Mình vừa thi lại IELTS vào ngày 2/12. Target mình đặt ra là 8.5, nhưng tiếc là lần này mình thiếu 0.5 nữa mới đạt target. Nhưng dù sao thì mình cũng rút được kha khá kinh nghiệm sau lần thi này. Vì vậy mình sẽ viết bài chia sẻ một số cách học và kỹ năng làm bài thi IELTS cho các bạn. Do mình sẽ viết một bài rất chi tiết nên mình sẽ chia bài viết làm 3 phần để các bạn đọc đỡ ngán. Phần 1 mình sẽ nói về kỹ năng listening, phần 2 sẽ là về reading, cách học vocabulary và writing, còn phần 3 sẽ nói về speaking.
Ở lần thi này, mình đạt 8.5 cho kỹ năng listening. Mình sẽ chia bài viết về listening này ra làm 3 phần nhỏ. Một là các phương pháp học listening, hai là kỹ năng làm bài thi listening, và ba là các nguồn luyện listening.
I. Các phương pháp học listening
1. Phương pháp nghe bị động
Nghe bị động là phương pháp nghe mà bạn không cần tập trung để hiểu người nói nói gì. Cách luyện nghe này có tên gọi khác là “tắm ngôn ngữ”, và được sử dụng khi chúng ta học tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên điều khó khăn khi thực hiện phương pháp này là chúng ta không sống trong môi trường tiếng Anh. Chúng ta không được tiếp xúc với tiếng Anh mỗi ngày. Vậy giải pháp là tự tạo môi trường tiếng Anh cho bản thân mình. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách download các app nghe tiếng Anh vào điện thoại của bạn. Bạn có thể sử dụng TED talks, BBC 6 minutes English, hay thậm chí là các đoạn listening recording trong sách Cambridge IELTS. Việc bạn cần làm chỉ là bật đoạn nghe lên, đeo tai nghe vào, sau đó để nó tự chạy. Bạn có thể vừa cắm tai nghe vừa làm các việc khác, chẳng hạn như lướt FB hoặc chat với bạn bè.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là bạn có thể luyện tập mỗi ngày mà không nản. Mình khuyên các bạn nên hình thành thói quen nghe mỗi ngày ít nhất 30 phút. Tuy nhiên khuyết điểm của phương pháp này là bạn cần cực kì nhiều thời gian nếu như muốn cải thiện listening. Vì vậy để rút ngắn thời gian thì bạn cần kết hợp với các phương pháp luyện nghe khác.
Về phần mình, mình có cài app TED talks trong điện thoại. Mình download rất nhiều audio và ngày nào mình cũng vừa nghe TED vừa làm một việc gì đó, chẳng hạn như ngồi uống café hoặc lướt web. Thời gian nghe trung bình của mình mỗi ngày là 1 tiếng.
2. Phương pháp nghe chép chính tả
Phương pháp này được anh Bách cũng như các bạn trong group giới thiệu rất nhiều. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần tìm một nguồn nghe có Eng sub trên youtube, sau đó bạn vừa nghe vừa chép tất cả những gì bạn nghe được vào word hoặc vào giấy. Bạn có thể nghe 1 câu sau đó pause lại rồi chép, sau đó nếu không nghe được hết câu thì tua lại, và lại nghe rồi chép. Nếu nghe nhiều lần nhưng vẫn miss vài từ thì có thể xem sub, sau đó tiếp tục câu tiếp theo. Cứ như thế cho đến hết clip. Trung bình để nghe chép chính tả xong 1 clip dài 5 phút thì bạn sẽ mất tầm hơn 30 phút.
Ưu điểm của cách này là giúp bạn nhận biết âm cực kì tốt. Bạn chỉ cần kiên trì tầm 3 – 4 tháng là bạn có thể nghe rõ được rất nhiều từ trong 1 bài IELTS listening. Tuy nhiên khuyết điểm là phương pháp này cực kì chán, nên chỉ phù hợp khi bạn cần thi gấp, và bạn thực sự kiên trì.
Bản thân mình thì cũng đã từng thử tập phương pháp này nhưng sau đó mình bỏ cuộc vì nản. Mình chỉ áp dụng phương pháp 1 (nghe bị động) và phương pháp nhại giọng. Mình sẽ miêu tả phương pháp nhại giọng như bên dưới.
3. Phương pháp shadowing (nhại giọng)
Thời gian gần đây rất nhiều người giới thiệu phương pháp shadowing. Phương pháp này đơn giản là bạn xem một video clip và nhại theo những gì người nói nói. Khá giống với phương pháp nghe chép chính tả, chỉ khác là bạn nói thay vì viết lại lời của speaker. Bạn nên chọn clip có Eng sub để có thể nhại được chính xác lời speaker. Đây là phương pháp luyện listening cực kì hiệu quả, vì nó mang lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất là bạn có thể luyện pronunciation. Sau một thời gian nhại giọng, bạn sẽ có thể phát âm các ending sound, biết cách nhấn trọng âm của các từ trong tiếng Anh, và thậm chí bạn có thể có được accent chuẩn Anh hoặc Mỹ. Thứ hai, bạn có thể nhận biết âm dễ dàng hơn rất nhiều, vì vậy nên trình listening của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Thứ ba, do khi tập nhại giọng bạn cần tập trung nghe những gì speaker nói nên bạn có thể enjoy nội dung bài nói và học các diễn đạt hay của người bản xứ. Khuyết điểm của phương pháp này là bạn cần phải luyện tập rất đều đặn thì mới nhìn thấy sự tiến bộ trong thời gian ngắn.
