Lưu ý:
– T chưa từng học 1 lớp IELTS nào, nên chỉ viết những kinh nghiệm về tự học của bản thân t, những kinh nghiệm này có thể giống hoặc khác những điều các thầy cô IELTS dạy.
– Nói qua về background, thì t dân khối D, học chuyên Anh nữa nên về grammar t khá chắc chắn. Target ban đầu của t là 7.5 (thực ra trong lòng vẫn mơ mộng được hơn :3). Nên t nghĩ những kinh nghiệm này phù hợp nhất với các bạn target khoảng 6.5 và 7 trở lên (vì bỏ qua các bước củng cố ngữ pháp, phát âm, từ vựng cơ bản).
– Kinh nghiệm của t được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều anh chị đã từng đạt điểm cao IELTS như a Ngọc Bách, tài liệu thì cũng down chùa từ mấy page IELTS. Nhiều quá chả nhớ down đc ở những đâu nên tài liệu t ko gửi link mà ai cần gửi email t send cho nhé.
T sẽ nói về 3 quá trình học IELTS của t, CHUẨN BỊ, LUYỆN ĐỀ và LÊN THỚT. Chia theo 4 kĩ năng cho dễ theo dõi:
I. CHUẨN BỊ
Đây là quá trình mất thời gian và cũng là quan trọng nhất. Mặc dù dân học Anh nhưng mà khi mới bắt tay vào ôn, t thấy cực kì hoang mang vì chả biết bắt đầu từ đâu (nhất là Writing với Speaking). Cũng lên mạng search đủ các bài kinh nghiệm và chia sẻ, down 1 đống tài liệu về máy. Tuy nhiên, t khuyên là mng nên dành 5-7 ngày tìm hiểu tất cả các thứ liên quan đến IELTS, đọc các bài chia sẻ và sau đó TỰ LÊN KẾ HOẠCH cho bản thân mình, tự list ra các tài liệu mình cần, đừng tham down 1 đống ebook về xong rồi nhìn đã đủ nản chứ chưa nói đến học.
1. Listening
T từng rất kém listening, căn bản vì hồi c3 toàn làm đề chứ chẳng nghe nói bao h. Nhớ hồi xưa hỏi đứa bạn cao thủ giải quốc gia là “Làm sao để nghe được” thì nó bảo “Nghe nhiều là được”. Và đúng là thế. Cứ nghe nhiều là được.
Hè lên năm 3 t quyết tâm nghe TA nhiều (đợt đấy chưa nghĩ để thi IELTS), đọc được 1 bài chia sẻ của 1 chị về luyện nghe BBC trong tầm 2 tháng (t sẽ gửi nguyên văn bài chia sẻ ấy sau) và cày theo như thế suốt hè, cộng với thỉnh thoảng xem mấy phim Mỹ no sub nữa nên sau hè đấy trình nghe lên hẳn. Lưu ý là nghe theo kiểu CHỦ ĐỘNG, là nghe để hiểu nội dung chứ t tự thấy kiểu nghe thụ động ko hiệu quả lắm. Tập trung nghe xong chỗ nào khó hiểu quá thì tua lại hoặc xem script. Còn về việc học từ mới các thứ qua việc nghe thì vì lười t cũng chả học được mấy :v.
Nhờ việc nghe kiểu “chung chung” này mà khi bắt tay vào thử nghe IELTS thấy cũng ok, tầm được khoảng band 7, nên lao vào luyện đề luôn. Còn với những ai nghe chưa tốt lắm (trình độ hiện tại cách target band khoảng 1.5 trở lên) thì t nghĩ nên quay về luyện nghe “chung chung” thì hơn, vì làm đề mãi cũng nhích lên được ít lắm.
2. Reading
Với t thì reading là dễ thở nhất trong 4 cái, vì hồi trước làm bài đọc nhiều lắm rồi, IELTS thì nó dài với khó hơn thôi. Nên t ko chuẩn bị gì cho reading, đâm vào luyện đề luôn.
