Chào mọi người, như ad đã thông báo từ tối qua, thể theo nguyện vọng của đasố các bạn. Ad sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trong học và ôn thi Ielts. Hôm nay ad sẽ bắt đầu với kĩ năng Listening.
1. Ôn thi
Tất nhiên, một khi đã học tiếng Anh thì ai cũng sẽ cố gắng tìm cho mình mộtphương pháp học tốt nhất và phù hợp với bản thân. Đối với ad, phương pháp tốtnhất không có gì đặc biệt ngoài dành thật nhiều thời gian để luyện tập và traudồi vốn từ vựng của mình.
Biết thật nhiều từ vựng đem lại cho mọi người một lợi thế rất lớn khi thiIELTS. Riêng đối với Listening, vốn từ vựng phong phú có thể giúp mọi ngườinhận dạng được từ cần nghe. Khi học từ vựng, các bạn cần chú ý đến những điểmchính sau:
a. Cách phát âm:
Đối với những ai có điều kiện quen biết hoặc được dạy bởi chính người bảnngữ có thể tìm hiểu cách phát âm của một từ bằng việc chú ý đến cách người đóphát âm từ mỗi khi nói chuyện. Nếu bạn không có cơ hội nói chuyện với người bảnngữ, bạn có thể học cách phát âm từ bằng phần phiên âm trong từ điển, kim từđiển. Và phải đặc biệt chú ý đến final sounds
Việc nhận biết cách phát âm rất quan trọng, trong một bài thi Listening, nếubạn không quen với từ được nghe rất có thể sẽ dẫn đến nhận sai từ và dẫn đếnviệc mất điểm, bởi một số từ trong tiếng Anh có cách phát âm rất giống nhau nêncó thể dễ gây nhầm lẫn
b. Chú ý đến chính tả:
Khi học từ vựng, điều quan trọng là chính tả, nếu bạn nghe được chính xác từcần điền nhưng lại không biết cách ghi từ đó hay ghi thiếu dù chỉ là một chữthì từ đó sẽ được coi là không hợp lệ và bạn sẽ mất điểm.
Bên cạnh đó bạn cần chú ý đến một số trường hợp từ được dùng theo nghĩa sốnhiều, khi đó bạn phải chú ý nghe kĩ và thêm “s” vào sau từ đó. Cáchnhận biết những trường hợp này rất đơn giản, nếu bạn nghe đã quen có thể dễdàng nhận ra âm “s” được phát âm rất nhẹ phía sau, nhưng nếu bạn vẫnchưa quen, có thể phân biệt được dựa vào một số trường hợp có xuất hiện nhữngtừ như: some, several,…xuất hiện trước danh từ số nhiều.
c. Học kĩ từ loại:
Vốn từ loại có thể giúp bạn dễ dàng đoán trước được từ bạn cần nghe là danh từ,tính từ, trạng từ,…
Việc không xác định được từ loại có thể khiến cho bạn dễ điền sai từ. Ví dụ nhưtrong chỗ trống cần tìm một danh từ nhưng bạn lại nghe được một tính từ mà khiđiền vào lại rất hợp với nghĩa của câu. Dù trong trường hợp như vậy, bạn rất cóthể ngộ nhận rằng đã nghe đúng nhưng kết quả lại cho ra điều ngược lại.
d. Học từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, các từ viết tắt, tên các địadanh,…
Riêng phần này lại có ích hơn cho bạn khi áp dụng cho 3 kĩ năng còn lại nhưngđiều đó không có nghĩa là nó không quan trọng đối với Listening.
Có một số bạn than học từ vựng rất mệt và dễ chán. Để tránh tình trạng này, cácbạn có thể học một lượng nhỏ từ vựng mỗi lần học thay vì cố gắng nhồi nhét thậtnhiều từ cùng một lúc, vừa khó thuộc mà lại không nhớ được lâu. Tuy nhiên, bạncần học từ mỗi ngày và mỗi từ bạn học được, bạn nên phát triển nó ra (tìm thêmcác từ trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc đồng âm nếu có) như vậy vừa dễ nhớ lại khôngcó cảm giác nhàm chán khi học.
