Chứng chỉ

PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN THẦN TỐC KỸ NĂNG NGHE

Tác giả: Tinh Le

Nếu có ai hỏi mình về cách để để luyện nghe hiệu quả, mình sẽ không ngần ngại mà recommend ngay phương pháp CHÉP CHÍNH TẢ – một phương pháp được coi là hiệu quả bậc nhất trong luyện kỹ năng nghe! Mình thi Ielts một lần được 8.5 listening và một lần được 9.0 cũng là nhờ phương pháp này. Xin nói thêm là chép chính tả là một phương pháp ĐÃ ĐƯỢC KIỂM CHỨNG với phần lớn học sinh, cũng như đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chứng thực sự hiệu quả chứ không phải là kinh nghiệm cá nhân. Khi lấy kinh nghiệm cá nhân ra để chia sẻ thì thường sẽ rơi vào trường hợp chủ quan, nghĩa là nó có thể đúng với tôi nhưng không đúng với anh, hoặc nó có thể đúng với một nhóm nhỏ người nhưng không đúng với phần còn lại. Tuy nhiên phương pháp chép chính tả này đã được kiểm chứng bởi những nhà ngôn ngữ học và bởi chính những học sinh đã áp dụng phương pháp này.
Chép chính tả tên tiếng Anh là DICTATION và nếu các bạn tìm trên Google một cụm từ bất kỳ về phương pháp này như ”How to improve listening skill with dictation” thì có cả triệu kết quả xuất hiện. Nó thực ra là một phương pháp cổ điển để luyện tiếng Anh đã có từ rất lâu và được nhiều người áp dụng, vậy câu hỏi đặt ra là tại sao không nhiều học sinh ở Việt Nam áp dụng? Mình sẽ giải thích ở phần cuối bài viết nhé. Bây giờ chúng ta tìm hiểu sâu hơn chút xíu về cụ thể phương pháp này là gì?
1. CHÉP CHÍNH TẢ LÀ GÌ?
Chắc nghe cái tên bạn cũng đoán được phần nào rồi đúng không?
Nó là phương pháp học tiếng Anh nói chung và luyện nghe nói riêng bằng cách chép xuống những gì bạn nghe được. Đúng vậy! tất tần tật những gì bạn nghe được, kể cả những chỗ bạn không nghe được.
Nghĩa là chỗ nào bạn nghe được, bạn chép từ bạn nghe ra; ở chỗ nào chưa nghe được, bạn nhớ cố gắng nhớ âm của từ hoặc cụm từ đó và ghi âm bạn nghe được xuống.
Ví dụ nhé, trong 1 câu có 10 từ, bạn nghe được 7 từ, còn 3 từ còn lại bạn không nghe được, bạn cứ chép 7 từ bạn nghe được ra đồng thời chép lại âm của 3 từ mà bạn nghe chưa nghe được xuống, không cần biết đúng sai. Để minh họa cho dễ hiểu hơn: giả sử âm của 3 từ lúc nãy mà bạn chưa nghe được là ”bai thơm mô” (gần giống âm này) mà không hiểu nó là gì, cứ chép xuống bằng tiếng Việt “bai thơm mô”, MỤC ĐÍCH LÀ ĐỂ GHI NHỚ ÂM MÀ BẠN NGHE ĐƯỢC. Sau khi nghe xong, bạn check script lại, và bạn sẽ thấy được chỗ mình nghe không được lúc nảy là:”buy them all”. Lúc này bạn sẽ :”Ah ha, thì ra là vậy, vậy mà sao lúc nãy nghe không ra nhỉ”. Bạn yên tâm, trong quá trình nghe chép như vậy bạn sẽ có hàng ngàn cái khoảnh khắc “ah ha” như vậy, mỗi lần bạn sẽ phát hiện ra một cái ngu mới, và công thức là ngu + ngu + ngu…. = giỏi, bạn sẽ giỏi lúc nào mà bạn không hề hay biết với phương pháp này.
Điều tiếp theo bạn cần làm sau khi xem text scripts là tìm ra nguyên nhân. Xem text scipt xong rồi vứt đó thì coi như công cốc. Có 3 nguyên nhân chính khiến bạn không nghe được, hoặc nghe được mà không hiểu: 1. Thiếu từ vựng, 2. Phát âm không chuẩn (dẫn đến không hiểu người bản ngữ nói), 3. Tốc độ đọc quá nhanh (khiến âm nối lại hoặc biến âm dẫn đến khó nghe).
Rơi vào nguyên nhân nào thì bạn khắc phục nguyên nhân đó:
a) Nếu một từ nào đó bạn nghe không được là vì bạn chưa biết nó –> học nó
