Kinh nghiệm giành học bổng

Tìm hiểu về các cơ hội trao đổi sinh viên

Hồi học năm 3, năm 4, mình có ấp ủ dự định xây dựng 1 online network trong trường mình để kết nối và chia sẻ thông tin về các chương trình, cơ hội hay dành cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành Ngôn ngữ. Tuy nhiên do bận quá nên ý tưởng đó vẫn chưa thực hiện được. Gần đây có 1 người bạn hỏi mình về nguồn thông tin các cơ hội đó và gợi ý mình viết bài này nên post này ra đời. Mình nhớ hồi năm 3 mình cứ ước ao là giá như có ai đó inspire mình từ hồinăm 1 thì có lẽ mình đã không lãng phí nhiều thời gian năm đầu đại học đến vậy để tập trung cho các hoạt động ý nghĩa hơn. Thế nên hi vọng là ai đọc được bài này sẽ thấy có ích:)Lần đầu tiên nộp hồ sơ cho 1 chương trình exchange là do mình tình cờ đọc được thông tin trên facebook, sau đó nộp thử. Và cũng tình cờ sao là mình lại đỗ:)) Thế là từ đó bắt đầu tự mày mò tìm hiểu về các nguồn thông tin, tự đi tìm các cơ hội để thử. Phải nói là có giai đoạn mình cực kỳ active trong việc tìm cơ hội, tính trung bình mỗi tháng làm 1 cái application gửi đi, thậm chí 1 số chương trình mình biết là bản thân không hợp tiêu chí đề ra lắm nhưng vẫn cố làm để thử khả năng đến đâu và rèn kỹ năng viết hồ sơ. Cái danh sinh viên rất thuận lợi vì rất nhiều chương trình chỉ nhằm đến sinh viên mà thôi nên lúc còn là sinh viên thì phải tranh thủ:)

Mình chia các cơ hội thành 6 mảng sau: chương trình trao đổi sinh viên (trong nước và ngoài nước), cơ hội tình nguyện (có sử dụng tiếng Anh và không sử dụng tiếng Anh), internship, các chương trình học ngắn hạn, các cuộc thi, và học bổng du học. Mình sẽ viết 1 loạt bài để chia sẻ các cơ hội tương ứng với 6 mảng trên và bài cuối cùng sẽ tổng hợp link tới các nguồn thông tin cơ hội mà mình biết, đồng thời chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân trong việc chuẩn bị hồ sơ và tiêu chí lựa chọn của một số chương trình mà mình đã đỗ. Trong phần 1 của loạt bài này thì mình đề cập đến các chương trình trao đổi sinh viên/thanh niên trước (Ảnh feature của bài này không liên quan đến nội dung lắm do lâu rồi không đi chụp ảnh:)) Cả nhà thông cảm).

  1. Chương trình trao đổi sinh viên:

Một số chương trình nổi bật mà mình biết gồm có:

  • Các chương trình của Trung ương Đoàn: cập nhật tại websitedoanthanhnien và facebookBan Quốc tế Trung ương Đoàn. Mỗi năm Ban Quốc tế của Trung ương Đoàn nhận được kha khá thư mời của các nước để lựa chọn các đại biểu ưu tú tham gia các chương trình giao lưu thanh niên. Một số chương trình tiêu biểu của Trung ương Đoàn là:

-JENESYS 2.0: chương trình giao lưu thanh niên tại Nhật Bản, kéo dài khoảng 10-15 ngày, do chính phủ Nhật tài trợ toàn phần. Đa phần các chương trình JENESYS thiên về giao lưu văn hóa (chủ yếu ở homestay), có lần dưới dạng hội nghị (đợt kỷ niệm 40 năm Nhật Bản-ASEAN), hay những chương trình theo 1 chủ đề cụ thể (ví dụ Kinh tế, Kỹ thuật). Có đợt JENESYS chỉ mời 1 nước sang, hoặc 2 nước sang nhưng thông thường họ mời khoảng 15 đại biểu từ 10 nước ASEAN, ghép với các đại biểu bên Nhật thành các nhóm khác nhau. Vì thế tham gia những chương trình này sẽ quen được rất nhiều bạn:) Mình đã từng tham dự JENESYS và phải nói BTC bên Nhật đối đãi với đại biểu cực kỳ chu đáo, sự văn minh và vẻ đẹp của nước Nhật thì chắc chẳng cần nói nhiều mọi người cũng biết:) Mình có 1 note ngắn chia sẻ kinh nghiệm nộp hồ sơ JENESYS tạiđây.

