Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chuyện du học

Tại sao là Thuỵ Điển?

Chuẩn bị tốt nhất cho học bổng: Lớp tìm và apply học bổng HannaHEd; Gói sửa hồ sơ; Gói Mentor học bổng Chi tiết liên hệ hannahed.co@gmail.com Instagram bạn nào có Insta thì follow nhau ha: https://www.instagram.com/hannahed.co Nhóm học tiếng Anh: https://www.facebook.com/groups/HannahEdEnglishClubHEC Nhóm săn học bổng: https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/ Youtube có rất nhiều Video bổ ích : https://www.youtube.com/c/HannahEdEducationInformationInspiration Founder: https://www.facebook.com/hoathanhdinh
Câu hỏi của mình là: Tại sao không nhỉ? 😀
 
Thật ra trước khi chọn Thuỵ Điển, mình từng “say đắm” 1 quốc gia phát triển khác ở châu Á, và cũng may mắn có được học bổng toàn phần từ trường ĐH ở đó. Nhưng rồi mình đã đi đến 1 lựa chọn khác: Thử thách bản thân nhiều hơn, đi tới 1 đất nước phương Tây mà mình chưa từng đặt chân đến, và, đi ở thuở U30 dù ko được học bổng full nữa. Chứ càng “có tuổi” hơn thì trong đầu lại càng có nhiều vướng bận, cuộc sống vẫn sẽ ổn, nhưng cũng sẽ thiếu đi chất xúc tác mới.
 
Lý do chọn Thuỵ Điển của mình cũng khá cảm xúc: Vô tình đến dự event không quá đông đúc của Đại sứ quán tổ chức, nhưng ấn tượng để lại cho mình là: thái độ khiêm nhường, nói chuyện ngắn gọn và không mang tính cạnh tranh nhau. Nghe chắc không có gì quá lạ hen, nhưng có lẽ vì hồi xưa khi đi các buổi triển lãm của Úc và US, đứa marketer gần 7 năm ở hầu hết là US company như mình bỗng bị ngộp với ko khí khá cạnh tranh và chữ Ranking được nhắc đến quá nhiều! Mình không phủ nhận tầm quan trọng của ranking, và nể những người bạn giỏi giang đang theo học tại trường top ranking của thế giới, chỉ là mình thấy Thuỵ Điển thu hút mình hơn, vậy thôi 🙂 (Thật ra ranking của trường ở đây cũng ko tệ nha :)) ) Và cho tới bây giờ, ấn tượng về nền giáo dục của mình với Thuỵ Điển vẫn vậy, thật sự chú trọng vào “quality”. Quality time để giảng viên và sinh viên nghiên cứu trước và sau lớp học. Quality trong môn học phân bổ.
 
Lịch học:
Với mình, nói việc học ở đây dễ thì không quá dễ, khó cũng không quá khó, nói theo lời của giảng viên ngày đầu tiên gặp, là các bạn đầu tư vào trong khoá học ntn thì sẽ được đầu ra như thế đấy. Nhưng mà 1 điều mà ko những dân châu Á, mà cả 1 số bạn Western từ nước khác cũng rất ấn tượng: là thời khoá biểu. Mình học Master 2 năm, 1 năm học có 2 học kỳ, ngoài học kỳ cuối là làm khoá luận ra thì mỗi học kỳ có 4 môn để học thôi.
 
Cũng trong mỗi học kỳ sẽ chia ra tiếp làm 2 giai đoạn nối liền nhau, mỗi giai đoạn học cùng lúc 2 môn, học xong thi 2 môn luôn, bữa sau học 2 môn mới. Rồi trong mỗi tuần tối đa học trên lớp 4 session (max 3 tiếng/ session). Sau giờ học cũng có bài tập về nhà, bài tập nhóm và gặp trợ giảng feedback v.v… Nhìn chung có dành thời gian đủ để mình có thể nghiên cứu, thảo luận mà ko phải cày thâu đêm suốt sáng. Trường khá chú trọng làm việc nhóm, thảo luận nhóm, thuyết trình nhóm. Ngành mình lại khá mới (knowledged based Entrepreneurship) nên lớp có gần 20 người thôi, các lớp “hot” khác nghe bảo có 50-60 người. Nhưng mà, ghi chú nhỏ là kỳ thi có thể kéo dài 4-5 tiếng với dạng digital exam nhé 😛 Viết mòn mỏi viết tha hồ vừa câu trả lời ngắn có câu essay có @.@
 
