Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN KHI VIẾT ESSAY XIN HỌC BỔNG

Hôm nay HannahEd muốn chia sẻ đến các bạn bài viết từ bạn Nguyên Kan trên group Scholarship Hunters về việc viết luận nhé! Bạn ấy có chia sẻ rất rõ và chi tiết về những vấn đề không nên làm khi viết essay cho mọi người tham khảo nè.
Mình muốn đăng ký cho con mình vào học trường tư vào năm học mới, trong hồ sơ, nhà trường yêu cầu bố mẹ viết 1 motivation letter.
Đây là lần đầu tiên mình viết motivation letter để xin nhập học cho con (nhưng lại thể hiện nguyện vọng của bố mẹ) nên mình cũng mon men lên mạng để tìm mẫu. Sau khi tham khảo một vòng, mình quyết định có lẽ mình…KHÔNG NÊN theo mẫu.
Những bài mẫu cho mình hiểu những yếu tố cần thiết cho 1 bức thư trình bày nguyện vọng, có thể một số cách dùng từ hay, nhưng lại không cho hiệu trưởng hiểu được lý do vì sao mình muốn con học ở trường của họ. Tưởng tượng, nếu 500 phụ huynh đều dùng mẫu trên mạng, thì họ không biết nên chọn ai.
Đối với motivation letter để xin nhập học hay xin học bổng của các bạn cũng vậy thôi. Mình tổng kết dưới đây 9 điều KHÔNG NÊN khi viết bài luận nhé.

1. KHÔNG NÊN SAO CHÉP BÀI MẪU

Không nên nhai lại câu cú từ những bài luận mẫu, hãy dùng cách diễn đạt của chính bạn. Nếu bạn đang apply cho nhiều học bổng/ chương trình, hãy nhớ chỉnh sửa cho phù hợp. Đừng dùng 1 bài luận duy nhất cho tất cả.

2. KHÔNG NÊN LẠC ĐỀ

Trước khi bắt tay vào viết, bạn hãy đọc kỹ câu hỏi mà BGK đề ra và trả lời đúng trong bài luận. Bài luận có thể hỏi bạn lý do vì sao bạn chọn chương trình/học bổng này; hoặc lý do tại sao bạn là thí sinh phù hợp nhất; hoặc dự định trong tương lai; hoặc yêu cầu bạn kể một câu chuyện thể hiện năng lực lãnh đạo… Tóm lại, họ hỏi gì thì trả lời nấy, đừng hỏi một đằng trả lời một nẻo.

3. KHÔNG NÊN NHẮC LẠI THÀNH TÍCH

Những gì bạn đã viết trong CV, đừng nhắc lại trong bài luận. Số từ cho bài luận rất hạn hẹp, hãy dành để kể 1 câu chuyện khác để hội đồng hiểu rõ hơn về con người bạn. Những thành tích hay kỹ năng hay năng lực bạn có, họ đã đọc trong CV rồi. Hãy cho họ thấy những thông tin khác mà họ ko tìm được trong bộ hồ sơ.

4. KHÔNG NÊN CHÉM GIÓ QUÁ ĐÀ

Bạn nghĩ hội đồng sẽ thích khi bạn ca ngợi chương trình học, hay khi bạn cho họ thấy những năng lực vượt trội, hay khi bạn có những dự định to lớn trong tương lai? Không đâu, trên thực tế, họ muốn biết suy nghĩ thực của bạn, và họ có thể cảm nhận được điều đó qua từng con chữ (trừ khi bạn là phù thủy hihi).
Chính vì vậy, hãy thực tế. Khi kể một câu chuyện cá nhân, hãy kể một câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng và trên hết là CHÂN THẬT. Khi viết về dự định tương lai, hãy cho họ thấy 1 kế hoạch hợp lý và bạn có thể thực hiện được. Khi khen ngợi chương trình, hãy chọn những chi tiết cụ thể để nhấn mạnh, cho thấy bạn thực sự hiểu về nó.

5. KHÔNG NÊN THỂ HIỆN QUÁ LỐ

Một câu thuộc nằm lòng của những người kể chuyện là Show, don’t tell. Đừng viết rằng bạn có tài lãnh đạo xuất chúng; hãy kể rằng bạn đã dẫn dắt 1 nhóm 10 thực hiện 1 kế hoạch ra sao. Để biết bạn đang show hay tell, thử đếm xem trong bài luận có bao nhiêu lần tính từ xuất hiện, sau đó thử thay thế tính từ bằng động từ xem sao nhé?

6. KHÔNG NÊN DÙNG TỪ HOA MỸ

Hãy dùng những từ đơn giản và chính xác cho bài luận của bạn, đừng tâng bốc quá trớn. Đặc biệt, tránh dùng từ mà bạn không quen thuộc, hoặc những từ chuyên môn quá học thuật, chắc gì hội đồng đã hiểu. Bạn muốn hội đồng hiểu thế nào về bạn, hãy viết ra rõ ràng và chính xác, đừng bắt họ phải đoán bạn muốn nói gì.

7. KHÔNG NÊN CHỈ NÓI VỀ ĐIỀU BẠN MUỐN

Ngược lại, hãy giải thích rõ tại sao bạn muốn như thế. Ví dụ, bạn nói bạn muốn thành bác sĩ để cứu người, ừ thì bác sĩ nào mà không muốn cứu người cơ chứ. Nhưng nếu bạn nói hằng năm ở quê bạn có xxx người chết đơn giản chỉ vì thiếu kiến thức y khoa cơ bản, nên bạn muốn trở thành bác sĩ để quay về quê hương về giúp những người dân ở đó thì nghe hợp lý hơn hẳn.

8. KHÔNG NÊN GIẢI THÍCH VỀ ĐIỂM YẾU CỦA BẠN

Trừ khi bạn đủ tài giỏi để biến điểm yếu đó thành điều mạnh từ một góc nhìn khác. Ví dụ, nếu bạn đã chuyển trường/ngành 2 lần trong thời gian học đại học, hãy giải thích điều đó bằng phụ lục, đừng đưa vào bài luận.

9. KHÔNG NÊN PHẠM NHỮNG LỖI CƠ BẢN

Vượt quá giới hạn từ, sai ngữ pháp, sai chính tả, sai tên học bổng/chương trình, sai địa chỉ/tên người nhận…Những điều này rất dễ xảy ra, vì bạn thường apply nhiều nơi cùng lúc. Vì thế, hãy kiểm tra kỹ trước khi gửi cũng như lưu tài liệu cẩn thận để tránh nhầm lẫn

Các kênh thông tin bổ ích của HannahEd:

– Website: https://hannahed.co/

Các group FB, cả nhà search là ra:

– Scholarship Hunters.

– Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện – HannahEd.

– English Club HEC.

– Job Hunters & Career Builders – HannahEd.

– Học bổng Chevening UK và IDEAS Ireland.

Instagram/Tiktok: @hannahed.co https://www.instagram.com/hannahed.co/

Youtube HannahEd có nhiều video phân tích học bổng từ ngắn hạn tới cấp 3, Đại học, Thạc sỹ, Phd, Việc làm (Facebook office tour..vv): https://www.youtube.com/channel/UCLLoijCMPyDi3U8tw9-K_EQ…

Các bạn cũng có thể gửi CV, câu hỏi về email hannahed.co@gmail.com, fan page https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/ và https://www.facebook.com/hoathanhdinh để được tư vấn miễn phí nhé.

Các lớp tìm và apply học bổng HannahEd, Mentor 1-1, Sửa hồ sơ, Tập phỏng vấn, Career Coach các bạn điền link: http://tiny.cc/HannahEdClassInfo

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987