3. Speaking
Em này với em Writing thì khó nhằn rồi. Trước hết phải luyện pronunciation (chiếm 25% tổng điểm speaking). Ko cần phải nói hay, nói điệu đâu, mà quan trọng là phải phát âm đúng, chệch đi 1 tí ngta ko hiểu là fail luôn. Khi phát âm đúng, đủ âm cuối các thứ tự dưng nó sẽ hay hơn thôi J). Có 1 thgian t luyện theo American Accent Training, thấy cũng ok, ai theo được cả quyển thì rất tốt (t chắc học được 1/3 quyển, sau đó bỏ vì thích British Accent hơn :3). Không thì lên youtube cũng có nhiều kênh dạy phát âm đấy. Thực ra t ko luyện pronunciation nhiều, vì cũng lười mà sốt ruột muốn luyện Speaking luôn, nhưng trong quá trình nghe nhiều, nói nhiều cũng tự ý thức để nói chuẩn hơn.
Sau khi tìm hiểu về format Speaking IELTS thì thấy là Part 2 là khoai nhất với cần chuẩn bị nhiều nhất. Ban đầu, t đọc quyển IELTS Speaking của Mat Clark. Ưu điểm của quyển này là kết cấu khá rõ ràng, phù hợp với những ai chưa hiểu rõ về Speaking IELTS, có chia các Category lớn ở Part 2 (People, Place,…) và các Topic chủ yếu. Đợt đấy t học theo quyển này bằng cách chuẩn bị các Sample Answer cho 1 số topic cơ bản (như A famous person, A member of your family, A restaurant,…). 1 bài sample bao gồm các yếu tố về grammar (cố dùng kết hợp nhiều thì, cả hiện tại, hoàn thành, tương lai; mấy cấu trúc được được mà ko khó dùng lắm như “so/such..that”, mệnh đề quan hệ), vocabulary (dùng các từ có liên quan đến topic đấy, note lại mấy tính từ hay hay để mô tả người hay địa điểm). Nói chung là trong quyển của Mat Clark kia cũng có gợi ý những điều này rồi. Tuy nhiên, t ko đồng ý với 1 điều là trong đây ngta gợi ý những linking phrase rất dài dòng với cả đậm chất “học thuộc”, thực tế t nghĩ mng ko nên dùng (t sẽ share 1 bài tổng hợp các tips Speaking của thầy Simon có nói về điều này).
Tóm lại, giai đoạn chuẩn bị Speaking của t bao gồm:
– Tìm hiểu kỹ format và cách chấm Speaking
– Chuẩn bị Script cho 1 số topic chính Part 2 (đợt đấy ko động gì Part 1 với 3), tự nói và ghi âm lại, sau đó nghe lại và đánh giá (vì ko có partner nên ban đầu toàn tự sướng thế), đảm bảo nói trong tầm 2 phút hoặc hơn 1 tẹo (thường t ghi âm toàn hơn 2 phút, có khi 3 phút, nhưng thực tế lúc thi t có xu hướng nói nhanh nên vừa 2 phút).
4. Writing
Em này là đau đầu nhất với cả cũng khó tự học. T học theo style của thầy Simon vì thấy hợp với kiểu viết đơn giản mà logic, ko có mấy từ ngữ “khủng bố”. Chắc nhiều người cũng học theo cách viết này.
Đợt đầu t tập trung vào Task 1 vì hoàn toàn xa lạ với kiểu mô tả biểu đồ. Sau khi đọc hết các bí kíp này bí kíp kia để hiểu về Task 1, t vẫn thấy mông lung chả biết viết kiểu gì khi có quá nhiều số liệu hay thông tin trong vòng có 20 phút. Sau đó down được tips và 1 list bài mẫu task 1 band 9 chia theo từng dạng Table, Bar, Line, Pie, Map, Process của Simon về và áp dụng theo thấy khá hiệu quả.
T học theo từng dạng, ban đầu đọc các tips, sau đó phân tích bài mẫu xem Simon chia ý như thế nào. Trong quá trình cũng chú ý note lại vocab cho từng dạng (vocab về tăng, giảm, chiếm bao nhiêu, so sánh,…) và các loại cấu trúc dùng để đỡ bị lặp.
