Kinh nghiệm giành học bổng

Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ du học từ A-Z (phần 2)

(Link phần 1: https://hannahed.co/?p=3359)

Tiếp theo, mình bắt đầu chuẩn bị hồ sơ nộp cho trường, cho đại sứ quán

Trong hồ sơ nộp cho trường của mình, gai nhất là 9 bài luận. Thực sự, viết luận là thời gian mình nhìn nhận đánh giá bản thân. Đọc một lượt câu hỏi, tớ nói: thôi rồi, không có gì để khoe hết…..thật sự lúc này thấy tự ti lắm, mình không có gì ghê ghớm để viết hết.. Cuối cùng, tớ quyết định “hãy thành thật và tự tin với chính con người hiện tại của mình” – “có sao viết vậy”. Mình mất 6 tuần để viết luận + góp ý + chỉnh sửa. (hơi lâu nhỉ!) Tối đó làm xong là đi karaoke với xóm nhà trọ xinh đẹp tầng 3 của mình.

Bài luận trong hồ sơ nộp qua Đại sứ quán, mình nêu được lý do nộp học bổng này là gì, thuyết phục họ mình là người xứng đáng được nhận học bổng, career plan (future plan) cố gắng thật khả thi, cụ thể đến mức có thể. Trong personal statement (PS), mình nói rõ về con người mình, về đam mê của mình, tại sao mình chọn ngành này, chứ không phải ngành khác, với ngành học mình chọn, sẽ giúp gì cho Việt Nam, đại khái kiểu ngành học có ích gì cho mình, cho Việt Nam.

Về thư giới thiệu (LoR): thường là một thư về academic, một thư cho professional. Riêng  mình là một thư về acedamic, một thư về soft skills. Theo mình, người viết thư giới thiệu không nhất thiết phải là người nước ngoài hoặc là người chức vụ cao; họ đơn giản chỉ là người hiểu rõ mình nhất, nêu bật được tính cách, khả năng học của mình, và có thể đưa ra những ví dụ chứng minh những gì họ viết trong thư giới thiệu khi University or  Embassy cross – check. Điều tối quan trọng nữa là những gì người giới thiệu viết phải hòa hợp và bổ sung cho PS của mình, và cùng với PS thể hiện được rằng mình là người phù hợp với tiêu chí chọn lựa của học bổng.

Vì điểm anh văn của mình không xuất sắc, mình lại làm test admission chứ không có GMAT, nên mình chú trọng vào LoR và PS- hi vọng sẽ là cứu cánh cho mình. Trong PS, mình cố gắng truyền tải đến người đọc niềm đam mê tha thiếtttttt với ngành học của mình nhiều đến mức;  mình sẽ quyết tâm đến mức nào để học tốt khi được học bổng, và cho họ thấy tính khả thi cực kì của career plan khi mình về Việt Nam. Nào. Thực sự mình nộp học bổng, trong tay không có gì là xuất sắc hết, chỉ có niềm đam mê cháy bỏng với ngành học thôi và mình hi vọng rằng sẽ có ai đó cho niềm đam mê của mình một cơ hội. Mình đã phải lên mạng tìm hiểu thật kỹ thực trạng ngành mình học tại Việt Nam, những yếu kém của nó, và hiện tại thì Việt Nam cần gì. Mình suy nghĩ rất kỹ những gì sẽ viết vào ở phần: “giúp gì cho Việt Nam khi trở về”. Chủ trương của mình ở phần này là không “đao to búa lớn”, chú trọng vào những cái nhỏ nhưng thực sự doanh nghiệp Việt Nam đang cần và mình có thể làm được. Nhớ lúc viết xong PS, đưa cho Thầy xem, Thầy phán một câu “bài luận của em chả có ấn tượng gì”, lúc đó thiệt điếng người như kiểu bao nhiêu công sức vào đó rồi mà “vẫn chưa ấn tượng”. Vậy làm sao? Mà đúng là mình cũng thấy còn quá sơ sài, thế là cặm cụi sửa chữa lần nữa, nhưng lần cuối này không dám đưa ai xem nữa, một phần vì đã đến deadline, một phần là tự tin rằng “tốt nhất có thể của mình rồi”. Hoho.

Nói chung, quan điểm của mình là nên nhờ tối đa 2 người đáng tin cậy nhất  để kiểm tra bài viết của mình và cho ý kiến. Nhiều người góp ý quá sẽ làm mình bị rối.

