Fanpage mình hiện chị đang cập nhật rất nhiều bài học bổng khác nhau, mỗi bài lại có cách apply và giá trị nhất định. Thấy nhiều bạn còn lúng túng chưa nhận ra sự khác biệt giữa các nhóm học bổng và không biết dạng nào hợp với mình. Trong khi đó, việc lựa chọn 1 học bổng phù hợp với khả năng, nguyện vọng là một sự đầu tư tuy có phần không tốn sức mấy, nhưng hay bị mọi người bỏ qua và chính vì điều này đã làm giảm mất cơ hội của chúng ta.
Hôm nay chị tóm tắt lại 6 nhóm học bổng chính mà sinh viên Việt ta quan tâm tới cho các em dễ quan sát. Có gì không hiểu cứ comment bên dưới hỏi chị nghen 😉
Hôm nay chị tóm tắt lại 6 nhóm học bổng chính mà sinh viên Việt ta quan tâm tới cho các em dễ quan sát. Có gì không hiểu cứ comment bên dưới hỏi chị nghen
1. Full Scholarship (Fully funded): đây là dạng học bổng không chỉ bao gồm 100% học phí như chúng ta thường nghĩ mà còn hỗ trợ ứng viên khoảng chi phí cho sinh hoạt hằng ngày (tiền ăn, ở, tiền bảo hiểm y tế) và các khoảng hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu, học tập nữa. Nguồn học bổng này có thể đến từ các trường đại học top, đại học lớn trên thế giới cũng như các tổ chức chính phủ do đó quá trình apply khá căng thẳng và bao gồm nhiều vòng test, phỏng vấn để lựa chọn những ứng viên tốt nhất.
Ví dụ: các em có thể xem lại học bổng toàn phần Hà Lan (link: https://goo.gl/pdU6ns)
2. Tuition Fee Scholarship (hay tuition fee waiver): là dạng học bổng các tổ chức chỉ hỗ trợ 1 phần hoặc 100% tiền học phí nên ta vẫn phải đóng thêm phần còn lại và tự túc việc ăn ở. Học bổng thường có giá trị 1 học kì hoặc 1 năm, muốn được hưởng học bổng cho những học kì tiếp theo phải đạt được điều kiện trường đưa ra. Ngoài ra ứng viên sẽ không được hỗ trợ bất kì khoảng phí nào khác ngoài tiền học phí bên trên. Do giá trị không cao nên yêu cầu của dạng học bổng này thường dễ hơn nhiều so với các nhóm còn lại (trường sẽ yêu cầu các em apply như sinh viên bình thường và dựa trên bảng điểm, thành tích cá nhân xét học bổng) đây là dạng học bổng rất phù hợp cho các bạn muốn học tập tại các trường hiếm cho học bổng toàn phần.
3. Government Scholarship: nhóm học bổng này do các tổ chức giáo dục, chính phủ các nước dành riêng cho các ứng viên xuất sắc. Học bổng của chính phủ rất danh giá và có giá trị rất lớn. Chính phủ luôn cấp các suất học bổng toàn phần, hỗ trợ thêm tiền ăn ở, sinh hoạt phí, vé máy bay, chi phí cho sách vở, nghiên cứu cũng như các chính sách ưu đãi khác (ví dụ như học bổng New Zealand ASEAN sẽ hỗ trợ và sắp xếp luôn chi phí cho người phụ thuộc bạn, ví dụ như chồng/vợ và con đi theo trong thời gian học). Vì giá trị học bổng lớn nên thường có độ cạnh tranh rất cao. Cách thức tuyển dụng cũng rất nghiêm ngặt và có sự khác biệt giữa các tổ chức/ chính phủ.
Ví dụ: Học bổng Endeavour (chính phủ Úc), học bổng Huber Humphrey (Quốc hội Hoa Kỳ), học bổng New Zealand ASEAN (học bổng chính phủ New Zealand dành riêng cho khu vực ASEAN), học bổng Fullbright (chính phủ Hoa Kỳ), học bổng DAAD (chính phủ Đức), vv
4. Fellowship: chương trình này thường được các đơn vị tổ chức công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và đòi hỏi người tham dự phải có vốn kiến thức nhất định (bậc thạc sĩ trở lên) đến và tham gia trao đổi, tranh luận hoặc nghiên cứu về một đề tài nóng bỏng nào đó của xã hội chưa được giải quyết. Đây cũng là cơ hội lớn cho ứng viên đến học tập và gặp gỡ các chuyên gia trong ngành đến từ khắp nơi trên thế giới. Do đó tiêu chí tuyển chọn cũng đăc biệt hơn, ứng viên phải là người có chuyên môn tốt và tố chất gây ảnh hưởng tới người khác, có sức ảnh hưởng nhất định trong xã hội và đang nỗ lực hoạt động vì cộng đồng. Giá trị học bổng cao như học bổng chính phủ chị nêu bên trên. Thậm chí có những suất fellowship có thêm rất nhiều khoản hỗ trợ khác cho fellow như chi phí học tiếng (nếu như nước sở tại là một nước không nói tiếng Anh), cố vấn cho từng fellow (mentorship) trong lĩnh vực chuyên môn đó,… Thực sự nếu bạn nào có ý định theo hướng nghiên cứu, hãy nhắm đến các fellowship!