Nói chung phần này mng tự đọc các tips của Simon hay của các thầy khác, tự note lại, thử mô tả các biểu đồ và so sánh với bài band 9 của ngta. Chứ nhiều dạng bài thế t cũng ko biết nói chi tiết kiểu gì.
Còn task 2 thì thú thật là t ko chuẩn bị gì từ đầu, có down mấy bài mẫu task 2 của Simon để đọc nhưng ko phân tích nhiều như Task 1. T thấy có hướng dẫn của a Ngọc Bách để viết Task 2 khá dễ hiểu, mng có thể tham khảo ở page Tự học IELTS 8.0 của anh í.
II. LUYỆN ĐỀ
1. Listening
T làm đề trong các tài liệu sau, cơ bản là sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng như t thì nhiều khi làm đề dễ hơn lại thấp điểm hơn mấy cái Plus :v
– Bộ Cam (đợt đấy ko biết làm hẳn từ Cam 1 =)), nhưng mà nên làm từ Cam 6 vì mấy cái cũ lỗi thời rồi)
– Listening Actual Test 2008-2013
– IELTS for Academic Purpose (cái này thấy khó bỏ cha J)
– IELTS test Plus 3 (thấy ngta bảo quyển 3 sát nhất nên t chỉ làm quyển 3 vì cũng ko đủ thgian)
– IELTS Stimulation Test (thấy suggest nhiều nơi, cũng có down về nhưng chưa kịp làm :v)
Như đợt t thi thì đề khó hơn Cam 1 tí nhưng dễ hơn Plus 1 tẹo. Bình thường luyện đề t được khoảng band 7-8 (đa số là 7.5), hiếm khi được 8.5 và chẳng đc 9 bao h =)). Luyện đề nhiều khi lúc cao lúc thấp, nên chẳng may có bị thấp hơn dự kiến cũng đừng lo lắng quá.
2. Reading
Như đã nói từ trước, t đâm đầu vào luyện đề Reading luôn. Mấy tips về skim với scan t cũng đọc qua thôi, chủ yếu làm theo bản năng. Ban đầu thì vấn đề lớn nhất là thời gian, 1 tiếng làm ko xong được 3 bài dài dằng dặc. Nhưng dần dần làm rồi cũng quen. List tài liệu Reading:
– Cam (tương tự Listening)
– Reading Actual Test (2007-2011)
– IELTS for Academic Purpose
– IELTS test Plus 3
– IELTS Stimulation Test
T luyện được có 2 cái đầu, 3 cái sau ko có thgian luyện. Đi thi thì đề tương tự Cam. Bình thường ở nhà làm được có đúng 1 lần đúng hết, còn thì tầm khoảng trên dưới band 8.
Làm reading thì nên làm bài Heading sau cùng, T/F/NG thì đọc 2 câu một. Thường t thấy dễ nhất là mấy cái điền từ vào đoạn tóm tắt hay biểu đồ, nên cố gắng đọc kỹ để làm đúng mấy cái đấy, còn T/F/NG thì đúng sai thế nào ko biết đâu mà lần :v
3. Speaking
Sau 1 thời gian tự sướng với em này thì quyết định join 1 nhóm Speaking để làm quen với kiểu interview với cả luyện cả part 1 và 3. Tuần 1 lần đến nói và tự check cho nhau tầm 2-3 đề. Sau đó về t cũng note lại các ý với vocab các thứ. Topics Part 2 thì ngày càng nhiều và khó, mng (again) tham khảo trên trang a Bách về list đề Speaking và cố gắng chuẩn bị càng nhiều đề càng tốt. Chú ý nhiều đề gộp được và adapt được với nhau.
Tầm 1 tháng trước khi thi ngày nào cũng nói, nói nói nói méo cả mồm. Hàng ngày Skype với partner Trang (chế cũng vừa thi xong), 2 ce lần lượt nói rồi comment cho nhau. Đúng là nói nhiều rồi thì mấy cái linking các thứ nó cũng tuôn ra 1 cách tự nhiên, vocab cũng tự nhiên nhớ chứ ko cần học thuộc.