Phỏng vấn

26/11 mình được trường mời phỏng vấn, mừng quá, bù lại cho công cức làm bài test lúc 3h sáng để kịp có kết quả trong ngày và hú vía cho đang làm thì mạng bị out. Giáo sư cho mình đề xuất thời gian, lúc đó mình đừ cả người rồi, nhưng không thể trì hoãn ngày phỏng vấn thêm được nữa vì ngày 10.12 là hết hạn nộp hồ sơ Bên Đại Sứ Quán. Mình hẹn họ 16h 28.11 phỏng vấn. Ngày 27 nghỉ phép để tịnh dưỡng cho buổi phỏng vấn, nào ngờ  bệnh tình nặng hơn, đêm 27 mình vào viện, được chẩn đoán là sốt siêu vi, vô một chai nước biển, chích một mũi thuốc (thầm nghĩ trong bụng, có khi nào bị chích nhầm thuốc rồi đơ người luôn hok), mình nằm mơ màng không biết gì đến nỗi con bạn mình sờ vào trán mình xem bớt sốt chưa, mà cũng không nhận ra nó, chửi thầm trong bụng: đứa nào bị khùng hay sao vậy, đi chăm bệnh mà cũng chăm nhầm người J; mình được khuyến cáo là phải nằm viện và thực sự mình cũng muốn ở lại để có người chăm sóc, có y tá mang cơm cho mình; nhưng phải về thôi, chưa chuẩn bị gì cho phỏng vấn hết mà. 23h 27/11 nhỏ bạn chở về nhà ngủ đừ ra đến 10h sáng, lúc đó thực sự đầu óc tớ đông cứng lại, không có sức để mở mắt ra nữa;  nhưng hình như một động lực mạnh mẽ buộc tớ phải đi tiếp, tớ không cho phép mình gục ngã khi mà đã đi đến đây rồi. Với lại tớ cũng đã hết cơ hội với Chevening vì lỡ hẹn deadline, và Irish vì không đủ điểm IBT; BBS là cái phao cuối cùng nếu tớ muốn bơi sang Châu Âu năm 2013; phải bám lấy nó!. Vậy là cố mà ngồi dậy, lục đục cài skype, search thông tin trường thêm, xem lại bài luận đã chém gió những gì, xem kỹ lại chương trình học, tập nói cho lưỡi nó quen kiểu uốn éo, rồi tèn ten đến 3 giờ, mặc đồ đẹp (áo thôi, quần không cần đẹp. haha.), ngồi trước skype đợi trong trạng thái mệt vật vã. Đợi hoài đến 4h, sao hok thấy có ai gọi. Chết rồi, hay đầu óc có vấn đề, nên tính nhầm 10:00 bên đó thành 16:00 Việt Nam, bấn loạn check lại múi giời, nhẹ nhõm, mình đã tính đúng. Vừa lúc đó, có người mời skype. Hehehe.  Nhớ kỷ niệm của mình, mình phỏng vấn được khoảng 25 phút rồi (giáo sư có báo trước là PV sẽ kéo dài khoảng 30p), giáo sư hỏi mình: “How long have you been learning E”. Mình ấp úng…với suy nghĩ “chít rùi, chẳng lẽ nảy giờ mình nói quá trời mà Ông không hiểu gì hết hả”J và mình hỏi thẳng Ông ấy như thế luôn. Hoho. Cũng phải nói thêm là thời kì này mình xui xẻo, ốm đau liên miên, nghỉ phép liên tục, nhưng ở nhà cũng ko dám nghỉ ngơi, phải ngồi chuẩn bị cho 3 bộ hồ sơ. Mình vứt công việc qua một bên, thiệt đúng liều…

Cuối cùng ngày 3.12 nhận được admission letter, cuống cuồng tổng hợp hồ sơ cho ĐSQ vào ngày 7.12

Nói chung, trong phần apply ở trường, khi làm bài test, nhớ hãy tự mình làm, đừng nhờ ai hỗ trợ hoặc làm dùm, vì chắc chắn họ sẽ check lại có thực sự mình làm bài test hay không thông qua các câu hỏi khi phỏng vấn.

May mắn là mình chọn phỏng vấn qua skype thay vì điện thoại, vì có thể face to face, mình sẽ biết được giáo sư có hài lòng với câu trả lời của mình không mà chủ động nói thêm or im lặng chờ câu khác, và thêm nữa là tín hiệu skype tốt hơn. Một số bạn của của mình gặp vấn đề nghe không rõ khi phỏng vấn bằng điện thoại, dẫn đến phải hỏi đi hỏi lại; người phỏng vấn sẽ kiểu như hiểu là mình không hiểu những gì họ nói, chứ không phải tín hiệu không tốt.

