Một bài sharing từ bạn Phan Nguyễn Đồng Khởi cực kì hữu ích trong group https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter của page nè cả nhà ơi. Chúc mọi người một ngày năng suất nhé
____________________________
Chào mọi người, mình là một thành viên nằm vùng khá lâu ở trong nhóm. Gần đây thì số lượng thành viên càng đông, số lượng bài viết về hồ sơ xin du học càng nhiều, và hầu hết hồ sơ nào cũng “khủng”. Và điều này còn có một tác hại là gây áp lực đến những người khác, và đó cũng là lí do mình viết bài viết này, viết về những điểm mù của những người muốn đi du học. Chính bản thân mình cũng là người tự rút ra những “điểm mù” này trong quá trình ở trong nhóm và quá trình tìm kiếm học bổng. Bài viết này được lấy ý tưởng từ sách “Bí quyết ứng tuyển vào Harvard của tác giả Shaun Rein”, kèm vào đó là những nhận thức khác của mình ^^
ĐIỂM MÙ 1: NHỮNG NGƯỜI MUỐN ĐI DU HỌC, VÀ CẢ DU HỌC SINH ĐỀU PHẢI CÓ HỒ SƠ KHỦNG, VẬY LÀM SAO MÀ TÔI CẠNH TRANH LẠI?
Mình nghĩ điểm mù này là điểm mù cực kì phổ biến mà ai cũng sẽ nghĩ đến một lần. Nhưng xét theo mặt thực tế, việc đi du học thì bạn chỉ đi cho riêng bạn, cớ sao phải ngó nghiêng sang người khác? Không nhắc đến việc bạn lấy nó ra làm một hồ sơ để mình có thể học hỏi, tìm về những cái thiếu và mất mát trong đấy. Đồng ý là có rất nhiều bạn có hồ sơ rất khủng, nhưng ta đâu thể so họ có bằng với học sinh trường họ nhắm đến không, càng không thể so họ có phù hợp ở trong trường mình hay không. Không nhắc đến những người “đú”, thì những người thật sự muốn du học họ sẽ tìm kiếm thông tin, điểm mạnh của trường để rồi đó biến tấu hồ sơ của họ sao cho phù hợp, dễ nhìn và hợp mắt. Chứ ngược lại với một vài hồ sơ có HĐNK “tràn lan đại hải”, không có cái nào match cái nào, thậm chí còn chả match với trường họ học, thì những người lâu năm nhìn vô đã bất lực, huống chi là đại diện trường. Và mình thấy các hồ sơ này chủ yếu là fake và mang tính chất khoe khoan, những người đăng ấy đều có hồ sơ “pro”, nhưng những câu hỏi họ hỏi thì như giun đất, tự tìm còn thấy, chưa kể còn nhiều người giả “noob” cực kì :))). Mà sau cùng, thì thứ mà những người muốn du học và du học sinh khác nhau chính là hoài bão và ước mơ to lớn. Họ mang trong mình ước mộng và họ có trách nhiệm với nó, họ biết họ nên làm gì và ở đâu, mình phù hợp cho cái gì. Nếu bạn thật sự chịu chi và có một dự định rõ ràng cho việc du học của mình, cớ chi phải sợ? Tóm lại một câu mình thấy tâm đắc nhất, thứ trường chọn bạn chính là sự phù hợp và xứng đáng, rồi họ đào tạo bạn thành thiên tài, chứ không phải họ chọn bạn vì bạn là thiên tài.
ĐIỂM MÙ 2: TÔI Ở VÙNG XA, TRƯỜNG TÔI GẮT, BLA BLA… NÊN CƠ HỘI CỦA TÔI SẼ KHÔNG CÓ.
Nếu bạn nghĩ bạn thật sự là một con người bất hạnh và khó khăn đến thế, thì mình khuyên bạn nên tự giải quyết nếu thật sự muốn đi du học. Liệu khi phỏng vấn, họ có hỏi bạn học ở trường vùng sâu xa hông? Rồi hồ sơ có cho bạn giải thích vì sao bạn bị điểm thấp hay HĐNK không nhiều hông? Vậy phải bao biện và lấy nó làm khiên chắn cho độ “chịu chơi” của bản thân chứ. Muốn tìm HĐNK mà ở vùng hẻo lánh, thì tìm cuộc thi Online trên YBOX, Project Community, v.v.., ôn chuyên rồi đi thi, tìm sự kiện cuộc thi quốc tế. Muốn GPA cao dù ở trường chuyên thì càng phải chăm hơn nữa, học nhiều hơn, tìm phương pháp phù hợp cho bản thân, tự mình phấn đấu. Cá nhân mình thấy việc đăng cầu cứu như vậy thì sau cùng người tự giải quyết sẽ là bạn, chứ mentor còn lâu mới giúp nổi.
