Hầu như học bổng nào cũng yêu cầu có IELTS. Con trai lại học Bách Khoa nhưng một bạn trong lớp scholarship online của chị đã xóa tan lầm tưởng của mọi người rằng con trai thì ngại học tiếng Anh và dân kỹ thuật thì tiếng Anh tệ. Trong bài chia sẻ này bạn nói rất chi tiết từng phần Nghe, Nói, Đọc, Viết bạn học như thế nào, từ lúc xác định tư tưởng học, trước, trong khi thi có những tips gì và tài liệu chính bạn dùng.
Chào mọi người ạ, mình xin được phép chia sẻ cho mọi người kinh nghiệm của mình về IELTS. Nếu có ai cảm thấy kinh nghiệm của mình giúp ích được thì tốt quá ạ.
Điểm thi các thành phần của mình là:
– Listening: 9.0
– Reading: 9.0
– Speaking: 8.0
– Writing: 7.5
Kinh nghiệm của mình khi học thi chắc cũng thể hiện rõ ở mấy điểm thành phần trên. Lát mình làm rõ cho mọi người
[XÁC ĐỊNH TƯ TƯỞNG]
Đây là phần vô cùng quan trọng. Xác định tư tưởng ở đây có nghĩa là mình phải xác định xem phần nào sẽ là phần mà mình tự tin, và sẽ tập trung dồn sức vào đó nhiều nhất. Mục tiêu của việc xác định này là đầu tư thời gian vào mảng mà mình tự tin sẽ đem lại cho mình kết quả cao nhất, là cái mảng sẽ kéo cái overall của mình lên (IELTS làm tròn lên nên được miếng nào hay miếng đó XD).
Theo cá nhân mình, giống như bạn Nhung Bi, xác định là Speaking với Writing là 2 phần khó, khó ở chỗ là ko có cách nào kiểm chứng cái khả năng trình độ của mình (còn khó về ý tưởng văn thơ thì hiển nhiên rồi
– Listening: do nghe một lần là ko trở lại.
– Reading.
– Writing: tự luyện và có bài mẫu, có thể dò được (tương đối thôi).
– Speaking (đào không ra người bản xứ để kèm mình XD).
Mọi người thấy điểm của mình chắc cũng na ná cái list mình đề ra, thành thử cái này cũng là một cái hên của mình
[THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU]
Theo mình thì bắt đầu càng sớm càng tốt, luyện không ngừng. Bắt đầu sớm nhưng phải học nghiêm túc, nó sẽ thành cái lợi thế của riêng mình, không chỉ IELTS mà bất kỳ cái nào khác.
[READING]
Mọi người hay nói là reading thì bạn nên đọc câu hỏi, chọn từ khóa, rồi lướt lướt tìm từ tương tự trong bài. Theo cá nhân mình, việc này hơi khó, vì tìm từ mà không có ngữ cảnh thì cũng chịu, đó là chưa kể việc lật qua lật lại trang giấy đọc đã muốn gãy cổ rồi
Trình tự của mình làm là đọc qua một lần cả bài, trong lúc đọc cố gắng hiểu (đến đâu hay đến đó), đồng thời tóm lại ý chính của từng đoạn văn. Đối với mấy anh chị đại học đã làm quen nhiều với tài liệu tiếng anh thì đó là lợi thế, còn mấy em cấp 3 nên luyện cái này. Nắm được ngữ cảnh, nội dung rồi việc tìm chi tiết sẽ dễ hơn rất nhiều.
Thứ tự trả lời các câu hỏi cũng quan trọng. Trong một số trường hợp các câu khó, tốn thời gian sẽ được đôn lên đầu tiên, nếu lao vào làm ngay sẽ rất tốn thời gian công sức. Mình ví dụ:
– Tìm đoạn có xuất hiện chi tiết này. (đề cho một câu hay một ý kiến gì đó trích từ bài viết).
– True False Not Given.
– Đặt đề mục cho từng đoạn văn (cho khoảng 10 ý, rồi sắp vào đoạn tương ứng).
Vậy trình tự làm của mình sẽ là câu 3 trc, vì đó giúp mình xác định được ý tổng thể từng đoạn, tiếp theo là câu True False, câu 1 ở trên là làm cuối, vì nó đi sâu vào ba cái lắt nhắt.
Lát nữa mình sẽ kèm một trang web, trong đó bày rõ các bước, các tips như trên.
[LISTENING]
Chắc phần này ai cũng hiểu cách làm, kinh nghiệm của mình thì luyện càng nhiều càng tốt. Khi luyện phải cực tập trung, vì chỉ cần lỡ một phát là tan tành, có nghe keywords cũng vậy thôi. Khắc tinh của mình là tìm đường trên bản đồ, vì nó đòi hỏi mình phải đọc hiểu bản đồ trước, trong lúc nói thậm chí nó đi rất nhanh, lớ ngớ là tiêu luôn bài. May sao lúc mình thi cái bản đồ nó cũng dễ.