4. Writing
Task 1 thì vẫn tiếp tục quá trình viết – so với mẫu – note lại. Vì tự học ko có thầy chữa nên chỉ nên luyện viết những bài có mẫu band 9 của những thầy nổi tiếng như Simon (nhiều bài trên mạng ghi là Sample nhưng chất lượng ko đảm bảo đâu).
Trước ngày thi tầm 2 tháng t mới bắt đầu bắt tay vào viết bài Task 2 đầu tiên. Vấn đề lớn nhất là thời gian, viết ko kịp vì nghĩ nhiều quá =.=. Với Task 2 Writing thì t ko có nhiều kinh nghiệm lắm, vì ít thời gian ôn với cả làm theo cảm tính là chính, ko được bài bản.
T học từ các bài mẫu task 2 của Simon. Ban đầu dành mấy hôm chuyên viết Introduction gồm 2 câu, paraphrase lại đề bài, Conclusion chỉ cần 1 câu, cũng paraphrase lại nhưng theo cách khác. Cách paraphrase thì Simon hay nhiều page IELTS cũng có dạy rồi, t ko nhắc lại nữa.
Body thì thường và nên chia 2 đoạn, mỗi đoạn CHỈ nói về 1 ý lớn duy nhất, được thể hiện qua 1 câu topic sentence ở đầu. Trước thì t có xu hướng mỗi đoạn sẽ có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ ấy sẽ có explanation và/hoặc example. Nhưng bắt tay vào viết thì thấy nếu như thế sẽ viết rất dài (>300 từ), t đọc lại Sample của Simon thì thấy là trong 2 đoạn, thì 1 đoạn có thể có 2 ý nhỏ, còn đoạn kia chỉ cần 1 ý chính duy nhất và triển khai nó ra. Nghĩa là đừng tham nhiều ý quá, tập trung vào 1-2 ý cho mỗi đoạn và support nó. Cách triển khai ý thì t cũng tham khảo mấy bài chia sẻ về Chiến thuật chung task 2 của a Bách.
Viết thì chú ý dùng đa dạng grammar và vocab. Học cách viết 1 câu ghép nhìn cho “nguy hiểm” 1 tí, thay vì dùng động từ thì biến nó thành 1 cụm động từ +danh từ (vd: explain st = offer/provide an explanation for st), dùng bị động thay vì chủ động, mấy cấu trúc “If…” iếc,… Vocab thì thực ra trong 1 thời gian ngắn ôn thi ko thể “nhồi” được nhiều từ hay hay lạ lạ đâu, nên là học mấy synonym để tránh lặp (vd: government = national leader = authority,…), collocation các thứ, idiom thì thôi đừng học loạn hết cả óc =))
Tóm lại, trước thi tầm 1 tháng t mỗi ngày viết 1 đề Writing (cả task 1 và 2), set đúng 1 tiếng để làm (thường toàn quá giờ), rồi đổi cho partner chấm chéo, chủ yếu check lỗi dùng từ, collocation, ideas support chưa đủ,… Tất nhiên partner chữa ko thể bằng thầy chữa nhưng cũng sẽ nhìn ra được những lỗi mà mình ko tự nhìn thấy được.
III. LÊN THỚT
T lên thớt vào 1 ngày cuối tháng 10, trời mùa thu mát mẻ mỗi tội hơi mưa buổi chiều, mà mãi gần ngày thi mới nhận ra nó đúng là vào Halloween.
T thi ở IDP, vì đợt đấy phí vẫn là 3tr5. Nói chung thấy tổ chức ko được chuyên nghiệp lắm. Nhưng chả tâm, quan trọng là tâm lý mình lúc thi thôi.
