Chứng chỉ

TỪ BỎ THÓI QUEN DỊCH TRONG ĐẦU VÀ TẬP THÓI QUEN SUY NGHĨ BẰNG TIẾNG ANH

Tác giả: Góc nhỏ của Cây

Đây là thói quen của rất nhiều người và thực sự là một thói quen rất khó bỏ. Với riêng cá nhân mình cũng vậy. Bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 1, đến tận lớp 12 mới biết có quá trời từ mình đọc sai tùm lum (thanks to my dear teachers, lol) và khả năng suy nghĩ bằng tiếng Anh thì hầu như không có.

Đang đọc hay nghe tiếng Anh mà đến từ nào mình không biết thì tắc tị ngay chỗ đó, dịch hoài trong đầu không ra, đến lúc quyết định bỏ qua thì người ta đã nói đến đoạn nào rồi ấy. Khi nói thì mọi chuyện càng tệ hơn nữa, người ta hỏi một câu, mình mất thời gian dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt rồi lại dịch câu trả lời của mình sang tiếng Anh trong đầu rồi mới nói ra, mất thời gian kinh khủng.

Thời gian vừa rồi mình đọc nhiều về khả năng học ngoại ngữ, khả năng tăng phản xạ tiếng Anh (bài này mình có viết rồi, bạn có thể tìm đọc lại) và làm thế nào để tiếp thu tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ nhất chứ không phải ngôn ngữ thứ 2 để dịch qua dịch lại trong đầu.

Mình muốn chia sẻ ở đây những cách mà mình thấy rất hay trong hành trình ngừng dịch trong đầu và tập nghĩ bằng tiếng Anh. Đây là những cách mà mình tin rằng không chỉ hữu ích với những bạn như mình – người lớn học tiếng Anh, mà sẽ phù hợp với cả những bạn đã có con nhỏ và muốn tạo môi trường cho con làm quen, tăng phản xạ tiếng Anh.

🌱Surround yourself with English

Cái này mình đã nói đi nói lại rất nhiều lần và bạn cũng đã bắt gặp quá nhiều trong các bài chia sẻ của các bạn khác. Muốn thực hành tiếng Anh tốt, bạn cần có môi trường tiếng Anh để #immerse, đắm chìm và làm quen với nó.

Một số cách mà bạn có thể làm ngay lúc này:
– chuyển ngôn ngữ trên điện thoại từ tiếng Việt sang tiếng Anh
– đối với các tài liệu bạn phải đọc, thay vì đọc bằng tiếng Việt, hãy cố gắng đọc bằng tiếng Anh (trong ảnh mình có chụp lại cuốn sách mình mua với giá 50K ở nhà sách PN để thực hành tiếng Anh (sách kiểu dành cho teen nên ít từ mới, hợp với việc đọc để giải trí). Hãy đọc bất cứ thứ gì bạn thích bằng tiếng Anh, duy trì thói quen đó nhé).
– xem các chương trình TV, xem phim bằng tiếng Anh (trong bài viết trước mình đã giới thiệu các kênh youtube mà mình hay xem để học tiếng Anh, bạn nào cần có thể qua đó lấy link nhé)
– bật youtube hay nghe nhạc tiếng Anh trong lúc dọn dẹp nhà, đánh răng rửa mặt,…
– thử học nấu ăn qua các kênh nấu ăn nói tiếng Anh
– tập thói quen nhìn các đồ vật trong phòng, ngoài đường và tìm hiểu xem từ đó tiếng Anh là gì

Có thể bạn nghĩ rằng việc này chả giúp ích gì cả nhưng khi tiếng Anh đã ngấm dần, bạn sẽ tự bộc ra phản xạ mà bạn không cần phải nghĩ. Việc người Việt mình hay nói “I am fine, thank you, how are you?” một phần cũng vì chúng ta nghe nó quá nhiều, thầy cô lặp đi lặp lại với chúng ta, do đó chúng ta tự tạo thành phản xạ nói vậy khi có người hỏi “How are you?”

Nếu bạn xem phim, đọc sách,… bạn sẽ học thêm được những cách mà người bản xứ nói chuyện trong các trường hợp như vậy và không còn trả lời một cách rập khuôn nữa. Thật đấy, trời ơi! 

🌱Ngưng sử dụng từ điển Anh – Việt

Lúc bắt đầu học tiếng Anh, mình được cô ruột tặng lại cuốn từ điển Anh Việt khiến mình sướng rơn, kiểu như nó giải đáp biết bao thắc mắc về nghĩa của từ mà mình không biết.

Sau này, khi đã học và tìm hiểu nhiều, mình phát hiện ra sử dụng từ điển Anh Việt làm khả năng suy nghĩ bằng tiêngs Anh của chúng ta kém đi nhiều. Bảo sao mấy bạn trong đội tuyển Anh ở trường mình hồi trường đều đầu tư mua từ điển Oxford siêu xịn thay vì cuốn từ điển Anh Việt như mình.

Khi sử dụng từ điển Anh Anh để tra từ mới, chúng ta vừa học từ mới, vừa ôn lại từ cũ vì các từ mới thường được giải thích bằng những từ đơn giản hơn mà có thể bạn đã được biết trước đó. Qua cách giải thích, bạn cũng học được thêm ngữ pháp và quan trọng là cách giải thích nghĩa một từ bằng một từ khác.

Mình hay sử dụng từ điển Cambridge Dictionary, chắc cũng đã nói với các bạn một tỷ lần rồi nhỉ 

🌱Thể hiện suy nghĩ của bản thân bằng tiếng Anh

Bạn có thể viết nhật ký bằng tiếng Anh để tăng khả năng suy nghĩ, viết bằng tiếng Anh. Mình không có thói quen này.

Thay vào đó, mình nói các suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh khi ngồi một mình, hoặc có đôi lúc mình ghi âm, ghi hình lại rồi đăng lên youtube, vừa để lưu giữ vừa để kiểm tra xem youtube có hiểu được cách phát âm tiếng Anh của mình hay không.

🌱Linh tinh khác

– Đọc to những gì trong sách, vừa nghe lại cách phát âm của mình, vừa để nhớ kỹ hơn và lưu giữ trong đầu cách diễn đạt bằng tiếng Anh đó. Có lúc chưa hiểu hoặc chưa ưng lắm với cách ngắt nghỉ câu, mình đọc đi đọc lại.

– Với những truyện có các đoạn hội thoại giữa các nhân vật, mình hay dự đoán xem nhân vật kia sẽ nói gì sau câu hỏi của nhân vật này. Bằng cách đưa ra dự đoán, mình có thể kiểm chứng xem cách ứng phó, phản xạ của mình trong các tình huống như vậy có tự nhiên như nhân vật bản xứ không.

Mình đã học tiếng Anh từ năm lớp 1, mình muốn nhắc lại điều này để các bạn thấy rằng việc học tiếng Anh của mình là một hành trình dài, ngay cả khi phải mãi đến khi lên cấp 3, vào ĐH mình mới thực sự nghiêm túc với nó.

Mình muốn nhắc lại vì muốn các bạn hiểu rằng học ngoại ngữ nào cũng là một chặng đường không đơn giản và chúng ta cần kiên nhẫn, thực hành và thực hành nhiều hơn nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987