Xong mỗi part, audio nó kêu mình dò lại câu trả lời của mình. Dẹp nó đi, kinh nghiệm của mình là tập nghe cho chính xác và ghi cho chính xác, đặc biệt là danh từ số ít số nhiều. Thời gian chuyển tiếp giữa các phần mình dành để đọc phần tiếp theo, để nắm cái ý tưởng và keyword.
[WRITING]
Đây là phần mình lao tâm khổ tứ nhiều nhất
Kinh nghiệm xương máu của mình là đừng ham viết phức tạp. Viết có kết hợp đơn giản và phức tạp. Các bạn hãy theo nguyên tắc “Chắc ăn mới viết” là oke. Thấy chắc cú thì viết, viết cho đúng chính tả ngữ pháp, thấy ý hay mà không biết diễn đạt ra sao thì chịu, đừng ham hố. Họ trừ điểm ngữ pháp nặng lắm nhe.
Về task 1, theo mình nên chú ý cái tense của nó. Mới vô mà sai tense thì cũng như giơ tay xin hàng rồi
Về task 2, nếu có ai đó nói bạn dành ra 5p để brainstorm thì họ nói chuẩn rồi, vỗ vai họ một cái
RULE OF THUMB: IELTS mục đích cuối cùng của nó là KIỂM TRA KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ của bạn, nó không kiểm tra kiến thức xã hội của bạn. Cho nên dù bạn chọn phía nào cũng không sao, miễn viết hay và mạch lạc.
Một điểm nhỏ nữa về việc cho ví dụ trong bài: như mình nói, họ không kiểm tra kiến thức xã hội, cho nên mình có thể bịa đại ra ví dụ. Hồi mình thi là về autonomous driving, mình be đại là Đại học Cambridge thực hiện một cái thí nghiệm năm 2015 chứng minh tỉ lệ tai nạn giảm bla bla bla gì đó. Còn thực chất nó có thí nghiệm đó không thì Chúa mới biết hí hí.
[SPEAKING]
Phần này mình ôn khá ít. Theo mình thì nên nghe TED Talks, vừa luyện nghe và nói luôn. Trước khi thi, mình tìm topics để nói và thu âm lại. Đây là mình nói thật, lúc mình nói thì mình thấy hay vãi ra nhưng lúc nghe lại thu âm thì mới thấy ngu
.
Một lần nữa, họ không kiểm tra kiến thức xã hội của mình nhe. Do đó, lỡ bị hỏi trúng câu nào đó về chính trị thì bình tĩnh, trả lời lịch sự, mạch lạc. Nếu cần ý thì xin họ đợi tí, kêu là Câu hỏi này mới quá, em cần thời gian suy nghĩ. Trong lúc họ đọc câu hỏi, nếu có từ nào bí thì bạn có thể hỏi cái definition của nó, nhưng đừng lạm dụng cái quyền này quá. Tâm trạng cũng là một cái yếu tố quan trọng nè. Hồi mình đi thi có thấy cô kia nhìn bao phúc hậu, nhưng vô thi thì gặp một ông thầy nhìn như Moody Mắt Điên trong Harry Potter, làm mình sợ vãi. Nhưng may sao cũng trót lọt.
Một trong những phần các bạn sợ là phần Task 2. Theo mình thì mình nên nói giống như phần Writing. Nói một ý nào đó rồi mở rộng ý đó ra. Ví dụ mình bị hỏi là Có dự định nào tính làm lâu rồi mà chưa làm được không. Mình trả lời là mình muốn đi du học từ lâu rồi vì mong muốn nền giáo dục tốt hơn bla bla gì đó, miễn là đừng đi xa khỏi chủ đề. Sau đó lại quay lại nói về dự định của mình gì đó bla bla bla. Trường hợp tốt nhất là ông thầy sẽ ngừng mình lại, vì mình đã nói quá 2 phút rồi (là điềm tốt đó). Nhưng các bạn lưu ý nói đủ 2 phút mà ngập ngừng thì quá cha nhe, nên kiểm soát cái nhịp độ của mình (phần ghi âm mình có nói).
Sau khi kết thúc phần task 2, thầy sẽ hỏi mình một câu về cái mình vừa nói, cái này mình trả lời cực ngắn thôi. Thầy hỏi mình rằng mình có tin rằng mình có thể đạt được cái dự định du học không, mình trả lời rằng “Yes, I have high hopes.” Thế thôi. Đừng nói gì thêm nữa.
