Sau khi đã có giấc ngủ đủ 8 tiếng nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, rệu rão và không đủ tỉnh táo. Bạn có muốn biết chuyện gì đã xảy ra với giấc ngủ “tưởng khoa học” của mình không?
Nghiên cứu khoa học dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn lý do tại sao ngủ ít vẫn tỉnh táo trong khi ngủ nhiều lại mệt mỏi và công thức giúp bạn có một giấc ngủ ngon lành ở bất cứ thời điểm nào.
*Cơ thể cần giấc ngủ kéo dài bao lâu?
Giấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. Trong thời gian đó chúng ta trải qua 5 giai đoạn. Sẽ mất trung bình 14 phút để bắt đầu rơi vào giai đoạn 1 – mơ màng và chuyển dần đến giai đoạn 5 là khi ta mơ nhiều nhất.
Giai đoạn 4 là khi ta rơi vào trạng thái ngủ sâu và đây là lúc khó đánh thức nhất. Nếu chúng ta thức dậy vào giai đoạn 4, ta sẽ cực kì mệt mỏi và đau đầu khi cố thức dậy.
Khi chúng ta ngủ qua 5 giai đoạn này vòng tuần hoàn sẽ trở lại giai đoạn 1 và ta tiếp tục một chu kỳ nữa. Vì thế nên khi ta ngủ sớm, rất nhiều khả năng ta sẽ phải thức dậy đúng vào giai đoạn 4.
Điều này cũng lý giải vì sao ngủ sớm không phải là điều kiện giúp ta có một tinh thần tỉnh táo, quan trọng hơn là phải thức dậy đúng lúc.
*Thời điểm nào là thích hợp để thức giấc:
Giấc ngủ lý tưởng là ta ngủ đủ thời gian và thức dậy vào thời gian xoay chuyển giữa 2 chu kỳ. Từ đó ta có thể thức dậy cuối giai đoạn 5 hoặc đầu giai đoạn 1 để có tinh thần sảng khoái nhất.
Nghiên cứu của công ty chuyên phục vụ người khiếm thị Web-blinds cung cấp cho bạn công thức tính toán để bạn có 1 giấc ngủ ngon. Hay nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể biết chính xác nên đi ngủ lúc nào dựa vào thời điểm bắt đầu công việc.
*Công thức đơn giản cho một giấc ngủ ngon là:
Thời gian bắt đầu ngủ + 90′ x “n” + 14′ = Thời gian thức giấc
Trong đó: n có giá trị từ 3 đến 6 thì giấc ngủ của bạn sẽ thoải mái nhất.
Hiểu một cách đơn giản hơn: bạn có thể ngủ chính xác là 9 tiếng 14’, 7 tiếng 44’, 6 tiếng 14’ hoặc 4 tiếng 44’ đều mang lại cho bạn cảm giác tỉnh táo vào sáng hôm sau.
Theo đó, nếu bạn muốn thức dậy vào 6h sáng, bạn nên đi ngủ vào lúc 20h46’ hoặc 22h16’, 23h46’ hoặc thậm chí 1h16’ cũng hoàn toàn khả thi. Hay nếu muốn thức giấc vào 7h sáng, bạn cần lên giường lúc 21h46’, 23h16’, 00h46’ hay 2h16’.
Áp dụng phương pháp này đảm bảo bạn sẽ có giấc ngủ ngon xua tan mọi mệt mỏi dù cho có thức khuya đi chăng nữa.
—–
Note: Dù cách ngủ này có thể đảm bảo sẽ thức dậy tỉnh táo dù ngủ sau 23h nhưng chị nghĩ mọi người vẫn không nên ngủ sau 23h nhé, vì dựa trên sự hoạt động của đồng hồ sinh học thì rất có hại cho sức khỏe. Chỉ khi nào bận quá, không thể không thức để làm xong việc mới áp dụng những khung giờ sau 23h thôi, đừng không có việc gì cũng thức khuya để lướt mạng, xem film nha cả nhà. Làm gì thì làm, nhưng vẫn phải đảm bảo sức khỏe mới có thể xin học bổng, làm việc được đúng không nào
Nguồn: © TheMirror
Dịch: Tri thức trẻ
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong#scholarshipforVietnameses