Kinh nghiệm

KINH NGHIỆM THI PHỎNG VẤN CAO HỌC Ở NHẬT

Hôm nay chị xin chia sẻ tới các bạn bài viết về kinh nghiệm thi phỏng vấn cao học ở Nhật nè. Đây là bài viết được chia sẻ trên group Maybe You Missed This F***king News mà chị thấy hay hay nên muốn chia sẻ lại với các bạn.
Trước hết, có thể nhiều bạn không biết để đăng ký thi vào cao học tại Nhật cần những gì thì mình xin phép nói sơ qua trước. Điều đầu tiên và quan trọng nhất, đó là bạn phải có một bản “Kế hoạch nghiên cứu”, trong đó nêu rõ đề tài, bối cảnh nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa, phương pháp nghiên cứu. Tiếp đến là viết “Lý do muốn vào trường”, tùy trường bạn thi mà có thể có hoặc không. Còn lại là các loại bằng cấp chứng chỉ như Toeic, Ielts, Toefl, JLPT, bằng đại học, bảng điểm đại học,…
Ngoài ra, ở Nhật có một đặc trưng là bạn phải tìm được giáo sư có lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu có điểm chung với bạn, chứ không phải là bạn muốn thi vào khoa nghiên cứu kinh tế học trường A thì cứ thế mà thi đâu nhé. Trong khoa đó mà không có giáo sư nào hứng thú với đề tài nghiên cứu của bạn thì trượt cái một. Tùy từng trường mà bạn có thể xin liên hệ gặp trước với giáo sư hoặc không, nhưng nếu có thể gặp trước được thì thường khả năng đỗ sẽ cao hơn. Hoặc bạn sẽ biết là mình nên bỏ trường đó và thi trường khác vì giáo sư đó không muốn nhận bạn =))))))
Tiếp theo, mình xin đi vào phần phỏng vấn.

1. Hình thức:

Bởi vì Nhật là một đất nước quy tắc và cứng nhắc nên đi phỏng vấn là auto phải nghiêm túc. Manner không khác gì đi phỏng vấn xin việc cả, nam nữ đều phải mặc suit, thường là màu đen. Tóc tai không nên nhuộm, phải sạch sẽ gọn gàng, và con gái đừng có make up quá đậm cũng như không sơn móng tay nhé các bạn .
Trước khi vào phòng thi phải gõ cửa, người ta mời vào mới được vào. Vào xong rồi thì đóng cửa nhưng k đc quay mông về phía người phỏng vấn, sau đó cúi chào một cái. Đợi mời ngồi thì hẵng ngồi, sau đó nhớ cúi đầu nói “どうぞよろしくお願い致します”.
Khi phỏng vấn ngồi thẳng, ko được dựa ra sau, hai tay đặt tự nhiên trên đùi hoặc đầu gối, mắt nhìn thẳng nhưng tốt nhất là nhìn vào phần cổ áo người phỏng vấn, tránh nhìn thẳng mắt họ nha.
Kết thúc phỏng vấn nhớ cảm ơn, trc khi ra khỏi phỏng thì cúi đầu chào lần nữa và nói “失礼致します”.

2. Người phỏng vấn bạn

Tất nhiên, chính là giáo sư mà bạn chọn làm người hướng dẫn trong tờ đăng ký thi vào trường cùng với vài giáo sư khác cùng khoa nữa. Số lượng người phỏng vấn tùy theo trường và khoa sẽ khác nhau, nhưng trung bình là 2-5 người.
Như ở trên mình đã nói, nếu bạn đã hẹn gặp được giáo sư từ trước và họ có ý muốn nhận bạn thì cuộc phỏng vấn sẽ nhẹ nhàng đi khá nhiều.
Người phỏng vấn chính sẽ là giáo sư bạn đã chọn, những người còn lại chỉ hỏi phụ thôi, số lượng câu hỏi không nhiều

3. Nội dung phỏng vấn:

Phần dạo đầu thường sẽ xoay quanh vài vấn đề như sau:
– Lý do du học tại Nhật
– Lý do chọn trường này khoa này
– Tại sao em lại chọn thầy làm giáo sư hướng dẫn?
– Trình độ tiếng Anh và tiếng Nhật của em thế nào?
– Có đang đi làm thêm gì không?
Nói chung mở đầu thì người ta sẽ dẫn dắt và hỏi những câu đơn giản để bạn bớt căng thẳng và sau đó đi vào phần chính. Nhưng cái này cũng hên xui, có trường mình thi họ chỉ vần mình lên xuống vs phần chính thôi.
Phần chính của cuộc phỏng vấn hay 90% câu hỏi sẽ xoay quanh bài “Kế hoạch nghiên cứu” của bạn nên hãy chuẩn bị thật kĩ. Bí quyết là hãy cố tình để vài lỗ hổng trong bài cho giáo sư hỏi chứ đừng làm chi tiết quá, người ta không hỏi gì trong bài đó lại mở rộng ra hỏi bên ngoài nhiều thì dễ chết lắm các bạn ạ. 
Một vài ví dụ về câu hỏi chung liên quan tới bài nghiên cứu:
– Hãy tóm tắt sơ qua về kế hoạch nghiên cứu của em.
– Tại sao em muốn nghiên cứu về đề tài này?
– Tại sao em muốn làm nghiên cứu này tại Nhật?
– Em nghĩ rằng phương pháp nghiên cứu này có thể thực hiện được không?
Và sau đó thì giáo sư sẽ đi vào hỏi chi tiết nhé, cái này thì tùy vào bài của bạn rồi.
Cuối cùng, có thể sẽ có giáo sư hỏi “Em có câu hỏi gì cho các thầy không?” Hãy cố gắng hỏi gì đó liên quan tới chuyên môn chuyên ngành hoặc bài nghiên cứu của bạn chứ đừng hỏi chung chung về trường về lớp nhé.
Tác giả: 憂珠沙華
Nguồn: Maybe You Missed This F***king News

Các kênh thông tin bổ ích của HannahEd:

– Website: https://hannahed.co/

Các group FB, cả nhà search là ra:

– Scholarship Hunters.

– Học bổng ngắn hạn, trao đổi, tình nguyện – HannahEd.

– English Club HEC.

– Job Hunters & Career Builders – HannahEd.

– Học bổng Chevening UK và IDEAS Ireland.

Instagram/Tiktok: @hannahed.co https://www.instagram.com/hannahed.co/

Youtube HannahEd có nhiều video phân tích học bổng từ ngắn hạn tới cấp 3, Đại học, Thạc sỹ, Phd, Việc làm (Facebook office tour..vv): https://www.youtube.com/channel/UCLLoijCMPyDi3U8tw9-K_EQ…

Các bạn cũng có thể gửi CV, câu hỏi về email hannahed.co@gmail.com, fan page https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/ và https://www.facebook.com/hoathanhdinh để được tư vấn miễn phí nhé.

Các lớp tìm và apply học bổng HannahEd, Mentor 1-1, Sửa hồ sơ, Tập phỏng vấn, Career Coach các bạn điền link: http://tiny.cc/HannahEdClassInfo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987