Với Listening, việc biết đến các từ viết tắt, tên các địa danh đôi khi cũng đemthêm điểm đến cho bạn. Các bài listening thông thường không đánh vần tên cácđịa danh, tên con đường nên đôi khi khiến cho bạn cảm thấy bối rối khi nghe. Đểkhắc phục tình trạng này, bạn nên chịu khó đọc các loại báo hay tìm đến các bảnđồ các nước để học tên các thành phố, các con đường.
vd: ở nước Anh có các thành phố có tên rất lạ như Cumnock, Kilmamock,… Nếubạn không tìm hiểu trước thì dù bạn có nghe được, bạn cũng không thể viết rađược.
Bên cạnh việc học từ, việc tự luyện nghe ở nhà cũng có thể giúp bạn cải thiệnkĩ năng nghe của mình. Để tự luyện nghe, bạn có thể tìm một số tài liệu tiếngAnh trên mạng, hoặc ở các nhà sách, nghe nhạc tiếng Anh, xem phim có phụ đềtiếng Anh hoặc thậm chí bạn có thể nghe tin tức trên radio hay trên đài BBC.
Bạn cũng có thể luyện nghe theo nhiều cách, nghe với số lượng từ ít sau đó tăngdần, nghe với khoảng thời gian dài sau đó giảm xuống. Nếu bạn chưa quen, trongthời gian đầu bạn có thể nghe 3 lần nhưng sau đó bạn nên giảm dần số lần nghexuống. Bạn không nên quá dễ dãi với bản thân khi luyện nghe ở nhà bởi khi thi,bạn chỉ có một lần nghe, vì vậy nếu bạn không tự đặt ra một chế độ luyện tậpnghiêm khắc, bạn sẽ không thể hoàn thành phần nghe của mình chỉ với một lầnnghe.
2. Trước ngày thi
Có nhiều bạn vào thi với trạng thái đờ đẫn xen lẫn lo âu. Nguyên nhân chính vẫnlà quá háo hức, hồi hộp trước ngày thi nên tối hôm trước các bạn không ngủđược, trong đầu cứ nghĩ mãi về bài thi sắp tới và thậm chí nhiều bạn còn tranhthủ luyện tập thêm. Không chỉ riêng gì IELTS, đối với tất cả các kì thi, việcquan trọng là làm cho bản thân có cảm giác thoải mái nhất có thể trước khi vàophòng thi. Mặc dù việc luyện tập nhiều có thể làm tăng khả năng nghe của bạnnhưng một khi bản thân cần được nghỉ ngơi, giải phóng đầu óc, việc tiếp tụcluyện nghe ngay trước ngày thi có thể phản tác dụng và dẫn đến cảm giác loạnkhi bạn thật sự thi (riêng việc này ad đã có kinh nghiệm nên mặc cho thế nào,ad vẫn không dám luyện tập trước ngày thi của mình).
3. Trước lúc nghe
Mỗi bài thi nghe sẽ có 3 đoạn hội thoại, chia vào 4 sections và tất cả đều đượcnghe trong 60 phút. Mặc dù là 60 phút nhưng khi nghe bạn sẽ thấy thời gian trôiqua rất nhanh. Vì vậy bạn cần chuẩn bị thật tốt với bài nghe của mình trước khigiám thị bật đài.
Ngay khi được giao bài giở ngay section 4 coi, bởi section 4 là phần khó nhấtmà cũng được ít thời gian nhất, bạn chỉ có khoảng hơn 30 giây để xem trước 10câu hỏi của phần này liền 1 lúc (không như các phần khác mỗi phần thường được chialàm 2). Do đó nắm được 1 chút ý của section 4 là rất cần thiết. Section 1 thườngkhá dễ do đó không cần nhiều thời gian để xem trước.
