Các bạn cùng chia sẻ thêm dưới góc độ sếp & nhân viên nhé.
1. Thụ động, bảo đâu đánh đó
Mình rất ngại style nhân viên này, vì điều này chỉ khiến đầu óc mình mệt mỏi thêm chứ chẳng giúp được gì trong công việc cả. Sếp trong tình huống này giống như bảo mẫu trông chừng, mọi điều dù là nhỏ nhất đều phải nói thì mới mong được thực hiện.
Mình tưởng tượng, mỗi ngày đều phải tập trung từng đầu mục để nhân viên đó “làm này làm kia”, nếu không thì xem như mình bị lãng phí tiền lương thì thật sự bi kịch cho sếp.
2. Đùn đẩy và sợ trách nhiệm
Dù ở bất kỳ vị trí công việc nào cũng có những trách nhiệm và phạm vi chịu trách nhiệm riêng. Đương nhiên, càng ở vị trí cao, tính trách nhiệm càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp mình gặp những middle managers mọi thứ đều “đẩy” lên cho sếp quyết định, sếp quyết đi thì em làm, không ý kiến. Với kiểu nhân sự này, “vấn đề” của sếp là luôn được nhân sự ấy đưa lên mọi “vấn đề” và sếp phải giải quyết mọi vấn đề đó đi, chừng nào sếp chưa có ý kiến thì chừng đó vấn đề vẫn..dậm chân.
Làm sếp trong tình huống này bạn cần biết tuốt và chịu áp lực cao vì có thêm người…giao việc.
3. Thiếu sáng kiến và anti sáng kiến
Đây là kiểu nhân sự chỉ muốn …50 năm vẫn chạy tốt 1 giải pháp Dễ hiểu vì những gì quen mắt, quen tai, quen việc thì an toàn nhất. Họ cố ra sức bảo vệ cái cũ, lối mòn cũ mà chẳng quan tâm liệu rằng điều đó có tốt cho tổ chức hay không. Một số trướng hợp họ không sáng kiến được gì mới nhưng lại có rất nhiều “tối kiến” phục vụ cho mục tiêu “anti sáng kiến”.
Làm sếp trong tình huống này bạn cần có mình đồng da sắt để đẩy cả đoàn người đi, một bộ não siêu phàm để một mình một cõi sáng kiến nếu không muốn tổ chức ngày càng lỗi thời.
—-
Bài viết của chị Shark xinh đẹp Trương Lý Hoàng Phi. Chị cũng đồng ý chia sẻ bài viết cho các bạn Schofans. Mọi người follow page để đọc thêm các bài hay nhé.