì tại một số bộ phận của Amazon hơi khắc nghiệt, con người dễ to tiếng với nhau nhưng thường thì ít ai có mục đích cá nhân gì khi tranh cãi.
  2. American Airline là văn hóa coi trọng sự hòa thuận, thích những người thể hiện sự khiêm tốn, nói chuyện nhẹ nhàng và có nhiều hoạt động xã hội.
  3. Tesla là xứ sở của những thanh niên hơi không biết cách giao tiếp nhưng kĩ năng cứng thường lại rất tốt.
Biết những điều về văn hóa doanh nghiệp, có 2 lợi ích
  1. Mình tự xem xét bản thân xem có phù hợp với doanh nghiệp đó không trước khi apply. Ví dụ văn hóa Amazon khắc nghiệt, hắc như thế, liệu mình thích hay là mình bị căng thẳng… Thường thì một người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp khi phỏng vấn cũng sẽ dễ lọt cửa hơn mà lúc phỏng vấn chỉ việc là chính mình là doanh nghiệp thích rồi, khỏi phải nghĩ câu chuyện để gây ấn tượng
  2. Khi biết văn hóa doanh nghiệp, mình có thể điều chỉnh tổng thể bài phỏng vấn để thể hiện mình là người có ít nhất 2 đến 3 giá trị của văn hóa doanh nghiệp, khiến người ta dễ tuyển mình hơn. Ví dụ: Nếu phỏng vấn với Amazon mà có bị hỏi kể cho tôi về một lần thất bại của bạn thì nên kể một thất bại hơi thảm hại nhưng mình nghĩ ra cách sửa sai nhanh chóng nhưng cùng câu hỏi đó với American Airline thì nên kể về thất bại mà sau đó mình nhờ được sự giúp đỡ của người khác và học được rất nhiều bài học.
Có nhiều cách tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp:
  1. Tìm trực tiếp trên google [Company Name] + values: Nếu họ có values rõ ràng thì mình đọc hiểu những values đó, so sánh lại với con người mình xem mình thể hiện được những điểm gì rồi phát triển bài phỏng vấn dựa trên những điểm tương đồng giữa văn hóa công ty và bản thân.
  2. Glassdoor: Đọc comment của những người từng làm trong doanh nghiệp. So sánh các comment tiêu cực và tích cực xem có điểm gì chung. Điểm chung đó chính là chỗ để rút ra xem doanh nghiệp đó coi trọng cái gì.


SAI 2: Nói quá nhiều về thành quả bản thân

Lỗi này đặc biệt phổ biến với các bạn chuyển ngành nghề sau thạc sĩ và các em chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Lỗi được thể hiện rõ nhất khi hỏi câu hỏi: “Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty A?”
  1. Khi được hỏi câu này nhiều bạn trả lời như sau: Vì tôi muốn học hỏi, muốn thử thách bản thân. Tôi có kinh nghiệm này kinh nghiệm kia rất phù hợp với công ty
  2. Trên thực tế, câu này có hai vế: Vế quan trọng hơn là bạn thích công ty ở điểm nào (thường là về văn hóa). Bạn phải trả lời vế này trước, sau đó nối vào vế sau: “Vì văn hóa doanh nghiệp như vậy, nên tôi nghĩ tôi sẽ học được rất nhiều vì doanh nghiệp có những thứ này thứ kia. Với kinh nghiệm của tôi trong mảng ABC kết hợp với văn hóa supportive của doanh nghiệp, tôi sẽ đi xa hơn là với những doanh nghiệp khác.
Những câu có xu hướng tương tự:
  1. Tại sao bạn lại ứng tuyển cho công việc này?
  2. Tại sao bạn nghĩ bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí này?
Nhìn chung những câu này, bạn phải trả lời tập trung vào FIT, tức là tính phù hợp, chứ không phải tôi giỏi thế nào.


