1. Đó là câu chuyện của bạn. Vì vậy, bạn cần và nên là chính mình.
Đầu tiên, một câu chuyện hay khi xin học bổng hay để tạo ảnh hưởng, truyền cảm hứng cho người khác, sẽ được viết bằng những trải nghiệm cuộc sống của bạn, những suy nghĩ thẳm sâu trong con người bạn, tính cách và những khát khao mạnh mẽ nhất.
Thứ hai, một câu chuyện hiệu quả sẽ dung hòa được những thứ bạn có và yêu cầu của trường.
Vì thế, bạn cần là chính mình, người đọc sẽ nhớ và ấn tượng về những điều đặc biệt, và chỉ khi là chính mình, bạn mới kể được những câu chuyện không ai khác có được, dưới góc nhìn cá nhân. Đồng thời, bạn cần hiểu rõ xem ngành học, trường học mong muốn điều gì ở sinh viên của mình để highlight những điểm đó trong essay của mình.
Tips: Khi bắt đầu viết, bạn đừng đọc essay mẫu, đặc biệt là essay của những người gần gũi hoặc có cùng mục tiêu với mình, bạn sẽ rất dễ bị “nhiễm” và bị ảnh hưởng, thậm chí không giữ được chính kiến và phong cách cá nhân. Bạn cứ brainstorm và thử viết nhiều lần nhất có thể rồi tham khảo các nguồn khác, sau khi hình thành khá chắc chắn ý tưởng để viết.
2. Không có chuyện gì hay ho để kể?
Thứ nhất, bạn chưa đủ hiểu bản thân và chưa nhận thức được về câu chuyện đặc biệt của mình.
Khi đó, một là dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn về chính mình, về những mong muốn và lựa chọn trong quá khứ. Hai là hỏi những người thân thiết xung quanh, họ sẽ nhận xét về bạn; kể cho họ nghe những câu chuyện của bạn, họ sẽ nói điều gì khiến họ ấn tượng nhất và khiến bạn trở nên đặc biệt.
Thứ hai, thực sự bạn chẳng có chuyện gì để kể thật. Thì hãy quên học bổng nọ kia đi, hãy “lớn lên”, trải nghiệm và khám phá bản thân mình trước đã. Khi bạn còn chưa thuyết phục được bản thân mình thì làm gì có ai dại mà cho bạn mấy tỉ để đi học ở nước người ta không?
3. Kỹ thuật kể chuyện
– Google search sẽ cho bạn một đống các tips. Có câu chuyện thực sự hay và “significant to you” mới khó, còn kỹ thuật kể nó ra thì có thể luyện tập và áp dụng trong khoảng thời gian ngắn hơn.
– Chỉ khi nào bạn thực sự bắt tay vào viết, bạn đọc về kỹ thuật, công cụ nọ kia mới có ý nghĩa. Còn nếu không, bạn đọc xong để đấy cũng chẳng để làm gì.
MỘT SỐ TIPS:
– Đừng kể lể, trình bày thành tích trong essay, bạn chỉ nên kể 1-3 câu chuyện quan trọng và đặc biệt nhất, khai thác thật sâu vào những câu chuyện ấy. Tuy nhiên, trước đó, bạn cần tìm hiểu rất kỹ về ngành học, trường học của mình để hiểu xem Adcom cần tìm kiếm những ứng viên có tiêu chí như thế nào, như đã nói ở trên. Từ đó “match” những thứ bạn có trong câu chuyện và những thứ Adcom cần hoặc chọn ra những câu chuyện thể hiện con người bạn phù hợp với các tiêu chí của Adcom ngay từ đầu.
– Một câu chuyện ấn tượng là khi nó có những turning/twisting/changing/conflicting points và những unusual/extraordinary things. Bạn cần tìm ra những điểm đó, làm nổi bật chúng lên và xác định thật rõ ràng bạn muốn truyền tải thông điệp hay hình ảnh cá nhân gì của bạn. Đồng thời, đưa ra solution (nếu có), impacts của nó (đối với bạn, người xung quanh,…trong quá khứ, hiện tại, tương lai). Người đọc sẽ bám vào những “points/things” đó, kết nối chúng trong suốt câu chuyện và hình dung về con người bạn.