5. Foundation Scholarship: đây là dạng học bổng được tài trợ bởi một cơ quan, tập đoàn hoặc một tổ chức nào đó. Tuy thật sự rất hiếm nhưng cũng có một vài học bổng của ngân hàng rất nổi tiếng như học bổng CIMB ASEAN, World Bank Scholarship, Asian Development Bank/Japan Scholarship Program (JSP), Vạn Thịnh Phát, v.v. Khoản tài trợ cũng khá đáng kể và có thể lên đến Toàn Phần nhưng ứng viên cũng được yêu cầu trải qua nhiều vòng tuyển khá gắt gao. Ngoài lợi ích về giá trị học bổng, các tổ chức, cơ quan, công ty này còn tạo cơ hội việc làm, hoặc điều kiện thuận lợi để ứng cử viên được trau dồi kỹ năng/networking,…
6. Exchange/Conference Scholarship: học bổng dành cho trao đổi văn hóa/học thuật hoặc tham gia hội nghị được chia sẻ khá nhiều trên các diễn đàn và có nhiều lựa chọn dành cho học sinh Việt Nam mình. Điển hình là các chương trình trao đổi tại các nước Đông Nam Á như học bổng SHARE cho các trường thành viên. Ngoài ra một trong những học bổng trao đổi học thuật được ưa chuộng nhất có lẽ phải nhắc đến Erasmus Mundus của Châu Âu và JASSO của Nhật. Chương trình EM tuy luôn được xem như một học bổng lý tưởng để sinh viên học lên bậc Thạc Sĩ/Tiến Sĩ, mục đích chủ yếu của chương trình chính là xây dựng mối quan hệ giữa các nước và tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi văn hóa. Chính vì thế mà ứng viên có nhiều lựa chọn cho điểm đến du học của mình.
7. Need-based scholarship (financial aid): đây là chương trình học bổng dựa trên tình hình tài chính của ứng cử viên. Đa số các trường ĐH tư thục ở Mỹ có chính sách hỗ trợ cho các sinh viên quốc tế theo dạng học bổng này. Cũng giống với merit-based scholarship – mức học bổng được quyết định 100% dựa trên thành tích và năng lực của ứng cử viên, need-based scholarship cũng xem xét khả năng học thuật bên cạnh vấn đề về tài chính. Khi nộp hồ sơ vào những trường có chính sách need-based scholarship cho sinh viên quốc tế, các bạn sẽ được yêu cầu điền vào các giấy tờ kê khai tình hình tài chính của gia đình (CSS Profile/ISFAA/…). Và đúng như tên gọi của nó, nếu bạn chỉ có thể đóng được $25,000/năm mà tổng chi phí học tập 1 năm lên đến $65,000, bạn có thể sẽ được nhận vào trường với mức hỗ trợ là $40,000/năm. Chính vì điều này, nên nhiều bạn chọn nền giáo dục Mỹ vì chất lượng và chính sách hỗ trợ tài chính vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, nếu bạn cần càng nhiều tiền để học tại trường, tỉ lệ được nhận của bạn sẽ giảm rất nhiều so với 1 bạn có hồ sơ bằng hoặc kém hơn nhưng đóng được toàn bộ chi phí!
Chúc mọi người thành công trên con đường lựa chọn học bổng cho bản thân mình nhé!
Hà An
01/05/2018 at 9:48 pm
Chị ơi klq chút nhưng em muốn hỏi chị điều này: có phải tất cả các dạng full và government scholarship đều có điều kiện là sau khi học xong phải về VN làm việc trong 1 khoảng thời gian nhất định không ạ? Có học bổng government nào ngoại lệ và cho phép định cư luôn ở đó không chị?
khanhdinh91
11/05/2018 at 4:17 pm
Hà An tùy học bổng em nhé, ví dụ Endeavour của Úc không cần về nè em 🙂
Hao
01/05/2018 at 11:31 pm
Chị ơi, chị có thể cho em hỏi, dạng Need-based scholarship, những giấy tờ tài chính như CSS/ÌAA cụ thể là như thế nào ạ? Em cảm ơn chị.
khanhdinh91
11/05/2018 at 4:16 pm
Hảo ơi em vào group này có bạn hỏi và trả lời câu hỏi của em rồi đó:
https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/
Alex Tran
05/07/2019 at 4:05 am
Chị ơi cho em hỏi nếu mình đã ký hợp đồng postdoc và nhận lương cứng rồi và apply thêm research fellowship thì fellowship đó có được trả như phần lương thêm sau mức lương cơ bản không (do mình là applicant) ? Hay fellowship đó dùng để thuê 1 người làm khác (student, technician … ), hay là do mình và supervior bàn nhau và quyết định ? Thanks chị !
hoadinh
28/07/2019 at 4:20 pm
Cái này tuỳ chương trình, học bổng và giáo sư Alex ạ 🙂