– SSEAYP (Tàu thanh niên Đông Nam Á): mình phải nói đây là chương trình tuyệt vời nhất mà do Trung ương Đoàn đứng ra tuyển đại biểu, cũng là chương trình khó nhất. Đây cũng là 1 chương trình do Nhật Bản tổ chức với sự tham gia của 10 nước ASEAN. Chương trình kéo dài đã hơn 40 năm. Mỗi năm sẽ có 29 thanh niên đại diện mỗi nước được lựa chọn tham gia chương trình. Trong vòng 2 tháng, các đại biểu sẽ ở và sinh hoạt trên một con tàu tên là Nippon maru, tham gia các chương trình trên tàu theo các nhóm chủ đề khác nhau. Con tàu sẽ cập bến 6 nước (trong đó chắc chắn có Nhật Bản) và dừng lại ở mỗi nước trong 10 ngày để các đại biểu ở homestay và tìm hiểu về cuộc sống địa phương. Vì đây là một chương trình rất lớn nên khoảng 2 tháng trước khi chương trình diễn ra, các đại biểu mỗi nước đã phải tập trung lại để chuẩn bị đồng phục, văn nghệ, quay clip giới thiệu,…

-AISEP (chương trình giao lưu ASEAN-Ấn Độ): nhìn chung chương trình này giống như Jenesys nhưng thay vì đi Nhật thì các đại biểu sẽ đi Ấn Độ.

Đây là 3 chương trình của Trung ương Đoàn mà mình thấy hầu như năm nào cũng tuyển. Điểm chung của cả 3 chương trình là lượng kiến thức văn hóa được học rất nhiều, chương trình được thiết kế rất hay. Bản thân đại biểu sẽ được tài trợ toàn phần và được chăm sóc cực kỳ chu đáo. Chẳng hạn năm mình đi JENESYS thì trước chuyến đi còn được 1 chuyên gia Văn hóa Đông phương dạy vềvăn hóa Nhật Bản, được lo toàn bộ giấy tờ thủ tục, ở khách sạn 5 sao,… Ngoài ra các đại biểu đều được tuyển chọn khá kỹ nên bạn có thể yên tâm là những người cùng đồng hành với mình sẽ toàn là trai xinh gái đẹp, ai cũng giỏi giang ưu tú hết:)) Mình vẫn luôn nghĩ 10 ngày ở Nhật là 1 trong những khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời này:)

Ngoài 3 chương trình trên thì TWĐ còn thỉnh thoảng có 1 số chương trình giao lưu (tài trợ toàn phần hoặc bán phần) sang Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Cambodia. Những chương trình này có thể không cố định hằng năm nên cần update thông tin liên tục và vì không cố định nên theo ý kiến cá nhân thì mình nghĩ sẽ không hay bằng 3 chương trình trên.

Tiêu chí lựa chọn của TWĐ gồm các yếu tố sau: hoạt động Đoàn Hội tốt, có kiến thức hiểu biết về ASEAN, Việt Nam và chương trình, có năng khiếu là 1 lợi thế, ngoại hình khá (do mỗi đại biểu sẽ là đại diện của 1 nước nên yêu cầu cũng khá cao). Lưu ý là nếu bạn đã từng tham gia 1 chương trình của TWĐ thì cơ hội để bạn được đi thêm 1 chương trình nữa là ít hơn nên vì thế hãy lựa chọn chương trình đi phù hợp để nộp hồ sơ.  Mình có contact của anh chị từng là alumni của các chương trình trên nên nếu ai quan tâm thì mình có thể làm cầu nối cho các bạn:)

Chương trình có quy mô vừa, bao gồm khoảng 40 đại biểu đến từ các nước tiểu vùng sông Mekong. Chương trình do trường Đại học Chulailongkorn của Thái Lan host. Các đại biểu sẽ được ghé thăm các nước có sông Mekong chảy qua và học hỏi về văn hóa cũng như đưa ra các sáng kiến phát triển cho khu vực này. Lưu ý chỉ sinh viên năm 1, 2, 3 mới được nộp hồ sơ.

Chương trình khá lớn do Đại học Quốc gia Malaysia làm host và có liên kết với Ban thư ký ASEAN cũng như tổ chức thanh niên tại các nước ASEAN. Tùy từng năm mà số lượng đại biểu thay đổi, như năm đầu tiên của chương trình cũng là năm mà mình đỗ thì họ chọn 100 thanh niên từ hơn 800 hồ sơ của 10 nước ASEAN. Nhưng năm tiếp theo thì chỉ chọn có 75 đại biểu thôi. Đây là chương trình học kết hợp tình nguyện kéo dài trong 5 tuần, thiên về chủ đề môi trường. Điểm hay của AYVP là họ kết nối được các alumni nên có rất nhiều dự án cộng đồng hay ra đời sau chương trình.

