Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chuyện du học

Review cuộc sống, học tập ở Phần Lan, cả tốt và xấu – Gương mặt HannahEd

Chắc ít ai biết Hoàng từng là một trong volunteer của HannahEd Scholarship for Vietnamese students.
Từ năm 2013 hoàng đã bắt đầu xin học bổng sang châu Âu và chị Hoa Dinh founder của HannahEd cũng hỗ trợ Hoàng trong quá trình apply. Đợt đó Hoàng apply sang Bỉ, Hà Lan và học bổng EM cuối cùng bạn chọn học trường Lappeenrata e được học ngành BioEnergy.
Hoàng có viết rất chi tiết về việc học ở Phần hi vọng sẽ có ích cho mọi người nhé.
Xin chào mọi người,
Mình thì xong PhD ở Finland rồi. Master ở Finland luôn. Mình ở Finland hơn 6 năm. Bây h thì làm postdoc ở UK.
 
BAD SIDES.
Mình thì nói bad sides trước để cho mấy bạn làm biếng đọc, nhưng mà nhanh nhảu quá, cứ tưởng Finland là perfect có cái nhìn cẩn thận 1 tí. Yên tâm, good sides phía sau và worth reading.
1. Cảnh báo. Bạn nào mà kiểu yếu tâm lý ví dụ như hay nhớ nhà, ham đông vui, tụ tập, náo nhiệt như ở VN mình khuyên nên bỏ Finland ra khỏi list đi nha. Depression ở Finland nó consume con người dữ lắm. Depression mình nghe nói và trải qua mình nghĩ là do thời tiết. Bên đây cực kỳ lạnh và tối vào winter (rơi khoảng cuối tháng 10 tới giữa tháng 2 hoặc tháng 3, tuỳ năm). Mình ví dụ cái tolerance của con người có 1 mức activation energy nhất định, những yếu tố bên ngoài như: nhớ nhà, người yêu, bạn bè, công việc, etc nó có thể affect somewhat, chưa đủ sức gục bạn. Nhưng cái thằng thời tiết này (với nhiều người Việt mình mới qua là chưa quen) nó như catalyst kéo cái mức activation energy này xuống và rồi mình bị consume liền.
1.1. Finland này nhiều người depressed nên số người nghiện rượu và divorce tương đối cao đó.
1.2. Bản thân mình là 1 ví dụ. Hồi mình mới start Master, vẫn còn khí khái, đi làm thí nghiệm độ khoảng 7-8 h sáng lạnh âm mấy chục độ và tối mù. Về nhà tầm 6-7 h tối ta nói vẫn còn hừng hực viết bài, rồi film ảnh các kiểu, nấu ăn các kiểu. Rồi sang PhD, 1-2 năm năm vẫn còn ngon lành, 3-4 h sáng trời mùa đông mò lên trường lấy mẫu làm thí nghiệm. Vẫn vui vẻ. Còn bày đặt nói với ông thầy: “bữa t đọc bài báo trên Sciencedirect tụi nó bàn về depression của PhD. T thấy t chưa bị gì hết trơn.” Tới giữa năm thứ 3, gia đình mình đón thằng nhóc nhỏ vào cuối tháng 11. Do mới làm ba mẹ lần đầu, không biết gì hết trơn, không gia đình nội ngoại bên cạnh. Con mình không may gặp đủ thứ: da vàng, rồi dị ứng sữa. Tối cho bú xong, nó khóc (do không tiêu hoá đc), cả mình và vợ đứa nào cũng mệt lả cả ngày, đôi lúc mất kiên nhẫn hét vào mặt đứa bé có hơn mấy tháng. Vợ mình mệt và căng thẳng tới nỗi tắt sữa. Còn mình thì depressed kinh khủng, 1 phần không biết tính sao với đứa nhỏ (đi khám mấy lần đầu ko y tá, bác sỹ nào biết tại sao), 1 phần công