b) Nếu từ đó bạn phát âm sai nên dẫn đến nghe không ra –> check từ điển, coi lại cách phát âm –> đọc nó vài lần cho nhớ cách phát âm và ghi nó ra chỗ nào đó để thỉnh thoảng đọc lại (vì nhiều khả năng từ này bạn phát âm sai từ nhiều năm nay rồi, đọc nó một vài lần rồi hy vọng là lần sau đọc đúng, nghe đúng ngay thì hơi khó).
c) Nếu nghe không được do tốc độ đọc quá nhanh và âm bị nối lại –> cố gắng tua đi tua lại vài lần chỗ mình chưa nghe được. Bạn nghe đến lần thứ 6, thứ 7 thì cái tốc độ đọc nhanh như tên lửa trong lần đầu tiên nghe bỗng nhiên trở nên chậm lại, và nếu bạn nghe 15-20 lần bạn thậm chí còn cảm thấy tốc độ đó chậm như con rùa. Các yếu tố nối âm vẫn còn đó chứ không mất đi, nhưng sỡ dĩ bạn nghe dễ hơn và vì bạn quen và chấp nhận âm thanh mới. hay nói cách khác bộ não đã tiếp nhận được âm thanh đó.
Cứ như vậy từ không biết thành biết, từ sai thành đúng, từ cảm thấy nhanh thành cảm thấy chậm, dần dần bạn sẽ thấy nghe dễ như ăn kẹo.
2. TẠI SAO CẦN CHÉP CHÍNH TẢ?
– Thứ nhất, vì nó hiệu quả, không những hiệu quả mà còn hiệu quả nhanh đến không tưởng. Chỉ trong vòng 1 tháng, nếu bạn chép 1 ngày khoảng 30’-1 tiếng, bạn sẽ thấy mình tiến bộ thần tốc, nó có thể cải thiện điểm của bạn dao động trong khoảng 1 band điểm ielts listening (đây là kinh nghiệm cá nhân của mình trong giai đoạn luyện đề, trước chép chính tả điểm listening của mình dao động từ 6.5 – 7.0, khoảng dưới 30 câu đúng/40 câu, nhưng sau khi chép chính tả mỗi ngày trung bình 45′ liên tục trong vòng 1 tháng, số câu đúng tăng lên thấy rõ, không lúc nào dưới 34 câu, điểm tăng lên từ 7.5-8)
– Thứ hai, trong bài thi ielts bạn chỉ được nghe 1 lần duy nhất nên nó yêu cầu sự tập trung cao độ của thí sinh và không có chỗ cho sự bất cẩn. Một lỗi phổ biến mà nhiều bạn mắc phải trong các dạng bài completion là các bạn nghe được từ cần điền là gì, tuy nhiên lại không nghe được dạng số ít số nhiều của từ (cuối từ có chữ “s” hay không) nên mất điểm oan câu này. Viết chính tả giúp bạn khắc phục đươc lỗi sai oan uổng này vì bạn phải chép ra những gì bạn nghe và bạn phải check lại những gì bạn nghe được, nên điều hiển nhiên là bạn phải nghe thật kỹ, kể cả những âm s, âm ed và những loại âm đuôi khác, điều này giúp bạn hình thành thói quen nghe âm đuôi và sau một thời gian nó sẽ TRỞ THÀNH PHẢN XẠ CỦA BẠN.
– Lý do thứ 3: chép chính tả còn giúp bạn CẢI THIỆN KỸ NĂNG PHÁT ÂM VÀ SPEAKING của mình. Nhiều bạn tận dụng triệt để phương pháp chép chính tả này bằng cách đọc to lặp đi lặp lại những câu nào mình thích khi chép. Nôm nà là thế này, khi bạn nghe một cái gì đó nhiều lần, bạn sẽ có cảm giác vô thức muốn lặp lại nó. Cũng giống như khi nghe 1 bài hát, ban đầu thấy nó không hay, nhưng ra đường đi đến quán café nào cũng thấy người ta mở, một thời gian sau bạn tự nhiên thấy bắt đầu ngấm và có xu hướng muốn lặp lại giai điệu bài hát đó, dù chỉ là một vài câu ngắn trong đầu. Tận dụng khả năng bắt chước này của bộ não, bạn hãy lặp lại những câu nào bạn thích khi viết chính tả, chắc chắn là khả năng phát âm, ngữ điệu cũng như speaking của bạn sẽ tiến bộ lên trông thấy cùng với listening skill.
Đến đây mình sẽ trả lời câu hỏi ở đầu bài viết: tại sao phương pháp hiệu quả như vậy, đã được kiểm chứng và đã ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng lại không có nhiều học sinh thực hiện nó? Câu trả lời là vì nó yêu cầu người thực hiện phải KIÊN TRÌ VÀ KỶ LUẬT VỚI BẢN THÂN, ít nhất là trong thời gian một tháng liền, điều mà không nhiều học sinh có thể tự giác làm được.
3. NGUỒN LUYỆN: http://bit.ly/2TGGn23

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987