[TRƯỚC KHI THI]
Trước khi thi một tháng, mình tập trung luyện đề. Thời gian thi là một buổi sáng; Listening -> Reading -> Writing. Nên mình làm y chang vậy. Ở nhà, buổi sáng, mình dành 3 tiếng luyện 3 mảng trên. Sở dĩ làm cùng một buổi sáng là vì mình muốn mô phỏng cái cảm giác thi gần nhất có thể, để “quen cái hơi” vô thi không bị ngợp. Đó là chưa kể việc ngồi thi 3 tiếng liền, nếu bạn không quen là đuối liền.
Khoảng vài ngày trước thi thì mình lấy xe lạng lạng vài vòng chỗ địa điểm thi để biết đường, lỡ hôm thi mà có kẹt xe hay gì đó còn biết cách.
[KHI ĐI THI]
Kinh nghiệm của mình là nên đến sớm đúng giờ. “Sớm” ở đây không có nghĩa là mình lên sớm cho cố rồi ngồi chớ đâu, mà sớm có nghĩa là lên vừa đủ để làm thủ tục thong thả. Sở dĩ như vậy là tránh bị hồi hộp, suy nghĩ lung tung trước khi thi. Khi đi thi thì có nhiều người thi, có người bao tự tin, bao thần thái, có nhóm thì hì hục ôn bài, nếu ai yếu tim mà gặp những đối tượng này thì dễ bị ngợp lắm
[KHI LÀM BÀI]
Tập trung cao độ. Sở dĩ mình luyện theo cách ở trên là để đề phòng mấy cái bất trắc xảy ra như đau bụng, buồn tiểu, vì thủ tục đi vệ sinh của IELTS phức tạp lắm. Cho nên vô làm tập trung, cần lắm thì uống nước, đừng uống cho cố vô, lúc hồi hộp cái cơn buồn nó không tha cho mình đâu.
Một điểm mình thấy rất hay ở IELTS đó là cách sắp xếp trình tự thi. Listening là thụ động, mình nghe rồi mình chép vô, giống như khởi động vậy. Reading khó hơn tí vì mình phải xử lý thông tin nữa. Còn Writing là mức cao nhất vì mình phải vừa xử lí vừa suy nghĩ ra ý tưởng để viết. Cho nên mấy bạn tận dụng cái quy trình đó để làm não bộ hoạt động nó hiệu quả hơn.
[TÀI LIỆU THAM KHẢO]
Thú thực là tài liệu vô vàn, nhưng mình xin chắt lại một số cái mình thích:
– https://www.ieltsadvantage.com/ : mọi người nên đặc biệt chú ý trang này. Nếu Ngữ văn có sách giải mẫu thì IELTS có cái này. Mình học tips từ trong này ra gần hết đó.
– Sách Cambridge IELTS: quá nổi tiếng, lên search là có đủ PDF + audio.
– http://ielts-simon.com/: web rất hay của thầy Simon, cựu chấm thi IELTS, chủ yếu các bạn coi cái ý tưởng cho phần viết và nói.
– Ngoài ra còn nhiều cái khác nữa. …
[KẾT]
Kinh nghiệm thì dài, mà mỗi người lại khác nhau nên mình xin tóm gọn tại đây. Chúc mọi người đạt thành công trong kì thi IELTS của mình ạ.
Bổ sung từ một bạn trong lớp được Speaking 8.5
“Em chỉ khác anh Lộc tí ở phần speaking em được 8.5 nên em có thể chia sẻ một ít thêm về speaking. Khác với anh Lộc thì em ko khuyên xem TED Talks hay nghe podcast đồ nhiều lắm, tại theo kinh nghiệm của em thì khi mà mình bắt đầu thích nghe mấy cái đó thì speaking không còn thật sự là một vấn đề nữa r.
Nếu mọi người có ai gặp vấn đề về speaking thì em nghĩ thật sự là cách tốt nhất để học là nghe nó trên film hay nghe nhạc rồi bắt chước cách họ nói, đặc biệt là phần phát âm. IELTS speaking ko thật sự cần một vốn vocabulary quá rộng vì nó chỉ là informal conversation, nên trước khi thêm những từ như “Quintessential” hay “Animadversion” thì nên xem xét lại vì nó có thể làm cuộc nói chuyện nghe không tự nhiên, hay có thể phát âm sai làm ảnh hưởng đến điểm chung.
Nói về bài thi chung thì em không nghĩ người gác thi thật sự chấm điểm dựa trên bất cứ một phần nào riêng, chỉ cần thoải mái suốt bài thì sẽ được điểm tốt thôi, tất nhiên mình nên giữ khuôn phép, nhưng không cần phải quá lịch sự vì nếu thế thì còn gì là một conversation