Chia sẻ tài liệu

[LONG SHARE] CÁCH SỬA CV ĐỂ APPLY HIỆU QUẢ HƠN

Đầu năm tình hình của mọi người thế nào rồi hen? Chị đang đọc bài viết của bạn Adele Doan về cách sửa CV apply hiệu quả nên muốn sharing với mọi người luôn ha. Bài viết chia sẻ rất hữu ích về các tips viết theo từng đề mục trong CV như General Information, Objectives/ Summary, Education, Work experience, Skills… Chị cũng đồng tình với quan điểm mỗi một case khác nhau sẽ có cách sửa cv của mình để phù hợp với tiêu chí từng case.

Đầu năm mới sharing với mọi người bài viết hữu ích này, cả nhà textnote lại các tips này và enjoy bài viết hen 

Happy new year cả nhà

—–x-X-x—–

Cuối năm bận rộn, nhân việc một bạn có gửi mình CV để nhờ sửa và góp ý hộ. Nên mình viết lại cách mình hay sửa CV để các bạn lưu ý và hoàn thiện hơn CV của mình nha.

Case study:
Ứng viên: Có 2 năm kinh nghiệm vị trí Customer Service, đã làm qua một số công việc admin, muốn apply các vị trí tương tự trong mảng giáo dục. CV Đính kèm: http://bit.ly/cv_mau
Vị trí ứng tuyển: Test day delivery Officer tại British Council (BC), phụ trách các công việc admin, operation trong mảng tổ chức các ngày thi IELTS của BC. JD Đính kèm: http://bit.ly/JDMau
Mình sẽ góp ý theo trình tự các phần của CV nha

1. General Information:

Cách ghi email và số điện thoại như vậy là ổn rồi. Phần địa chỉ có thể ghi đơn giản là Ha Noi, Vietnam là được.

2. Objectives/Summary:

Lựa chọn viết objectives hay summary tùy theo tình huống tuyển dụng và mục đích của từng người.
Objectives: Những ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm, đang muốn phát triển đi lên hoặc muốn thay đổi sang ngành hoặc hướng phát triển mới thì nên ghi objectives để nhà tuyển dụng biết rõ định hướng mong muốn của ứng viên. Ví dụ: Ứng viên đã có 3 năm kinh nghiệm vị trí Sales Supervisor, hiện tại chỉ muốn tìm cơ hội để phát triển lên vị trí quản lý cao hơn – Sales Manager, và tiếp tục phát triển trong ngành hàng hiện tại. Khi Recruiter đọc CV sẽ hiểu được những vị trí tương đương level supervisor hoặc chuyển sang phát triển cho ngành sản phẩm mới sẽ không phù hợp với ứng viên này.
Summary: Thường được dùng trong trường hợp kinh nghiệm của ứng viên có nhiều mảng khác nhau, cần tổng kết lại để nhà tuyển dụng dễ có một cái nhìn tổng quan, hoặc kinh nghiệm của ứng viên chưa đáp ứng hoàn toàn với JD đưa ra nên cần phần summary để làm nổi bật những điểm mạnh, sự phù hợp của ứng viên so với vị trí ứng tuyển.
Trong trường hợp của CV này rơi vào trường hợp thứ 2: Kinh nghiệm làm việc chưa phù hợp hoàn toàn với JD. Vậy nên cần viết summary thay vì objectives:.

Viết summary như thế nào là chuẩn?

Summary cần làm nổi bật được 2 ý: những điểm phù hợp (kinh nghiệm, kỹ năng) của bạn phù hợp với yêu cầu mà JD đã mô tả và mong muốn/định hướng phát triển của bạn tại công ty.
Phần viết summary trong CV mẫu vì dùng từ rất chung chung nên chưa làm nổi bật lên ưu điểm và nếu bạn xem lại mục requirement của JD thì những điểm được liệt kê chưa phù hợp hoàn toàn với yêu cầu của JD
📝 Sửa lại: cần nêu được những ý sau: Có kinh nghiệm làm trong ngành Education, khả năng tổ chức sắp xếp nhiều công việc, khả năng giao tiếp và tư duy dịch vụ khách hàng, kinh nghiệm làm việc tại các môi trường áp lực, tốc độ cao và phải làm việc với nhiều bộ phận (cross-functional), định hướng tương lai phù hợp với vị trí đang ứng tuyển và mong muốn được làm việc ở BC.

3. Education

Tất cả thông tin có liên quan tới mốc thời gian thì cần để thời gian lên trước. Phần education này cũng vậy.
📝Sửa lại: Nên viết theo format như sau:
2013 – 2017: University of Commerce
Bachelor of Banking and Finance