Ngoài ra mình còn thấy nhiều bạn có tính rất lạ: ”Mình sẽ không thi cuộc thi ABCXYZ đâu vì mình sẽ thua” ”Mình không thi chuyên được vì mình bận yêu người iu , ABCXYZ…?” Thế thì bạn không du học được đâu, ở nhà chăm người yêu nhé. Có một điều bạn cần nhận ra là, lí do họ cần hoạt động ngoại khóa của bạn là vì kinh nghiệm của bạn. Gửi đến những bạn có HĐNK hay giải nhiều tràn lan đại hải, nếu đến vòng phỏng vấn, bạn có thật sự kể được kinh nghiệm và câu chuyện thật sự thú vị về nổ lực của bản thân, thay vì kể cuộc thi đó cao như nào không? Thậm chí những người dù tạch nhiều cuộc thi, vẫn sẽ có những câu chuyện hay, những kinh nghiệm xương máu và khoảng thời gian cố gắng của mình khi đã không ngậm thìa vàng sẵn. Mình không có ý bảo bạn phải tự bịa ra những kinh nghiệm, bài học bạn rút ra từ các cuộc thi, mà là nếu bạn đi nhiều nơi, tham gia nhiều đến vậy, mà lại không có một tí câu chuyện hay bài học nào, thì có lẽ họ sẽ cân nhắc lại liệu bản có phù hợp hay không đấy ^^.
ĐIỂM MÙ 3: CÁI GÌ CŨNG TẠI MENTOR.
Mình không định viết về cái này, nhưng mà mình có đọc qua được bài viết của chị Jenny, và nhìn qua các hiện trạng trên các nhóm, v.v. Thì mình nghĩ lấy cái này làm điểm mù thì cũng chẳng sai. Mentor, nghĩa là một người hướng dẫn, một người định hướng và giúp đỡ cho mình. Những mentor luôn cố gắng tìm giúp bạn thứ bạn cần và định hướng cho bạn đúng đường, nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Nếu không may bạn không được như ý muốn, bạn buồn 1, mentor buồn 10. Vì một khi mentor muốn giúp bạn, nghĩa là họ thật sự muốn quan tâm và định hướng cho bạn đến nơi đến chốn. Nhưng cá nhân mình nghĩ đấy không phải là lí do để bạn trách móc với mentor của mình nếu mọi thứ không được như ý muốn. Mà nói tóm lại thì mình muốn nhắc đến tổng thể là nếu có ai đã có lòng giúp bạn, dù là ít hay nhiều, ít nhất hãy cảm ơn và biết cách để hành xử đúng đắn. Gần 4 tháng trước, mình có đăng bài viết về học bổng, và nhiều người đã nhắn tin cho mình. Hầu hết mọi người đều hỏi rất lịch sự và có câu hỏi kĩ càng, nhưng cũng không kém gì các câu hỏi mình không biết đường nào để trả lời: ” Tìm học bổng ở đâu “ ” Làm sao để du học “ ” Mình có IELTS, mình muốn đi trường top thì làm sao “ ……………..Và vô vàn những câu hỏi lạ đời khác. Mentor hoặc mọi người chỉ có thể giúp bạn khi bạn đủ hiểu biết, đủ lịch sự và đủ nhạy bén. Và trước sau mentor chỉ là người giúp bạn, người hoàn thành mọi thứ, người tự đưa ra quyết định cuối cùng cũng là bạn, vì thế đừng bao giờ đổ lỗi cho mentor.
ĐIỂM MÙ 4: THAM GIA THẬT NHIỀU HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHƯNG LẠI KHÔNG TẬP TRUNG CHUYÊN SÂU VÀO CÁI GÌ
Cái này thì chắc có lẽ đã được phổ biến và đề cập khá nhiều rùi, nhưng mà mình vẫn sẽ đề cập trong này vì nó phổ biến………….. Nhiều bạn có tham gia cực kì nhiều hoạt động ngoại khóa, đầy đủ mọi lĩnh vực nhưng sau cùng lại là hồ sơ bị loại đầu tiên. Cái này cũng liên quan đến việc khác là đừng dùng cùng một hồ sơ để apply cho tất cả các trường khác. Hồ sơ ngoài việc chứng minh và nói về bản thân, thì nó còn thể hiện sự quan tâm và tôn trọng của mình dành cho đại diện trường thông qua hình thức, trình bày và cả nội dung. Giả sử bạn muốn học IT, mà hồ sơ thì toàn giải âm nhạc, nhảy múa, ABCXYZ thì nó sẽ làm lạc đi các giải chuyên sâu về ngành bạn học. Nói gọn hơn là apply cái gì thì thêm cái đấy chứ đừng thêm tất cả, họ chỉ tốn thêm thời gian để đọc thôi.
Các hoạt động ngoại khóa bạn cần để apply trường top thì nó sẽ lại khác. Nếu bạn muốn apply các trường top thì nên có các giải quốc tế hay các giải khó ăn để tăng sự cạnh tranh của hồ sơ, nếu không có thì mình khuyên là cũng nên góp thêm vài hoạt động từ thiện. Bài này đến đây là hết rùi, và caution lần cuối thì bài này chỉ lấy ý tưởng chứ không lấy nội dung của cuốn sách “Bí quyết ứng tuyển vào Harvard” của Shaun Rein. Để biết nhiều hơn là điểm mù thì mình cũng khuyên mọi người đọc thử, chỉ có giá 90k thui. Ảnh này là ảnh mình chép bài bằng sơ đồ tư duy, có ai muốn mình làm bài viết về cái này hong.
———————————
Xem nhiều bài viết của mình hơn tại: [https://tuocxnee.wixsite.com/blognaykhongxam](https://tuocxnee.wixsite.com/blognaykhongxam)
____________________________