Kinh nghiệm

5 DẠNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP KHI XIN THỰC TẬP/XIN VIỆC.

1. Câu Hỏi Chung (Background Questions)

Đây được coi là những câu hỏi cơ bản và dễ dàng trong hầu hết các cuộc phỏng vấn. Chúng được coi như một “công cụ” làm nóng và giúp cho đoạn hội thoại được tự nhiên hơn khi ứng viên đã thích nghi với môi trường và con người mới. Các câu hỏi này nhằm đào sâu xem bạn là ai, học ngành gì, có sở thích cá nhân đặc biệt nào không? Tuy nhiên những thông tin này không đem lại quá nhiều ý nghĩa đối với nhà tuyển dụng.

Ứng viên nên chuẩn bị chu đáo cho câu trả lời này vì nó sẽ giúp lấy lại bình tĩnh khá nhanh nếu vượt qua một cách trơn tru. Bạn cần thể hiện mình là người nhiều năng lượng, nhiệt tình và luôn giữ được giao tiếp bằng mắt trong suốt câu trả lời đầu tiên này.

Một vài câu hỏi phỏng vấn thường gặp sẽ như sau:

  • Bạn giới thiệu đôi chút về bản thân? (Tell me a little about yourself?)
  • Nói cho tôi đôi chút về một lớp học hiện giờ của bạn? (Tell me about one of the classes you are taking right now?)
  • Môn học nào bạn yêu thích nhất? (What class did you enjoy the most?)
  • Điều gì khiến bạn luôn bận rộn và áp lực khi còn là sinh viên (What has been keeping you busy on campus lately?)
  • Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi (What do you enjoy doing in your free time?)

2. Câu Hỏi Về Trải Nghiệm Cuộc Sống (In-Depth Experience Questions)

Sau khi cả 2 bên đã tỏ ra thoải mái với không khí nói chuyện một cách cởi mở, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu ứng viên sâu hơn với các câu hỏi về trải nghiệm của ứng viên từ đó đánh giá sự phù hợp của các ứng viên tiềm năng. Những câu hỏi này không chỉ đánh dấu sự chuyển đổi từ những câu hỏi đơn giản sang phức tạp mà còn đánh dấu bước chuyển các câu hỏi từ phần thông tin cá nhân sang các hoạt động làm thêm và ngoại khóa đáng chú ý mà bạn trình bày trong CV.

Thay vì việc nhắc lại những gì bạn đã ghi nhận trong CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và tìm kiếm sâu hơn các đặc điểm cá nhân khiến bạn phù hợp thông qua hỏi chi tiết các trải nghiệm. Ví dụ: ngoài việc muốn biết công việc của bạn là gì họ cũng rất muốn biết trách nhiệm của bạn trong công việc, khó khăn mà bạn đã gặp phải và bạn đã làm thế nào để vượt qua khó khăn đó.

Những câu hỏi này cũng sẽ được áp dụng để hỏi bạn về các hoạt động ngoại khóa bên cạnh việc học tập trên trường. Bạn sẽ khó có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng nếu chỉ trả lời rằng “mình thích thì mình tham gia thôi”. Mọi hoạt động đều nên được trình bày tỉ mỉ về nguyên nhân tham gia và các thành tích cũng như kỹ năng bạn thu nhận được thông qua việc bạn làm việc trong tổ chức. Bạn cũng cần thể hiện sự cống hiến, chăm chỉ và những lợi ích tích cực của bạn đã mang đến cho tổ chức trong suốt thời gian bạn tham gia hoạt động.

Những câu hỏi phỏng vấn cụ thể bạn có thể gặp:

  • Trách nhiệm chính của bạn trong công việc đó là gì? (What were your responsibilities at this job?)
  • Khó khăn nhất bạn gặp phải khi thực hiện công việc? Bạn đã vượt qua khó khăn đó như thế nào? (What was the most difficult aspect of this job? How did you handle it?)
  • Bạn đã cải thiện được điều gì trong công việc của bạn? (What is something you improved at this job?)