4. Work experience

Mình có một số lưu ý sau cho mục Work Experience:
Mốc thời gian để lên đầu tiên sau đó tới Vị trí làm việc rồi mới tới Tên công ty. Tư duy của Recruiter khi đọc CV là thường đi theo mốc thời gian. Bạn ứng viên tốt nghiệp năm nào, sau đó bắt đầu từ vị trí gì, đi lên tới vị trí gì. Nên đặt Vị trí công việc trước tên công ty để recruiter dễ hình dung được lộ trình sự nghiệp của bạn.📝Sửa lại: Có thể viết theo format sau: Oct. 19 – Dec. 19: Administration Assistant at RMIT Vietnam
Tên công ty không cần ghi quá dài, ghi Zim English School là được không cần ghi cả tên công ty mẹ, hay có thể ghi đơn giản là RMIT Vietnam không cần ghi tên Khoa mình làm việc
Mô tả vị trí công việc: Phần này là quan trọng nhất. Cần phải viết mạch lạc, rõ ràng, đi vào cụ thể và nổi bật những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển, giúp Recruiter hiểu được chính xác phạm vi công việc của bạn là gì.
Nên bắt đầu bằng một câu mô tả chung về nhiệm vụ của vị trí trước khi liệt kê các đầu việc.. Trong trường hợp của bạn này sẽ là: Phụ trách các công việc hành chính, tham gia và hỗ trợ tổ chứng event cho khoa.
Trong khi liệt kê các đầu việc nên để keyword về nhóm công việc đó nên đầu để highlight sau đó sẽ diễn giải, liệt kê chi tiết hơn. Mọi người có thể lấy phần mô tả công việc trong JD để làm ví dụ. Họ liệt kê rất rõ các nhóm công việc: Test admin and support, Customer management, Finance and Reporting.
VD Sau khi nói chuyện cụ thể mình mới biết Câu đầu tiên ý bạn là quản lý các dụng cụ và học liệu của khoa
📝 Sửa lại: Merchandise management and stock control:….
Sau đó đi vào chi tiết
Khi liệt kê nên dùng các động từ hành động cụ thể, Những từ như support, assist mang nghĩa rất chung chung, recruiter sẽ không hiểu được bạn hỗ trợ công việc gì, mức độ hỗ trợ như thế nào. Cần sửa lại bắt đầu bằng các động từ như: take care of, be responsible for, handle, manage…
Đưa những kinh nghiệm liên quan lên trên đầu và làm nổi bật chúng. Sau khi trao đổi mình mới biết khi ở ZIM vị trí của bạn là Customer Service (Chăm sóc học viên) nhưng do thiếu người nên thi thoảng vạn vẫn hỗ trợ các công việc về admin như (sắp xếp lịch học, thanh toán, mua dụng cụ và làm việc với BC để tổ chức đăng ký thi cho học viên.
Những kinh nghiệm này rất phù hợp với yêu cầu trong JD cần nhấn mạnh thay vì một câu chung chung như “Correspond to external partners (British Council): all procedures related to the IELTS test”.
📝 Sửa lại: Chia thành hai nhóm công việc Admin support (30%), Customer Service (70%) và nhấn mạnh, chi tiết hơn những công việc về admin đã phụ trách.
Không cần liệt kê những job không liên quan hoặc parttime job: Đối với những bạn đã có kinh nghiệm đi làm nhất định thì không cần liệt kê tất cả các job bạn đã làm từ hồi sinh viên.
📝 Sửa lại: Bỏ phần kinh nghiệm tại BKAV và Langmaster, chuyển phần kinh nghiệm tại Tony English Club vào mục Others Activities
Nếu được nên thêm mục Achievement/Contribution vào sau khi mô tả công việc để làm nổi bật CV.

5. Other activities

Các hoạt động đều có mốc thời gian vậy nên cần bổ sung vào để Recruiter dễ theo dõi hơn
📝Sửa lại: Liệt kê các hoạt động theo mốc thời gian từ gần nhất tới xa nhất

6. Skills

Phần này thay vì liệt kê những kỹ năng cơ bản, chung chung thì cần tập trung vào những kỹ năng thế mạnh của mình mà phù hợp với yêu cầu công việc.
📝Sửa lại: Đổi General Skills thành Skill, bổ sung chứng chỉ/điểm số tiếng anh nếu có, phần kỹ năng liên quan tới máy tính nếu từng sử dụng các phần mềm quản lý, kế toán thì nên liệt kê thêm.

7. References

📝Chỉ cần ghi ngắn gọn theo cấu trúc sau:
Mr. Nguyen Van A
Operation Manager – ZIM School of English and Test Preparation
Email: abc@zim.vn

Với số điện thoại của người tham khảo theo mình thì trừ trường hợp trong JD yêu cầu thì không cần thiết cần cho vào CV và sẽ cung cấp sau. Lí do bởi vì đây là thông tin cá nhân, bạn sẽ không biết được CV của bạn sẽ được gửi đi tới những đâu, được những ai xem (nếu up CV lên những trang tuyển dụng) và lỡ có rải CV thì cũng không sợ số điện thoại của sếp bị lộ làm phiền tới sếp. Ngoài ra nếu nhà tuyển dụng yêu cầu số điện thoại để check reference thì bạn cũng biết được process của mình đang tới bước nào rồi và khả năng đậu là khá cao.

Góp ý thêm một chút về hình thức, nên đổi template khác và rút ngắn thành một trang thôi để recruiter dễ dàng nắm hết được nội dung trong một vì recruiter cũng lười chuyển trang đọc những CV dài lắm.

Đây là cách mình sửa CV cho các bạn. Hi vọng các bạn đọc song cũng tự biết cách sửa lại CV của mình để chuyên nghiệp và apply hiệu quả hơn.
Chúc các bạn thành công!

Source: Adele Doan Blog

 Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé 

#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987