  • Các chương trình của ASEF

ASEF viết tắt của Asia-Europe Foundation (Tổ chức Á-Âu). Họ có một số chương trình cho các thanh niên có tiềm năng lãnh đạo, những người có sáng kiến trong việc phát triển mối quan hệ Á-Âu (VD ASEF Summer University, ASEF Young Leaders Summit,…). Các chương trình này có thể được tổ chức tại 1 nước châu Á, châu Âu hoặc cho đại biểu đi tận vài nước:) Để cập nhật thông tin nhanh nhất thì tốt nhất là nên subscribe newsletter của tổ chức này tạiđây.

Chương trình do Hesselbein Global Academy thuộc Đại học Pittsburg (Pennsylvania, Hoa Kỳ) tổ chức. Mỗi năm họ chọn 50 người trên toàn thế giới có tiềm năng lãnh đạo để tham gia vào cái summit này. Người được chọn sẽ được tài trợ chi phí ăn ở trong hơn 1 tuần tại Mỹ và được cấp tối đa 500USD vé máy bay (phần còn lại phải tự chi). Ngày trước cũng không hiểu sao mình lại mèo mù vớ cá rán mà đỗ được cái chương trình này:)) Đỗ xong thì cũng bỏ không đi vì không được tài trợ toàn phần:)) Bây giờ thấy tiếc tiếc, có apply lại họ cũng không nhận nữa:)) Mọi người cứ mạnh dạn mà nộp, không phải sợ:))

  • Greater Mekong Subregion (GMS) Youth Forum

Đây là chương trình khá to do Asian Development Bank đứng ra tổ chức dành cho các thanh niên có mục tiêu, sáng kiến phát triển khu vực GMS. Chương trình mới diễn ra 2 năm, không biết khi nào có tiếp. Vì thế cập nhậtnewsletterlà cách tốt nhất để nắm được thông tin.

Đây cũng là một chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo cho người trẻ tuổi do tập đoàn Hitachi khởi xướng. 1 điểm mình không thích về chương trình này là họ chỉ tuyển sinh viên Ngoại thương và Ngoại giao trong khi sinh viên 2 trường này vốn dĩ đã có nhiều cơ hội đi exchange rồi. Đợt đó mình có gửi thẳng CV cho chị coordinator của chương trình và chị ý reply rằng CV mình rất tốt nhưng vì không học 2 trường kia nên không được:(

Đây là festival sinh viên lớn nhất thế giới, được tổ chức tại Norway, 2 năm 1 lần. 450 sinh viên trên toàn thế giới sẽ được lựa chọn tham gia chương trình và tham dự vào 18 chủ đề khác nhau. Các sinh viên sẽ được tài trợ ăn ở Norway và chỉ có 1 số bạn được tài trợ vé máy bay mà thôi. Ngày trước mình cũng đã đỗ chương trình này nhưng vì không được tài trợ vé máy bay nên đành không tham gia. Vốn dĩ mình dự định sẽ apply lại ISFiT 2017 vì dù sao cũng đang ở Đức, đi từ Đức sang Norway không quá khó khăn. Tuy nhiên mình vừa phát hiện ra mình bị lỡ mất deadline và thời gian tổ chức chương trình cũng trùng mùa thi nên chắc chắn không đi được. Đỡ tiếc 1 tẹo. Chương trình tiếp theo sẽ vào 2019, lúc đó hết là sinh viên rồi nên chắc chẳng được đi festival này:(

  • Các chương trình YSEALI

YSEALI – Young Southeast Asian Leaders Initiative (Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á) là chương trình do Tổng thống Obama công bố dành cho các thủ lĩnh trẻ của 10 nước ASEAN. YSEALI có rất nhiều chương trình hay, từ các workshops, conferences, exchange programs tới các học bổng academic. Để cập nhật thông tin nhanh thì đăng ký newsletter tạiđây. Hiện nay YSEALI đang tuyển đại biểu cho YSEALI GenerationGR3EN workshoptại Brunei, deadline 24/11/2016.

Chương trình được tài trợ toàn phần bởi quỹ Fred J. Hansen, diễn ra tại California, Mỹ. Có lẽ vì diễn ra tại Mỹ nên ở Việt Nam ít có thông tin về chương trình này. Mình từng thử chuẩn bị application cho chương trình này thì thấy có vẻ chủ đề chương trình rất đa dạng, vừa có yếu tố học thuật, lại vừa có văn hóa, tôn giáo, với mục đích là kết nối participants vì 1 tương lai hòa bình. Yếu tố leadership lại không được nhấn mạnh lắm.

Trên đây là một số chương trình tạm thời mình nghĩ ra. Khi nào nhớ ra mình sẽ update thêm. Trong thời gian đó mình sẽ cố gắng viết thêm bài mới trong chuỗi bài này.

Source: https://jannynguyenblog.wordpress.com/2016/11/03/tong-hop-nguon-thong-tin-ve-cac-co-hoi-danh-cho-gioi-tre-phan-1/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987