việc nó cứ go around trong đầu, mà quan trọng nhất là mình cực kỳ ăn năn, vì mình cứ la thằng nhóc hoài. Trong đầu cố gắng nói là bình tĩnh, nhưng thiệt sự là nhiều lúc không kiềm đc, do bản thân nghỉ ngơi ko đủ, rồi thời tiết nó cũng làm ảnh hưởng tâm trạng của bản thân nữa. Vậy là mình cũng có suy nghĩ: “Hay mình quit mẹ nó cho rồi. Để khỏi nghĩ nữa, dành thời gian cho thằng nhóc. Vậy tốt cho thằng nhóc và vợ mình đc nghỉ ngơi”. Vợ mình khuyên mình hoài, kêu nghĩ kỹ. Vậy là mình viết cái lá thư cho ông thầy nói tình trạng của mình. Ổng viết lại 1 cái email dài và rất tình cảm, rồi hẹn gặp mình nói chuyện. Ổng cũng bảo là mình có chuyện, chính xác là ổng nói: “I see you not feeling well, ‘cause I always see smiles on your face”. Rồi ổng kêu mình take cái paternity leave đâu đó khoảng 1 tháng rồi quăng công việc ra 1 bên, khi nào khoẻ rồi quay lại. Mình về suy nghĩ, may mắn sao đi khám 1 bác sỹ ổng dự đoán thằng nhóc dị ứng protein sữa, vậy là kê cái đơn mới. Thằng nhóc nó bú tốt, ít trớ, mình mừng muốn khóc rồi sau đó không có take cái paternity leave luôn.
1.3. Nhiều bạn nói, depressed sao ko hẹn bạn bè ăn uống tụ tập gì đó đi. Tin mình đi, đi làm về mà lại PhD, ta nói đầu óc nó mệt lả cả ra, trời lạnh vài chục độ, bạn chỉ muốn trốn ở nhà thôi. Nếu có gia đình bạn lại còn làm biếng hơn nữa. Sống ở thành phố nhỏ, ko có xe hơi, đi bus này nọ lên city centre chỉ để ăn uống, nghĩ tới đó mình ở nhà luôn 🙂
1.4. Đại khái, mọi người đừng xem thường cái depression do weather ở Finland. Trust me, cái này là cái nó consume bạn, chứ còn mấy cái khác không ảnh hưởng mấy đâu.
2. Bên đây không có mấy cái visa scheme dành cho dạng talent. Nên trầy trật 4-5 năm get cái PhD cũng không hơn người đi làm là mấy. Không có privilege gì hết trong chuyện permanent residence permit hay citizenship gì hết, vẫn cứ phải đủ năm, đủ tháng và đủ tiếng. Không có thì nộp visa dạng thường dành cho researcher, thời hạn dựa số tiền đang có, 1000 EUR/month. Ví dụ, sau 4 năm hết fund, mà còn 12 k EUR trong tài khoảng, nộp dạng researcher đc cấp thêm 1 năm, cũng visa A. Trong lúc đó xin permanent. Nói chung bên đây không giống UK, US, hay Australia có visa cho dạng talent. Đợt mình depressed cũng 1 phần là giữa năm 3, hợp đồng còn có hơn 1 năm. Visa bên đây nó dính với contract, contract bao nhiêu nó cho valid bấy nhiêu. Nên ko có contract, thì visa hết hạn. Nên mình lo chuyện kiếm job để còn gia hạn.
2.1. Ông thầy của mình ổng cũng rất surprise. Vì ổng feel kiểu như Finland cho fund để tìm talent làm PhD, xong rồi ko có cái scheme gì giữ lại.
3. Finland họ ko có culture ép cày, nên làm 1 thời gian nhiều khi mọi người quen, thấy cũng sẽ chậm theo họ luôn. Nên ai mà kiểu dynamic quá thì nên suy nghĩ. Mà người Phần, nếu ai trúng giáo hơi lớn tuổi, họ sẽ chậm lắm.