SAI 3: Phỏng vấn không tình người và liệt kê CV

Lỗi này thường xảy ra là vì các bạn bị luyện 1 minute elevator pitch quá nhiều. Trong vòng 1 phút phải nói hết được những điểm sáng của bản thân nên chả cần biết người phỏng vấn hỏi gì, các bạn lập tức như tên bắn, phóng ra 3 bullet points về những điểm tốt của bạn. Nhưng các bạn phải nhớ, những người phỏng vấn các bạn vẫn là CON NGƯỜI chứ không phải máy tính, họ dễ liên hệ với tình cảm, hơn là những bullet points của bạn.
Ví dụ đơn giản như thế này, khi bị hỏi câu về thất bại:
  1. Các bạn có xu hướng trả lời như sau: Tôi đã thất bại trong việc A, nhưng sau đó tôi học được rất nhiều, và lần sau khi làm 1 project khác, tôi làm được tốt hơn.
  2. Cái người phỏng vấn dễ liên hệ hơn là: Tôi đã thất bại trong việc A, cụ thể thất bại như thế này… Tôi đã cảm thấy thật bất lực, thật mệt mỏi, hơi mất bình tĩnh và không biết tại sao lại sai. Nhưng sau đó tôi đã trấn tĩnh lại, suy nghĩ chín chắn hơn, kêu gọi sự giúp đỡ của người khác, và tôi đã nhìn nhận ra lỗi của mình một cách chuyên nghiệp. Sau đó, tôi đã sửa được lỗi dù hơi chậm nhưng nó làm tôi vững vàng hơn trong những lần chẳng may làm sai sau.
Câu thứ 2 không chỉ tạo sự đồng cảm của người phỏng vấn mà còn thể hiện sự trưởng thành trong tình cảm, khả năng team work của người được phỏng vấn
Về lỗi liệt kê CV thì CV Mỹ khác với CV các nước khác, thường chỉ có 1 trang. Điều này đồng nghĩa với việc, người xin việc chỉ liệt kê được những thành tích hiện mình đang có chứ không diễn tả được quá trình phát triển của mình như khi dùng CV dài của các nước châu Âu và châu Á. Vì vậy, khi phỏng vấn, người phỏng vấn quan tâm đến thành tích hiện tại thì ít mà quá trình bạn phát triển đến vị trí hiện tại thì nhiều nên bạn phải làm sao thể hiện được quá trình chứ không được nhắc lại thành quả đã liệt trên CV.
Ví dụ khi người ta hỏi câu “Kể cho tôi về một thành công mà bạn tự hào nhất”
  1. Các bạn có xu hướng trả lời như sau: Gần đây tôi mới làm dự án A… và trong dự án A có vấn đề như sau. Tôi đã đào sâu và giải quyết những vấn đề đó bằng các bước 1, 2, 3. Sau đó thì dự án đã được thành quả $$$.
  2. Cái người ta muốn nghe hơn lại làCách đây 2 năm, tôi làm một dự án từ thiện ngoài công việc giúp đỡ trẻ em tật nguyền tại địa điểm X. Dù đây là dự án tự phát nhưng có rất nhiều công việc cần làm, từ gom quỹ đến mua đồ đạc mà các em cần rồi đến tổ chức xe để đưa đón cả đoàn và chở đồ đạc. Tôi đã gặp khá nhiều vấn đề trong việc A B C và tôi đã phải gọi điện nhờ X Y Z để giúp tôi hoàn thành nó. Đó là một dự án tôi tự hào vì tôi giúp được người khác. Bạn biết không, khi nhìn gương mặt sáng ngời của các em, tôi chỉ cảm thấy tôi đã đóng góp cho một điều gì đó lớn lao hơn bản thân. Nhờ nó tôi càng cảm thấy motivated hơn với công việc và học tập vì tôi biết nếu tôi làm việc hiệu quả, tôi sẽ kiểm được nhiều tiền và có thời gian để làm nhiều việc có ích như thế.
Câu thứ 2 hoàn toàn có thể nói về một thành quả trong công việc nhưng cái cần nhấn mạnh là bạn quan tâm đến cảm nhận của những người khác (câu in đậm) và vì thế mà bạn tự hào chứ không phải bạn chỉ tự hào vì những con số. Với thành quả công việc, bạn có thể mô tả) và vì thế mà bạn tự hào chứ không phải bạn chỉ tự hào vì những con số. Với thành quả công việc, bạn có thể mô tả những người trong team bạn làm việc vất vả như thế nào và khi hoàn thành thì cả team thở phào đi ăn mừng ra sao, sau đó kết luận rằng tôi tự hào vì tôi không làm cả team thất vọng. Với câu trả lời như thế, bạn sẽ thể hiện rằng bạn không phải là một người khô khan vô vị chỉ biết có công việc… và cũng thu hút được sự đồng tình của người phỏng vấn.