– Listening: thi đầu tiên nên rất tâm lý, tim đập thình thịch luôn. Đáng lẽ nói từ phần trước nên quên mất, listening thì nên đọc THẬT KỸ mấy câu multiple choice (thường ở part 3) với cả part 4 nữa, tranh thủ thời gian lúc đầu còn đang đọc ví dụ part 1 với 30s sau mỗi part để đọc với gạch chân những key word của các phần sau, nếu có thể thì ghi mờ mờ xem chỗ này cần loại từ nào, đoán đoán đc thì càng tốt. Nên nhìn 2 câu cùng 1 lúc tránh bị miss mất câu sau. Nói chung là lúc thi sẽ rất căng thẳng với tim đập nhanh lắm nhưng đừng bị cuống quá thì miss mất mấy câu luôn.
– Reading: tâm lý thoải mái hơn Listening nhiều, cứ làm giống như lúc luyện đề thôi. Câu nào khó quá hay ko chắc thì bỏ qua, tí quay lại làm tự dưng thấy nó cũng đỡ khó đi tí =))
– Writing: bình thường làm toàn thiếu thời gian, lúc thi áp lực vào viết nhanh hẳn, nhưng vẫn ko có thời gian cuối để check lại bài. T khuyên là vẫn nên dành tầm 2-3’ check lại bài, cố gắng ko để mắc lỗi ngữ pháp nào (nghe nói nếu viết đủ 250 từ, ko mắc lỗi gì, ideas tạm tạm thì hoàn toàn đủ 6.5).
– Speaking: 1 tuần trước thi thì có mail báo là thi Speaking sau hôm thi viết, lịch chưa cụ thể. Cứ tưởng sẽ có thêm vài hôm để “luyện giọng”, ai dè sáng hôm thi viết nhận ngay được thông báo chiều đến thi Speaking luôn, làm buổi trưa hôm í về lo lắng chẳng ăn được cơm L(. Đến thi thì gặp examniner tầm U60, U70 gì đấy, nói VÔ CÙNG nhanh với accent British thì khỏi nói rồi. Làm ngay 1 câu part 1 nghe mãi ko ra phải hỏi đến lần t3 L(, chả biết có bị trừ điểm ko. Cái đấy thì may rủi thôi. Còn thì lúc nói nên eye contact với body language tay chân vung vẩy tí cho nó tự tin. Cố gắng nói liên tục, đừng để bị ngập ngừng, chèn thêm mấy cái redundant language (I think, Well,…) các thứ cho tự nhiên. Nói thì thế nhưng lúc vào phòng chắc chắn sẽ run lắm, cố gắng từ đầu chuẩn bị tốt, tự nói với bản thân là mình đã chuẩn bị kỹ càng rồi, vào nói 15’ có 1 tẹo là xong, cố gắng phun hết vốn liếng tiếng Anh học chục năm ra =))).
NGOÀI RA:
– T khuyên là mng ôn IELTS nên ôn trong 1 khoảng thời gian liên tục, 3,4 hay 5 tháng gì cũng được, nhưng nên là liền mạch và liên tục, đăng kí thi luôn trước 2,3 tháng đi cho nó có động lực.
– Nếu tự học thì nên kiếm 1 partner học cùng Speaking với Writing, trình độ và target tương đương. Vừa có động lực, có người check cho với cả đỡ “cô đơn” =))
– Đừng tham nhiều tài liệu, lựa chọn vừa đủ để học và lập plan rõ ràng để ôn.
– Ăn nhiều chuối với cá cho thông minh và nhớ lâu =)))
Trên đây là những chia sẻ về quá trình luyện và thi IELTS của t. Tài liệu là những cái t gạch chân, mng hoàn toàn có thể google và down về. Nếu ai ko tìm thấy hoặc đang cần gấp quá tài liệu gì thì gửi email để t send cho. Viết dài dằng dặc thế này rồi nhưng chưa thể đủ hết được, nên là nếu ai cần hỏi gì cứ inbox msg hỏi t, t sẵn sàng giúp nếu có thể nhé 😀
Finally, if I can do it, so can you :D
Nghỉ đây mỏi tay quá TvT…
Tác giả: Dang Ngoc Chau