4. Cái này thì mình nghe tâm sự lại, chưa dám hỏi trực tiếp ông thầy 🙂 Đại khái kiểu như nếu bạn dạng như superman get đc đâu đó vài chục cái fund gì đó. Mình không biết nước khác sao. Chứ ở Finland get nhiều get ít lương cũng vậy à (có comission gì không thì không biết). Họ interpret kiểu như mày get nhiều fund, mày phải chia thời gian làm nhiều cái, nên lương mày cứ fixed nhiêu đó, không có phải mày get 10 fund lương gấp 10 🙂 Mà hình như có vẻ đúng, tại mình đc ông thầy kêu làm mấy cái project lặt vặt linh tinh do trường collaborate với company, không có bonus con khỉ gì hết, trong khi PhD project vẫn làm. Có quyền ko làm PhD project, mà ra trường trễ, hết hợp đồng mình tự chịu 🙂
5. “Em cảm thấy kiểu tiền Phần Lan lúc nào cũng sẵn, chỉ cần có ý tưởng và làm là có tiền. Ngoài ra hỗ trợ tiền hội thảo, đăng bài khá thoải mái”. Not true nha. Xin tiền ở Finland là dạng siêu khó. Group mình xin rồi, mình biết, siêu competitive, và không phải nhiều tiền đâu nha. Finland hơi hơi nghèo đi rồi. Bây giờ nhiều benefit bị cắt đi hơn so với trc, nguyên nhân chủ yếu là thiếu người đóng thuế (dân số già đi), cái welfare tiếp tục phình ra trong khi nguồn thu bị giảm đi.
5.1.Tiền đi hội thảo. Tuỳ fund của group. Không phải cứ xin là đc đi. Tại khi đi ngoài tiền conference fee còn có allowance fee per day, travel fee, etc. Nên không phải xin là cho.
5.2.Đăng bài thì cũng tuỳ fund của group. Bây h Finland đang muốn promote chuyện open access, nên đa phần project có sẵn fund để publish dưới dạng open access.
6. Tiếng Phần. Dân đây đa phần ai cũng nói đc tiếng Anh, ko có áp lực lắm để học tiếng. Tiếng Phần là một trong những tiếng khó học nhất thế giới. Nên muốn học cũng phải dành nhiều thời gian dữ lắm. Mình thì bận bù đầu, đi làm về rả cả người nên không học đc. Nếu học đc thì tốt, hoà nhập hơn, sau này xin citizenship cũng dễ.
 
 
GOOD SIDES. It’s worth consideration, nha!
1. Lương bổng thì phải nói là rất generous, chắc không thua mấy nước nào hết nha. Nói về lương thì cho năm nhất rơi vào khoảng 2500 EUR/month (gross). Trừ thuế các kiểu thì còn khoảng 1900 EUR/month (net). Nếu có vợ (chưa xin đc việc), họ cho đi học tiếng Phần, trợ cấp thất nghiệp (dạng basic) tầm 400-500 EUR/month (net), yêu cầu duy nhất là nó kêu đi học thì đi học, gửi việc làm thì nộp (nhận đc hay ko thì tính sau). Nếu có con nhỏ, mỗi tháng nhận tầm 100 EUR/month/child (net).
1.1.Trường hợp của mình thì, 2400 EUR/month (gross), 1900 EUR/month. Nếu ra báo, đi học (40 credits cho toàn khoá), hội thảo, trợ giảng các kiểu contribute cho promotion. Như mình maximum gross là 3400 EUR/month, 2400 EUR/net. Tiền nhà (ở nhà dành cho sinh viên), all bills included, tuỳ vùng, như mình 550 EUR/month. Vậy đó, ăn xài tuỳ mỗi người. Nói thiệt, xài, đi chơi, về VN, không hết nổi đâu.
1.2.Nếu đc ký contract, nên join unemployment fund liền. Join trên 26 tuần, thất nghiệp đc nhận trợ cấp, cao hơn mức căn bản của nhà nước và phần trăm chính xác thì tuỳ vào quỹ và income. Giả dụ, sau 4 năm, group hết fund, thì mình nộp xin unemployment income, lấy tiền đó nuôi đề tài tiếp.