SAI 4: Nói nhảm toàn công việc (đặc biệt quan trọng cho consulting)

Có hàng nghìn câu hỏi phỏng vấn, nếu 10 câu mà câu nào bạn cũng lôi được một câu chuyên ở văn phòng hay ở lớp ra kể, thì chắc người phỏng vấn trong lòng ngáp vài cái nhưng mặt vẫn không thể hiện gì.
Người phỏng vấn cần biết bạn vẫn là một con người, và bạn có cuộc sống khác ngoài công việc nên nhưng câu trả lời đánh lạc hướng như khi hỏi về thành công thì kể về thành công khi đi làm từ thiện thay, thật ra rất có ích khi đi phỏng vấn.
Hoặc mình có một người bạn khi được hỏi tại sao thích làm ở đây trả lời như sau:
  1. Đùa trước: Ồ đàng trước công ty có một quán sushi, đàng sau có 1 quán kem, sang bên đường có quán gà, tôi thích đồ ăn nên công ty này rất là hợp lý
  2. Thật sau: Còn xét về công việc, thì công ty có resource này, tôi có kinh nghiệm kia
(Đoạn thích nhất của mình là khi bạn này có việc, sếp bạn khen là: “Tôi rất thích câu trả lời đùa của bạn khi phỏng vấn” còn bạn này trong bụng nghĩ là “Câu nào là câu đùa mà câu nào mới là thật?”)

SAI 5: Nói, nói tất, nói hết, không để cho người ta có cửa hỏi

Câu hỏi “Tell me about yourself” thường là câu hỏi nhận được nhiều bullet points nhất. Các bạn sợ nói không đủ, bắn tằng tằng luôn cho hết. Ví dụ:
  1. Câu các bạn thường trả lời: Tôi đi thực tập được 3 lần. Lần 1 tại… tôi học được …. Lần 2 tại… tôi học được…
  2. Đôi khi người ta muốn nghe: Tôi lớn lên ở 1 làng quê nghèo, không có gì ngoài lúa nhưng tôi thích đọc sách… đọc về Mỹ về châu Âu… nên tôi quyết tâm thi và được học bổng tại Mỹ. Khi đến đây, tôi cảm thấy còn rất nhiều điều tôi muốn học, nên tôi lại cố hết sức để đi thực tập. Mỗi lần thực tập tôi có được nhiều kinh nghiệm hơn, xác định được rõ hơn là tôi muốn làm gì. Và sau khi xác định được thì tôi apply cho công ty bạn vì công ty có A B C, X Y Z, là những cái mà tôi tìm kiếm trong trải nghiệm làm người và phát triển của mình…
Nhưng câu hỏi mà người ta có thể hỏi sau câu thứ 2 là… Bạn thích đọc sách gì? Bạn thích đi du lịch ở đâu? Tại sao bạn lại nghĩ là công ty có X Y Z? Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp. Con người luôn thích nói hơn thích nghe… nên nếu để người phỏng vấn được nói nhiều hơn một chút, họ sẽ thích bạn hơn, đừng nói dài nói dai nói dại chi cho mệt.


SAI 6: Hỏi tech mà không phải tech

Các bạn trong ngành tech hoặc chuẩn bị chuyển hay bị bí với mấy câu proud feature, AB Testing hoặc kinh nghiệm Growth hacking nên thường cố nặn ra một kinh nghiệm nào đó thật technical rồi tả thật kĩ để người ta thấy là mình có thể làm được. Thực ra với những câu như thế này, tốt nhất là tech ít thôi, kể về việc lần đầu mình phải làm tech, mình bỡ ngỡ như thế nào, cảm thấy khó khăn thế nào, sau đó mình bắt nhịp lại như thế nào sau đó mình học được cách quản lý công việc và team work nhanh như thế nào… Đó mới là cái người ta nhìn vào khi bạn đang chuyển ngành nhé.


