Chia sẻ tài liệu

Cách viết Academic CV nộp Graduate School

Mọi người thường hay lẫn lộn CV và Resume, nhưng khi nộp grad school, research program, hay academic jobs, bạn phải nộp Academic CV chứ không phải là resume.

Mình sẽ phân tích lý do tại sao trong giới học thuật dùng Academic CV (chứ không phải resume). Đối với Master/PhD students (early-career researcher) thì việc thay đổi chủ đề nghiên cứu, hay làm một project mà không ra kết quả được xem là … chuyện có thể chấp nhận (nhiều senior scientists nói thế với mình). Thế nên các bạn không phải lo lắng nếu không có ‘kết quả’, vì Principle Investigator (PI) quan tâm nhiều hơn đến khả năng hiện tại, tiềm năng phát triển, cách chọn chủ để nghiên cứu, kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh, sự hiểu biết tổng quan về ngành, và bạn có thể đóng góp như thế nào đến project tại lab.

Khi phỏng vấn cho project không có kinh nghiệm và kiến thức, mình được hỏi rất nhiều về project trước – mặc dù các project này không hề liên quan đến project hiện tại (tại sao chọn quantititative chứ không phải qualititative, vấn đề của quantititative trong research là gì, v.v.) Hoàn toàn không có câu hỏi ‘thế có bao nhiêu publication rồi’, ‘kết quả nghiên cứu trước đây ra sao, ứng dụng là gì’.

Khi nộp tại US, hồ sơ sẽ được duyệt bởi một hội đồng (committee) trước khi được gửi đến từng PI. Có thể PI mà bạn muốn làm với không nằm trong hội đồng, và trong hội đồng có những người không quen thuộc với ngành hẹp của bạn. Vì vậy, bạn cần viết CV khéo léo để trình bày khả năng và hướng nghiên cứu từ trước một cách cụ thể và rõ ràng nhưng không được quá tủn mủn, dẫn đến việc làm người đọc khó hiểu.

Academic CV bao gồm nhiều thành phần như education, research experience, honors, publication, v.v. Trong bài này mình sẽ đề cập đến thành phần quan trọng nhất, quyết định 90% thành công của bạn: kinh nghiệm nghiên cứu (research experience).

RESEARCH EXPERIENCE

+++ Credential: Trường, chương trình (lab/department nào), và PI của bạn là ai. PI là người đứng đầu lab, bạn hoàn toàn có thể để tên người đứng đầu lab vào CV của bạn mặc dù bạn không làm việc trực tiếp với PI, vì khi PI nhận bạn vào lab thì PI đã một phần nhận nhiệm vụ đảm bảo cho bạn. Sau tên PI nên ghi rõ bằng cấp, ví dụ: PI: James Jones (Ph.D.). Nếu bạn làm với 1 grad student khác, bạn hoàn toàn có thể để tên PI vào credential, và để tên bạn grad student đó trong phần description, ví dụ: work with grad student James Jones (M.S.) on X

+++ Title: Nếu không có title chính thức, bạn có thể tự đặt, thường là Research Assisstant, Student Researcher, Honor Thesis Student, Master Student, v.v.

+++ Topic: Chủ đề của nghiên cứu, cố gắng viết tổng quát, không miêu tả quá tỉ mỉ vì không phải ai cũng thông thuộc với chủ đề của bạn. Bạn có thể đề cập đến technique (đặc biệt nếu bạn sử dụng technique mới hay phức tạp thì nên viết vào)

+++ Method: Bạn làm gì? Có các giai đoạn sau trong nghiên cứu (literature review, conduct experiment, analyze data, prepare manuscript/ present findings), bạn làm đến đâu thì miêu tả đến đấy.

Trong research experience của mình (xem hình): Mình viết câu đầy đủ về project (introduction to the topic), cho số liệu cụ thể về pool of data (method), và cung cấp thêm về publication. Phần publication có thể cho vào một mục riêng trong CV, nhưng vì là early-stage career không có nhiều publication, để ngay sau vào từng project sẽ tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn tìm được p

VỀ WRITING TECHNIQUE

+++ Bắt đầu câu bằng động từ. Nếu project đã kết thúc, dùng dạng quá khứ: Conducted experiments … Nếu vẫn đang làm: Conducting experiments

+++Viết tất cả các câu theo cùng một dạng ngữ pháp (consistency in writing): 
– Conducted experienment … Analyzed data: Tốt
– Conducted expriement … Be responsible for data analysis: Không tốt, ‘conducted’ và ‘be responsible for’ không cùng loại (pattern)

CÁC LƯU Ý KHÁC

+++ Nên chuẩn bị CV thật dài và đầy đủ chi tiết, sau này có yêu cầu giới hạn trang thì cắt bớt, nhưng vẫn đảm bảo có những thành phần cần thiết. Mình luôn có một CV dài 10 trang để cắt mỗi khi nộp đơn vào các chương trình khác nhau.

+++ Nếu anh chị nào đã đi làm industry thì tách hẳn professional experience thành một mục khác, không ghép chung với research experience.

Nguồn: Lan Trần
Note: Style viết để nộp cho US, chuyên ngành Social Sciences

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987