Chất lượng giảng dạy:
Mình khá may mắn vì các bạn cùng lớp đủ Tây Mỹ Á mỗi người 1 tính nhưng ai nấy đều rất chăm học, tinh thần học hành rất cao, lý do: Thấy ngành học và môn đang học hay, luôn có cái mới để vỡ lẽ. Thầy program coordinator (dịch tạm thầy chủ nhiệm – người phụ trách chung về chất lượng giảng dạy và sắp xếp các môn của ngành học) là 1 người rất có tâm và chịu đổi mới. Mình không quá kỳ vọng nhiều là 1 thầy giáo Western sẽ truyền cảm hứng nhiều tới như vậy. Ví dụ giờ đang học môn mà cả lớp rất thích là Personal & Professional development, môĩ tuần học là nghe giảng – thảo luận trong lớp và về nhà viết reflection paper. Và thầy cứ nhấn mạnh mãi, vì “reflection” là chuyện cá nhân, nên đừng ráng làm vui lòng thầy bằng cách ráng nói lại hết những gì được học, mà chỉ viết những gì mình thực sự cảm nhận là có ích cho bản thân, rồi thầy làm cái doodle để mọi người thích thì gặp thầy vài chục phút theo option giờ thầy cho, thầy feedback bài cho mỗi người để có hướng cải thiện cho bản thân. Rồi khi mình và 1 người bạn khác tham gia họp với giám đốc học vụ và thầy với vai trò là đại diện lớp, không khí họp cũng rất cởi mở và tụi mình được khơi gợi để nói hết những suy nghĩ – nhận xét làm sao để ngành học đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sinh viên v.v… Tất cả đã inspire mình rất nhiều: Ừ, giáo dục, phải vậy chứ nhỉ? 🙂
Tất nhiên cũng không phải 100% lớp đều sẽ rất hào hứng phấn khởi vui vẻ, vẫn sẽ có những giờ học khô khan và khó hiểu, nếu gặp phải trường hợp như vậy, kinh nghiệm của mình là đi hỏi các bạn khác, mày hiểu bài đó ntn, rồi hẹn giờ cũng nhau ngồi học và thảo luận. Nếu thấy ko ổn thì… lại nói mấy đứa đại diện lớp như mình phản ánh hoặc tự phản ánh với trường thôi, vì ở đây luôn được nhắc phải “active listening” feedback.
 
Vắn tắt về chuyện mức sống, lối sống:
Mình ở Gothenburg, thuê phòng 4.000SEK/ tháng (10 SEK gần = 1 EUR). Còn bạn mình apply tới đây theo kiểu vợ đi học chồng qua chung thì thuê căn hộ nhỏ 7-8.000SEK/ tháng.
 
Sinh hoạt phí còn lại của mình khoảng 4.000SEK – 5.000SEK/ tháng theo kiểu ko mua sắm gì thừa thãi, đa số nấu ăn ở nhà tự mang đến trường, bạn mình có đứa siêu giỏi về canh mua giá ở đâu rẻ có discount… thì tài hơn, nghe bảo =< 3.000SEK nữa!
Chính sách ở đây là tốt nghiệp xong sau 6 tháng ko có việc làm thì bye bye tiễn khách : ))
 
Ngoài ra nghe bảo nếu sinh em bé ở Thuỵ Điển thì 2 vợ chồng mỗi người có 200 ngày phép để cùng chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái, một giá trị mình thấy rất hay và đáng học hỏi. Ở đây có ông bố 1 mình đẩy xe em bé lên bus, tay xách nách mang bỉm sữa là chuyện bình thường, trong lớp mình có cả bạn nữ đã có con, mình hỏi bạn: Íh rồi chồng mày giỏi chăm em bé ko? Bản nói: ủa chứ con của ảnh luôn mà, ko phải cũng phải tập chăm chung 😛
Đâu đó mình từng có cảm giác Thuỵ Điển với Nhật Bản có nét tương đồng, lịch thiệp, sạch sẽ và ít nói. Nhưng có 1 điểm khác nhau rất lớn: Ở đây hình như ít ai workaholic. Đi làm công ty corporate tới tầm 4h là đi về, mall lớn cũng chỉ mở tới 8pm kể cả black Friday. Có nhiều chỗ thứ hai sẽ đóng cửa cả ngày. Lối sống nói chung rất Lagom 🙂
 
Giờ mùa apply cận kề rồi, nhớ tới thời apply mình đã có nhiều ngây dại nên có tóm tắt nhỏ nhẹ vài tips ở ĐÂY, thật ra mình ko thấy bản thân viết lách hay lắm, nhất là dễ dài dòng hơn khi viết tiếng Việt nên bắt đầu viết blog này bằng tiếng Anh, để tự rèn luyện thêm cho kỹ năng viết reflection luôn. Mong là sẽ khuyến khích những bạn đang có ý định đi, mà rồi bị kéo lại với nhiều lo lắng sợ hãi suy tư có thể hít thở sâu tập trung vào việc các bước cần chuẩn bị để apply thay vì chần chừ. 🙂
 
 
 
Chuẩn bị tốt nhất cho học bổng: Lớp tìm và apply học bổng HannaHEd; Gói sửa hồ sơ; Gói Mentor học bổng
Chi tiết liên hệ hannahed.co@gmail.com
Instagram bạn nào có Insta thì follow nhau ha: Hannahed.co
Nhóm học tiếng Anh: HannahEdEnglishClubHEC
Nhóm săn học bổng: Scholarshiphunter/
Youtube có rất nhiều Video bổ ích : HannahEdEducationInformationInspiration
Founder: https://www.facebook.com/hoathanhdinh
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987