3. Câu Hỏi Xử Lý Tình Huống (Behavioral Questions)

Các câu hỏi về xử lý tính huống thường là những câu hỏi khó nhất trong một cuộc phỏng vấn vì đó không phải là một câu hỏi được lấy ra từ CV của ứng viên. Ứng viên thường phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị kỹ càng và trau chuốt cho câu trả lời nhưng đôi khi lại chệch hướng vì nhà tuyển dụng lựa chọn một tình huống thường sẽ rất bất ngờ với ứng viên để kiểm tra khả năng phản ứng nhanh trong việc ứng đáp.

Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên suy nghĩ một khoảng thời gian để sắp xếp ý trước khi đưa ra câu trả lời chính thức. Bạn cần có thời gian suy nghĩ để đưa ra ý tưởng thay vì đưa ra các ý kiến ngay cho câu hỏi vì nhà tuyển dụng luôn yêu cầu một câu trả lời có chất lượng chứ không phải một ý kiến chỉ để lấp đầy khoảng trống. Nếu được hãy liên tưởng và kết nối tình huống bạn đang gặp phải với một tình huống tương tự trong cuộc sống của bạn và đưa cho nhà tuyển dụng một cách dài quyết hiệu quả và tích cực.

Một vài câu hỏi cụ thể bạn có thể gặp trong vòng phỏng vấn:

  • Bạn có thể đưa ra một ví dụ về tình huống bạn phải làm việc dưới một deadline rất chặt? (Give me an example of when you had to work under a seemingly impossible deadline?)
  • Bạn đã bao giờ từng làm việc trong một nhóm mà ở đó mọi người đều không hài lòng về nhau? Bạn giải quyết tình huống đó như thế nào? (Have you ever worked in a team setting where not everyone in the team agreed? How did you handle it?)
  • Bạn đã bao giờ làm việc trên cả trách nhiệm của bản thân để đạt một thành quả nào đó chưa? (Can you tell me about a time when you went above and beyond your responsibilities to help accomplish something?)

4. Câu Hỏi Chuyên Ngành (Technical Questions)

Các câu hỏi chuyên ngành thường rất ít khi được hỏi (trừ Deloitte) vì bạn sẽ rất khó để chuẩn bị cho trọn vẹn những kiến thức này. Câu hỏi chuyên ngành thưởng chỉ được hỏi khi nhà tuyển dụng đã khá yêu thích bạn và họ muốn thử thách bạn chút ít vì Big4 biết rằng các bạn dù học chuyên ngành gì cũng sẽ được đào tạo lại để phù hợp hơn với nhu cầu làm việc tại đây. Big4 hiện tại có tỷ lệ người ngoài ngành khá cao nên họ khá thành thục trong việc đào tạo những người không học đúng chuyên ngành trở thành một nhân viên tốt cho doanh nghiệp.

Dù sao thì việc chuẩn bị thật chu đáo cho những câu hỏi này cũng sẽ khiến bạn ghi điểm rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

Những câu hỏi bạn thường gặp sẽ liên quan đến:

  • Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS), Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS)
  • Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (ISA)
  • Các kiến thức về kế toán tài chính, kế toán quản trị, và kiểm toán (Bạn có thể tìm hiểu thêm ở các môn học F1, F2, F3 và F8 của chương trình ACCA)

5. Câu Hỏi Khác

Ngoài những câu hỏi có thể xếp nhóm bên trên, ứng viên sẽ bị hỏi những câu hỏi khác khá quan trọng. Những câu hỏi này không quá khó như những câu hỏi tình huống nhưng cũng đòi hỏi ứng viên có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn.

Các câu hỏi bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Điểm mạnh nhất của bạn là gì? (What is your greatest strength?)
  • Điểm yếu nhất của bạn là gì? (What is your biggest weakness?)
  • Miêu tả một chút về phong cách làm việc của bạn. (Describe your working style.)

 

Nguồn: sapp.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987