2. Contract, funding các kiểu. Cái này mình đc ông boss chia sẻ, do mình khi nhận là project vừa mới đc funded bởi Academy of Finland (4 năm) nên mình rõ. Thông thường thì đúng là khi làm PhD (nói về dạng ký contract trc), là trên giấy tờ là ký với trường, nhưng mà trường có tiền là do funding ông thầy lấy về. Không có funding thì trường không ký đc đâu. Nên bên đây, nếu Professor mà accept bạn thì coi như là ok rồi. Hợp động thì 1-2 năm in the first instance, 2-3 năm cho cái tiếp theo. Nên nói chung là phải có FUNDING từ ông thầy nha.
3. Xin dạng foundation, bên đây có bao la bát ngát các kiểu (dạng đàng hoàng ko à). Nhưng mà mình nói thiệt luôn, không có cái thằng nào cấp cho 4 năm đâu, xui xẻo gãy gánh giữa đường hết tiền là chết. Mà mình cũng không thấy ai trường mình nhận cái đó để làm PhD. Mà xin mấy cái grant dạng như support thêm.
4. Dạng scholarship các kiểu, cái này cũng tuỳ case dữ lắm. Mấy bạn Chinese thì đi kiểu scholarship (của China) là nhiều, nhưng ko phải là ‘employee’ nha. Nên mấy cái benefit đặc biệt cho người đi làm đóng thuế là không có.
5. Chung quy lại, muốn an toàn, nên đc ông Professor nào nhận. Đừng có siêu làm biếng, chứ cứ làm siêng năng (siêng năng chứ không phải dạng cày bán mạng nha, Finland ko có dạng cày kiểu này) thì for sure 4 năm nhận lương đầy đủ. Nếu xui xui 4 năm chưa xong, thì đc ký hợp đồng kiểu ngắn hạn, 6 – 12 tháng tuỳ sự dư dả lúc đó của ông thầy. Mình rơi vào rồi mình biết.
5.1.Dạng scholarship hay foundation, nếu KHÔNG ký contract, ko đc tính visa loại A, không xin permanent residence permit đc, không có unemployment benefit cho vợ rồi child benefit cho con cái. Đại khái benefit cho người đi làm, mình không nhận đc cái gì hết nếu ko có ký contract.
6. Admission thì nói chung ko có khung thời gian nhất định. Khi nào thấy tuyển PhD thì cứ bay vào nộp. Bên đây, ông giáo mà nhận thì không có ông bà nào phía trên không đc không nhận, nên bạn impress giáo hay chủ đề tài là ok rồi. Admission tự có sau đó.
7. Giáo bên đây (nếu Finnish) họ cũng dễ chịu, ko có dạng ép cày. Tại họ cũng ko có cái cultrure đó. Nên cứ yên tâm. 1 năm offical là off nguyên tháng 7, còn public holidays cứ take, unofficial thì discuss rồi take.
8. Nếu ký contract, visa là loại A, 4 năm sau đủ nộp permanent residence permit. Nếu có tiếng Phần (B1), 3 năm 6 tháng là đc nộp xin citizenship luôn. Mình thì bù đầu bù cổ không có thời gian học, cũng chưa thấy ai xung quanh lấy cái citizenship sau 4 năm. Sau đó nữa thì không biết.
Overall, mình đánh giá làm PhD ở Finland là trải nghiệm đáng giá. Tới giờ vẫn không hối tiếc điều gì. Mình gặp đc giáo giỏi, tận tình, con người ở đây cũng hiền hoà, thiên nhiên cũng đẹp. Nếu 1 người không quá so đo hơn thua, tranh giành, chắc Finland là nơi đáng ở lại xây dựng gia đình sau khi làm PhD xong. Mình thì sau khi xong PhD xong, thì bay qua UK làm postdoc, không phải tại cái gì không tốt ở Finland, chỉ làm group hết fund và mình muốn expose thêm ở nhiều văn hoá khác nhau.
Good luck everyone!
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987