SAI 7: Hỏi cho có

Kết thúc bài phỏng vấn thường các nhân vật sẽ được hỏi là: “Bạn còn câu hỏi gì không?” thường thì các bạn sẽ dùng mấy câu thường gặp trên mạng rồi gật gù nghe xong rồi cụp máy chứ thực sự không quá quan tâm đến câu trả lời.
Mình nghĩ là thực ra đoạn hỏi ngược rất có ích vì bạn có thể hỏi theo mấy kiểu như sau:
  1. Hỏi về văn hóa. Ví dụ, bạn rất quan tâm đến sự hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm, thì bạn hỏi: “Thực ra một điều tôi rất quan tâm là tôi từng làm việc nhóm khá nhiều, trong công ty hiện tại, văn hóa nhóm có thể nói là xuất sắc, vì tôi được làm với cross functional và mọi người rất cởi mở nói chuyện, vậy văn hóa làm việc nhóm ở đây thế nào?” Thực ra khen công ty cũ là cực kì hiệu quả khi phỏng vấn nhé, nhân tiện thể hiện sự quan tâm của mình với văn hóa công ty mới luôn.
  2. Hỏi về công việc mới. Ví dụ bạn đang chuyển ngành nghề, bạn có thể hỏi là: “Trong công việc trước đây của tôi, tôi làm A B C, trong công việc mới tôi thầy cần B Z X… Tôi thấy tôi có thể lấy C bù cho Z và sẽ học thêm X trong quá trình ở đây, tôi nghĩ là như thế tôi sẽ rất nhanh bắt nhịp với công việc. Ông thấy suy nghĩ của tôi như thế còn thiếu sót gì không?” Với câu này bạn thể hiện rằng bạn có suy nghĩ với công việc mới, đồng thời có thể tranh thủ thêm thời gian nói về sự chuẩn bị nghiêm túc của mình cho công việc này. Ngoài ra nếu người ta thấy mình thiếu gì, người ta bổ sung… mình tranh thủ người ta trả lời, trả lời thêm là mình cũng có những kĩ năng mà người ta nói, một công đôi việc.
  3. Nếu không có câu hỏi thì nói là: “Tôi nghĩ là tôi chưa có câu hỏi vào lúc này nhưng rất có thể cần thêm vào một thời điểm nào đó, liệu tôi có thể xin contact để hỏi thêm được không?” Câu này thực tế là hỏi xin card visit, tiện trace xem mình đỗ hay trượt? Haha
Nhìn chung, nói lỗi thì còn nhiều lắm, mình không có thời gian liệt kê hết ở đây và gần đây cũng không có thời gian coach cá nhân cho mọi người, vì vậy có gì thì mọi người comment dưới post, mình tranh thủ trả lời chung cho dễ nhé.

Các kênh thông tin bổ ích của HannahEd:

– Website: https://hannahed.co/

Các group FB, cả nhà search là ra:

– Scholarship Hunters.

– Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện – HannahEd.

– English Club HEC.

– Job Hunters & Career Builders – HannahEd.

– Học bổng Chevening UK và IDEAS Ireland.

Instagram/Tiktok: @hannahed.co https://www.instagram.com/hannahed.co/

Youtube HannahEd có nhiều video phân tích học bổng từ ngắn hạn tới cấp 3, Đại học, Thạc sỹ, Phd, Việc làm (Facebook office tour..vv): https://www.youtube.com/channel/UCLLoijCMPyDi3U8tw9-K_EQ…

Các bạn cũng có thể gửi CV, câu hỏi về email hannahed.co@gmail.com, fan page https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/ và https://www.facebook.com/hoathanhdinh để được tư vấn miễn phí nhé.

Các lớp tìm và apply học bổng HannahEd, Mentor 1-1, Sửa hồ sơ, Tập phỏng vấn, Career Coach các bạn điền link: http://tiny.cc/HannahEdClassInfo

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987