Phỏng vấn ở Đại sứ quán cũng giống như Phỏng vấn qua skype với giáo sư thôi, có điều tương tác trực tiếp có khi làm mình run hơn. Mình đọc kỹ lại những gì mình đã viết trong hồ sơ, quan trọng là tại sao mình viết như vậy, suy nghĩ ra những câu hỏi có thể bị hỏi, tham khảo các website những năm trước, tập trả lời cho quen. Khi vào phỏng vấn, mình rất run nhưng sớm lấy lại bình tĩnh vì sự “thân thiện” của Ban giám khảo. Mình gặp một vài câu hỏi hóc búa, bí lù rùi đấy, ngưng 5-10 giây rồi cười khì một cái và trả lời đại theo những gì nghĩ được lúc đó. Nói chung là mình nghĩ nếu bạn chuẩn bị kỹ với những tình huống giả sử ở nhà thì bình tĩnh hơn. Sẽ luôn là những câu hỏi vây quanh chủ đề: giới thiệu bản thân, công việc hiện tai, tại sao chọn trường này, ngành này, học bổng này, hãy chứng minh bạn là thí sinh xứng đáng cho học bổng, khi về thì làm gì, giúp gì cho đất nước, bạn thích chương trình học của mình không, thích nhất môn gì, bạn có suy nghĩ đến những khó khăn khi du học không, nêu ví dụ một cái, nêu xong sẽ bị hỏi “sẽ làm gì với khó khăn đó”. Có lẽ câu hỏi mình nhớ nhất trong buổi phỏng vấn là “ Tôi thấy you biết hết rồi, vậy đi học chi nữa?”, mình bị hỏi câu này sau khi trả lời hội đồng câu “nêu một vài ví dụ mà bạn nghĩ ngành học này sẽ có ích cho công việc của bạn và có ích như thế nào”. Từ đây, mình nghiệm ra rằng: câu hỏi tiếp theo của mình sẽ phụ thuộc vào nội dung câu trả lời trước đó của mình

Chờ đợi kết quả

Giai đoạn này mình sẽ trải qua những cảm xúc đặc biệt trong đời, mà  mình nghĩ chắc  mình sẽ không có cơ hội nếm trải nó nếu không nộp học bổng. Đến thời điểm này mình nhận ra rằng những chuyện sau đây là  hoàn toàn bình thường (vì qua trao đổi với các bạn đồng hành với mình, mình thấy bạn nào cũng có tâm trạng y chang vậy) nếu mình thấy mình lo lắng, ngày nào cũng nhấn F5 TTVOL, F5 hộp thư cá nhân, thót tim khi đọc nhầm comment của ai và nghĩ rằng đã có kết quả, đau khổ thất vọng tưởng mình rớt vì mọi người đều đã nhận được mail, nhưng vẫn hi vọng thoi thóp biết đâu chưa gọi đến tên mình, và bỏ cuộc buông tay vì nghĩ rằng giờ này chắc đã thông báo xong hết rồi – mình rớt thật rồi, nhưng đến phút chót lại nước mắt giàn giụa vì biết mình đậu. Thót tim từng giai đoạn, chuẩn hồ sơ qua trường, test, phỏng vấn, kết quả phỏng vấn, rồi chuẩn bị hồ sơ qua đại sứ quán, rồi có được vào phỏng vấn không, chuẩn bị phỏng vấn, phỏng vấn, kết quả phỏng vấn, kết quả cuối cùng từ chính phủ Bỉ (BTC).

Vậy là sau gần 1 năm học anh văn (vừa học vừa chơi, vừa nghỉ đứt quảng và quyết tâm học hành 2-3 tháng cuối cùng) +  9 tháng từ lúc bắt đầu chuẩn bi hồ sơ  đến khi có kết quả cuối cùng với bao nhiêu mồ hơi, nước mắt, nụ cười, bệnh tật ốm đau, 3kg thịt mất đi, mình đã có được xuất học bổng toàn phần bằng với số tiền tiết kiệm 8,9,10 năm của mình (nếu với đồng lương hiện tại thì chỉ có ăn và tiết kiệm thui)