– Sắp xếp câu chuyện của mình thật thông minh:
- Cần có sự thống nhất trong các câu chuyện của bạn, cũng như trong essay và phần interview. Tránh những quan điểm mâu thuẫn, không ăn khớp và không liên quan tời nhau trong 1 bài essay. VD: câu chuyện 1 bạn nói là đam mê giải quyết vấn đề môi trường, câu chuyện 2 lại nói về mong muốn được trở thành Sales Director trong career path của mình. Có thể là bạn sẽ “link” chúng với nhau bằng 1 cách nào đó, nhưng nó sẽ dễ khập khiễng và khiến câu chuyện không có sự thống nhất.
- Viết thật nhiều lần để có cấu trúc bài viết và ngôn từ tốt hơn. Tốt hơn ở đây là theo nghĩa cô đọng, súc tích mà vẫn đầy đủ và nổi bật. Một cách mà nhiều người hay áp dụng là cứ viết tất cả ý tưởng có trong đầu, rồi dần dần rút ngắn nó lại, sắp xếp cho hợp lý hơn. Đó là cả 1 quá trình luyện tập, đặc biệt đối những ai không quen viết essay. Một cách nữa là đừng quên những lúc mình nhiều cảm hứng, bạn nên bắt tay vào viết ngay, đừng delay. Cảm xúc là một thứ cũng khá quan trọng khi viết và không nên bỏ phí nó. 1 essay hay không có dưới 5 bản drafts.
– Tập trung vào BẠN, chứ không phải BỐ BẠN, GIÁO SƯ CỦA BẠN, ÔNG ĂN MÀY BẠN ĐÃ GẶP. Adcom cần hiểu về con người bạn, nếu bạn có dẫn chứng một ai đó trong essay của mình, cũng là để làm nổi bật con người của bạn lên. Vì vậy, đừng kể lể về họ, làm thế nào để Adcom nhanh chóng thấy được rằng họ liên quan và ảnh hưởng đến bạn như thế nào. VD: Nhiều bạn sa đà kể về một nhân vật nào đó, họ là ai, làm gì, có ánh mắt, cử chỉ của họ trong hoàn cảnh đó, rồi mãi về sau bạn mới giải thích ông ta có ảnh hưởng với bạn ra sao. => dài mà vừa thừa, vừa thiếu ý.
– Tránh những từ ngữ mang lại cảm giác negative và những quan điểm dễ gây tranh cãi universally (tôn giáo, chính trị,…). Điều này hơi liều nếu như tay viết và quan điểm của bạn chưa thực sự sắc bén. VD: có 1 bài essay nổi tiếng vào Columbia viết về sự phản đối quyền tự do báo chí tại Trung Quốc (gần như bằng 0) và ý muốn thay đổi nó của người viết. Như vậy, trong bài sẽ có nhiều quan điểm tiêu cực về thực tế tại Trung Quốc, nhưng bản thân người viết có nhận thức cực kỳ rõ ràng và lập luận rất sắc bén. Nếu không thì điều này rất “risky” cho bạn.
– Bạn nên để ai đó review essay của bạn KHI VÀ CHỈ KHI bạn nghĩ nó tương đối hoàn chỉnh.
- Bạn bè người thân. Họ là người hiểu bạn nhất
- Expert về apply du học (nếu có). Họ có thể sửa cấu trúc, câu từ và cách thể hiện của bạn.
- Không nên xin review khi nó còn là bản draft để tránh “đẽo cày giữa đường” và bị lạc hướng.
MỘT SỐ BẪY:
– Bạn cần bỏ qua những assumption rằng: điều này tôi hiểu, tức là người khác cũng hiểu. Từ đó tránh những lỗi căn bản như từ viết tắt, không giải thích rõ ràng một sự vật, hiện tượng bạn đã gặp và hoàn cảnh của nó. VD: I’ve been working for IM organisation. (What is IM? I dont know)
– Cần giải thích context của một sự việc để cho người đọc vừa đủ hiểu, nhưng tránh giải thích dài dòng. Bạn nên tập trung vào “what I think/learn from the situation and what I will do to change (if having)”.
– Humble AND confident, not fearful OR arrogant. Hãy tự tin nói những thành tích và sự ảnh hưởng của bạn (tránh dùng từ small product, little impact, I only want to be something to contribute a small part…).
Source: ILIAT – SCHOOL OF CHANGE