Sau khi xem qua section 4, nếu còn thời gian, bạn sẽ xem qua section 3. Bạnbắt đầu xem section 1 khi băng bắt đầu tua đến đoạn example cho section 1.
Trong bài thi sẽ có những đoạn ngưng để cho phép thí sinh đọc trước yêu cầu của câu hỏi. Trong thời gian đó, bạn hãy cố gắng đọc kỹ yêu cầu của các câu hỏi, ở các bài thi nghe nhất là các bài điền từ vào chỗ trống thường có yêu cầu rõ số lượng từ cho phép (vd: no more than 2 words, 3 words/number). Thông thường, đáp án của một bài thi Listening sẽ có số lượng từ vừa đúng chính xác yêu cầu ghi trên bài nghe nhưng thỉnh thoảng vẫn có một số trường hợp đáp án có số lượng từ ít hơn nên tùy thuộc vào bạn nghe thấy như thế nào mà điền đáp án vào như vậy nhưng nếu bạn điền quá số từ quy định, bạn sẽ bị mất điểm mặc dù những gì bạn nghe được là chính xác vì vậy bạn cần phải đọc rõ yêu cầu để tránh trường hợp bị mất điểm không đáng có. Ngoài ra bạn cần phải lấy các từ khóa (trong câu hỏi và các đáp án trả lời) và đoán ý đoạn hội thoại. Bạn có thể ghi vào quyển câu hỏi, vì vậy đừng ngại ghi lại những từ khóa đó ra một chỗ (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt) để tiện theo dõi. Nếu xong của đoạn 1, bạn có thể lật trang để đọc trước câu hỏi của đoạn 2. Mỗi khi xem qua, các bạn cũng nên đánh dấu những câu mà mình cần chú ý. Ví dụmình luôn đánh dấu các câu có khả năng phải dùng số nhiều, bởi khi nghe thìmình tập trung nghe ý chứ ko nghe rõ từ, nên ko chú ý đến số ít số nhiều nênhay mất điểm phần này. Bạn cũng cần chú ý về cách chia từ để chia lại từ đã nghe cho phù hợp với ngữ cảnh của câu cần điền.
Một kĩ năng nữa bạn cần chú ý đó là đoán trước đáp án của bài nghe. Việc đọc trước bài nghe có thể giúp bạn xác nhận từ loại cần điền và thậm chí cả đáp án nếu đó là lĩnh vực mà bạn đã biết từ trước.
Một chú ý nữa là khi chuẩn bị bắt đầu phần nghe. Bạn nên đi rửa mặt, vận động một chút và bắt nhịp ngay với bài nghe đầu.
4. Trong khi nghe
Khi đoạn băng bắt đầu được đọc, chấm dứt hoàn tòan việc đọc câu hỏi và tập trung nghe, vừa nghe vừa để ý đến các từ khóa đã được ghi. Đầu đoạn băng thường là một câu mô tả tóm tắt về đoạn hội thoại. Câu này rất quan trọng để bạn biết được ý tổng quan và từ đó có thể đưa ra những suy đoán. Một số câu trả lời cũng nằm ngay trong câu đầu của đoạn hội thoại, nên nếu bạn cố gắng đọc nốt câu hỏi, có thể bạn sẽ bỏ lỡ một vài câu trả lời và ý chính của đoạn.
Tuyệt đối không dừng lại ở 1 câu quá lâu, dừng lại quá lâu ở câu này có thể sẽko nghe được câu sau. Hoặc thảm nhất là bỏ qua cả 1 xâu chuỗi các câu hỏi, nhưthế thì chỉ có cách đi nộp tiền thi lại luôn ngay sau khi thi xong. Đừng mạohiểm cố 1 câu để rồi mất cả 1 section.