Mình đã luyện phương pháp này được tầm 3 tháng (30p/ngày), và mình nhận thấy là bản thân mình phát âm tốt hơn nhiều và nghe tiếng Anh cũng dễ dàng hơn. Sau một thời gian luyện tập thì giờ đây mình có thể nghe được gần như 100% những gì speaker nói trong bài thi listening. Vì vậy mình highly recommend phương pháp này cho các bạn.
II. Kỹ năng làm bài thi listening
Sau khi bạn đã bỏ một thời gian luyện tập để nâng cao trình listening thì điều tiếp theo cần làm là trang bị cho bản thân một số kỹ năng làm bài.
Theo kinh nghiệm của mình thì dạng bài điền từ trong IELTS listening là bạn, còn dạng trắc nghiệm là kẻ thù của chúng ta. Dạng bài trắc nghiệm sẽ thường rơi vào section 3 của bài thi. Vậy nên section 3 sẽ thường là section khó nhất chứ không phải section 4.
Để làm tốt phần trắc nghiệm, kỹ năng quan trọng nhất là phân biệt sự khác nhau giữa các đáp án. Khi luyện tập giải đề ở nhà, bạn cần luyện tập gạch keyword trong các đáp án của phần trắc nghiệm. Keyword là những từ tạo ra sự khác nhau giữa các đáp án. Ví dụ có 2 đáp án là “John needs to work on organizing the ideas in his essay” và “John’s focus should be on the range of language that he uses in his essay”, thì các keyword bạn cần gạch là “organizing ideas” và “range of language”, vì đây chính là các cụm từ tạo ra sự khác nhau giữa 2 đáp án này. Hãy nhớ rằng khi speaker bắt đầu nói thì bạn cần tập trung nghe, không còn thời gian đọc lại cả đáp án nữa, nên bạn chỉ có thể nhìn vào các keyword trên.
Ngoài ra, khi luyện tập giải đề thì ngoài chọn đáp án đúng ra thì bạn còn cần luyện khả năng chứng minh các đáp án còn lại sai. Điều này giúp bạn hiểu rõ về đáp án mà bạn chọn. Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất khi làm trắc nghiệm là NGHE HIỂU chứ không phải là NGHE KEYWORDS.
Lời khuyên tiếp theo của mình là các bạn hãy tận dụng triệt để các khoảng thời gian trống để đọc trước câu hỏi. Mỗi khi kết thúc 1 section thì bạn có 30s để check đáp án. Bạn đừng dùng thời gian này để check đáp án mà hãy đọc tiếp các câu hỏi. Đối với section 1 và 2, bạn chỉ cần đọc câu hỏi 1 lần cũng ok. Nhưng đối với section 3 và 4 thì bạn cần phải đọc câu hỏi ít nhất 2 lần thì mới có thể làm tốt được.
III. Các nguồn luyện listening có eng sub
1. Các nguồn nghe trên youtube
– Bright Side
Bright side là nguồn ưa thích của mình khi tập nhại giọng. Các chủ đề ở Bright Side rất đa dạng. Nội dung của clip thì rất thú vị, nghe không nhàm chút nào. Bạn sẽ có thể học được kha khá kiến thức bổ ích bằng cách nghe Bright Side.
Link: https://www.youtube.com/channel/UC4rlAVgAK0SGk-yTfe48Qpw
– The school of life
Nguồn này thì tương tự Bright Side. Có rất nhiều chủ đề thú vị. Clip có hình ảnh minh họa sinh động.
Link: https://www.youtube.com/channel/UC7IcJI8PUf5Z3zKxnZvTBog
Ngoài ra còn 2 nguồn tương tự Bright Side nữa, đó là “alux.com” và “smart is the new sexy”
Alux.com: https://www.youtube.com/channel/UCNjPtOCvMrKY5eLwr_-7eUg
Smart is the new sexy: https://www.youtube.com/channel/UCBGTFRlxG_irLDDZA3ZMdSw
– Ted talks
Ted talks thì có lẽ ai cũng biết rồi. Khuyết điểm duy nhất của Ted talks có lẽ là các chủ đề khá cao siêu, nghe hơi chán.
Link: https://www.youtube.com/user/TEDtalksDirector
– The whole food plant based cooking show
Kênh này cho bạn các clip dạy nấu ăn. Điểm đặc biệt là các món ăn đều được làm từ rau củ quả => rất healthy.
Link: https://www.youtube.com/channel/UCh2D2ss44sKdb6l7iGU7eLg
2. Các phim luyện tiếng Anh
Mình không thường xuyên coi phim nên chỉ biết một số phim này thôi.
– Forest gump
http://hdpopcorns.com/forrest-gump-1994-720p-1080p/
– Big momma’s house
http://hdpopcorns.com/big-mommas-house-2000-720p-1080p/
– The three stooges
http://hdpopcorns.com/three-stooges-2012-720p-1080p/
– The social network
http://hdpopcorns.com/social-network-2010-720p-1080p-hdp2/
Nguồn: Tâm Nguyễn