Phần thưởng này đã giúp mình tự tin hơn rất nhiều, để mình tin rằng dù mình không là người giỏi nhất, nhưng hãy là người cố gắng nhất, hãy ước mơ, hãy đam mê, hãy cố gắng và hi sinh cho ước mơ rồi thì chắc chắn ước mơ sẽ thành hiện thực.  Dẫu biết rằng con đường du học không phải toàn màu hồng, nhưng mình vẫn thích khám phá. Mình đang trong tư thế sẵn sàng chào đón những thử thách mới trong hành trình mới và tin rằng mình sẽ trưởng thành hơn, mạnh mẽ nhờ chúng. Mình vẫn sẽ lựa chọn cách sống nhiệt tình, đam mê, quyết tâm, tự tin và trách nhiệm; bởi lẽ luôn có chỗ mà ở đó “chúng ta” thấy cần nhau, và thấy những giá trị “ta” tạo ra.

Mình cảm ơn gia đình, Thầy cô, bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên mình đến ngày hôm nay; cả ttvnol và những bài chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Những lúc tưởng chừng như đã ngã gục thì ba mẹ nói “thôi, đừng buồn, năm sau thi lại con à”, hay đứa bạn đồng hành tận ngoài Hà Nội bảo “biết đâu sẽ có cơ hội tốt hơn chờ bạn đó chứ” – vẫn biết chỉ là an ủi nhưng cũng thấy nhẹ lòng và cậu đã sẵn sàng “í ới” khi tớ phát điên lên, cảm ơn người chị gái luôn lo cho sức khỏe của em gái với hàng đóng thuốc bổ và thức ăn, luôn cho em gái sự lạc quan nhất bằng những tin nhắn đúng thời điểm, cảm ơn người chị đồng nghiệp đã giúp em thêm mạnh mẽ, cảm ơn người Thầy đã cùng em đi từng bước của hành trình, dặn dò em từ những điều nhỏ nhặt nhất như đi phỏng vấn không được trang điểm đậm, không được sức dầu thơm quá nhiều hay pv xong thì phải xếp ghế lại ngay ngắn rồi mới ra về (thầy biết đâu, nhỏ học trò của Thầy vẫn “quê” kiểu sinh viên Thầy ơi), cảm ơn anh Chủ tịch dù bận rộn và vợ sắp sinh nhưng cũng tranh thủ viết LoR cho em, cảm ơn các băng nhóm đã bỏ qua cho bà Ba Hờ khi nhiều lần vắng mặt trong cuộc chơi đàn đúm, cảm ơn những cô bạn đã góp ý cho essay của tớ, cảm ơn cô bạn và  chị gái đã rơi nước mắt vì tớ để tớ biết rằng mình không cô đơn đối mặt với thất bại, cảm ơn người đồng chí Đoàn Hội  đã làm người đưa thư cho bao nhiêu giấy tờ từ trường để tớ hoàn thiện hồ sơ, cảm ơn cô em sẵn sàng tiếp tế dầu gió khi tớ cần vì chứng đau đầu thường xuyên và massage (lành mạnh) khi tớ mệt, cảm ơn nhỏ Voi cho tớ mượn cái USB 3G để tìm hiểu thông tin suốt quá trình apply vì những lúc cái máy tính già yếu của mình không thể kết nối với wifi, đã vác tớ vào viện, và đã cho tớ mượn căn phòng yên ắng để phỏng vấn skype với giáo sư.

Tất cả đã tiếp thêm sức mạnh cho mình đi đến cuối con đường. Hi vọng mọi thủ tục giấy tờ đều ổn để mình bước vào hành trình tiếp theo, con đường tiếp theo…..

3H.

Link gốc bài viết: https://ybox.vn/ky-nang/cau-chuyen-ve-hanh-trinh-xin-hoc-bong-du-hoc-con-duong-toi-di-5aea4d14423ebe4a92a75d6f?fbclid=IwAR2fDe2ImKfXykfm4RNjWhhjHrSSJ5gw0F1UriR3bn42DCbiCpd2Gp6zon4

2 Comments

  1. Bùi Hương Giang

    02/05/2019 at 10:31 pm

    Chị ơi cho em hỏi học bổng chính phủ NZ của chị có ràng buộc phải quay về làm việc cho nhà nước không ạ? Và có cần kinh nghiệm làm việc gì để app học bổng chính phủ không ạ?

    • hoadinh

      21/05/2019 at 4:57 am

      Chị không làm cho nhà nước ý :). Có em ạ học bổng yêu cầu 1- 2 năm kinh nghiệm em nha.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987