Càng về phía cuối, các bài nghe sẽ có tốc độ nói càng nhanh và số lần cho nghỉ để đọc câu hỏi càng ngắn. Ví dụ bài 1 cho nghỉ 2 lần, bài 3 cho nghỉ 1 lần… vì vậy bạn sẽ phải lướt qua các câu hỏi, nắm yêu cầu và đoán ý nhanh hơn. Nhất là đoạn cuối, khi nghe bạn cần tập trung rất cao độ, cố nghe rõ từng từ, ghi câu trả lời thật nhanh (thậm chí chỉ ghi đủ để nhớ) vì hai câu trả lời kế tiếp có thể nằm ngay trong 2 câu hội thoại kế tiếp.
Vì các bài thi IELTS đều được làm bằng bút chì nên các bạn đừng ngại take note, đó cũng là một kỹ năng quan trọng khi thì Listening, bởi take note tốt có thể giúp các bạn nắm được ý cũng như có được đáp án chính xác hơn
Đối với phần multiple choice, tất cả các đáp án được đưa ra đều được nhắc đến nên đôi lúc khiến người nghe cảm thấy bối rối không biết nên chọn đáp án nào, để khắc phục tình trạng này, các bạn cần phải chú ý đến những bước sau đây:
– Đầu tiên, các bạn cần phải đọc thật kỹ câu hỏi và xác định những ý chính có liên quan đến đáp án mà bạn cần chọn (what, where, who, time,…). Việc xác định ý chính này rất quan trọng vì nó giúp bạn loại bỏ bớt những thông tin dư thừa trong khi nghe và tập trung rõ hơn đến những thông tin chính.
– Đọc kỹ các đáp án đã cho sẵn trong bài, các bạn cũng nên gạch dưới một số ý chính có trong đáp án và cố gắng nhớ những đáp án này, bằng cách đó các bạn sẽ dễ nhận ra những ý này trong một tràng những lời nói.
– Tập trung tinh thần cho phần nghe, cố gắng làm trống tâm trí của bạn để khi nghe, trong đầu bạn sẽ không vướn bận đến bất cứ một thông tin nào khác không cần thiết. Hít một hơi thật sâu và thả lỏng tâm trạng đến hết mức có thể.
– Đừng hoảng khi nhận ra sau khi đã nghe hết bài mà vẫn không thể tìm ra được đáp án, khi đó bạn cần đọc lại một lượt câu hỏi và câu trả lời, sau đó nghĩ ngay đến câu trả lời đầu tiên mà bạn nghĩ đến, những câu trả lời đầu tiên luôn có một xác xuất đúng nhiều hơn những câu trả lời được lựa chọn sau khi bạn đã đắn đo, cân nhắc nhiều lần. Nhưng trong trường hợp bạn phân vân giữa 2 đáp án, bạn có thể xét xem đáp án nào phù hợp nhất, có thể dùng được cho mọi trường hợp và đôi lúc có thể dựa vào kinh nghiệm của chính bản thân để lựa chọn ra một đáp án cho riêng mình. Nhưng bạn cần chú ý, bạn chỉ nên áp dụng cách này chỉ khi bạn chưa thể tìm ra câu trả lời, đừng nên áp dụng nó cho tất cả các câu vì không hẳn ý kiến của các bạn cũng là ý kiến của người nói trong bài nghe. Vì vậy hãy cố gắng luyên tập thật nhiều trước khi đi thi để tránh gặp phải tình huống bất đắc dĩ này.
5. Sau khi nghe xong
Sau khi kết thúc các đoạn nghe bạn sẽ có 10 phút để chuyển các câu trả lời vào Answer Sheet, đây mới là lúc bạn chỉnh sửa các câu trả lời (về thời và dạng) và đoán những câu không nghe được. Việc đóan dựa trên những gì bạn nghe được và suy luận logic. Đừng ngại điền bừa vì bạn sẽ không bị trừ nếu chọn sai.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà ad đã tích lũy được trong một khoảng thời gian dài cũng như thu thập được từ nhiều người khác đã từng trải qua bài thi IELTS, lần tới ad sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm thi IELTS Reading. Hy vọng có thể giúp ích được cho các bạn khi học và thi IELTS. Chúc các bạn may mắn.
Tác giả: Hoàng Phương