Hôm ni chị sẽ bàn một chút về ngạch Kinh tế nhé. Có một số đại học ở Việt Nam có chuyên ngành về Kinh tế Quốc Tế, Kinh tế Đối ngoại, … như FTU, DAV, NEU, RMIT,… và nhiều bạn còn băn khoăn về cơ hội việc làm khi ra trường của sinh viên Kinh tế. KTĐN ở Việt Nam khá đặt biệt vì họ dạy một ít ở mỗi ngành nhỏ, và kiến thức của các bạn sẽ trải rộng ở nhiều lĩnh vực. Hôm nay chị sẽ liệt kê một số hướng đi (cũng như kỹ năng cần thiết, các công ty lớn và mức lương thị trường) cho các em tham khảo về xây dựng kế hoạch cho những năm đại học nha.
1. Kế – Kiểm:
Vô số bạn trẻ học Kinh tế và hỏi có thể làm Kiểm toán được không. Câu trả lời là có các em nha. Bây giờ kiểm toán thì các em chỉ cần học chứng chỉ là okelah rồi, đâu cần phải học đại học chuyên ngành kiểm toán đâu nè. CPA, ACCA, ICAEW, blah blah đều ok hết nhé.
Điều tuyệt vời hơn nữa là làm ở những công ty kiểm toán lớn như Big 4 (Deloitte, PwC, EY, KPMG) cho các em cơ hội tiếp xúc một lượng lớn kiến thức và va chạm nghề nghiệp, là bàn đạp cho những hướng đi khác trong tương lai. Ví dụ như chụy đây dân Kiểm Toán PwC, được học bổng toàn phần qua New Zealand học về Tài chính (Finance) xong lại phi qua Quản trị Rủi Ro làm từ Microsoft qua tận Facebook đó hí hí. Có bạn chị thì lại chuyển qua làm bên mảng quỹ, ngân hàng đầu tư, … vô số kể cơ hội đó.
Cơ chế ở kiểm toán thường là Associate (2 năm) – Senior Associate (2 năm) – Assistant Manager (2 năm) – Manager (2-4 năm) – Director. Từ Director lên nữa thì có Partner nhưng tới bậc này là một câu chuyện khác chị sẽ kể lần sau nho.
Lương: theo chị biết thì sinh viên ra trường khoảng 8-10 triệu, sau này lên Senior hay Manager thì tăng rất nhanh.
Ví dụ: Deloitte, KPMG, PwC, EY, Grant Thornton,…
2. Phân tích tài chính – Đầu tư (bao gồm Ngân hàng Đầu tư (Investment Banking), quỹ (Private Equity Fund) và công ty chứng khoán):
Đây đây đây, đây chính là công việc top đầu mà các bạn trẻ bây giờ có thể hướng đến với mức lương tốt nghiệp thuộc hạng khủng long. Tuy nhiên, cũng như Kế-Kiểm, các bạn cũng cần học bên ngoài vì kiến thức trên trường không bao giờ đủ cả. Với lĩnh vực này thì chứng chỉ liên quan nhất chính là CFA thần thánh. Các kỹ năng sơ đẳng mà các em cần có bao gồm: biết đọc báo cáo tài chính, xây dựng một xí xi mô hình tài chính định giá doanh nghiệp, làm slides, và Excel. Đặc biệt là Excel và Powerpoint nha các em, không bao giờ thừa.
Con đường để đi đến thì có thể các em vô thẳng sau khi tốt nghiệp (rất ít và các bạn rất giỏi) hay làm kiểm toán Big 4 vài năm rồi qua. Trong này thì đi từ Analyst – Associate – Assistant Manager – Manager – Head of Deals/M&A/IB – Director – Partner.
Lương: chị biết có nơi này nơi kia nhưng phần lớn những công ty top chị thấy lương khởi điểm 1k+ không phải là ít đâu nha. Mà theo báo cáo của Adecco thì Investment Analyst tới 45-55tr/tháng lận đó nha.
Ví dụ: Vinacapital, SSI, HSC, VNDirect, Mekong Capital, …
3. FMCG (Fast Moving Consumer Goods – Hàng hóa tiêu dùng nhanh)
Nghe thì có vẻ lạ nhưng thiệt ra những thứ nhìn có vẻ lạ lẫm thường là những điều thường nhật mà mình hông thấy thôi. Ví dụ như bột giặc Omo, dầu gội đầu Sunsilk, Dove, nước xả vải Comfort,… Tất cả mấy nhãn hiệu này đều thuộc Unilever – một công ty top đầu về FMCG. Điều đặc biệt là những công ty FMCG thường có một chương trình siêu hay siêu đỉnh mà nhiều bạn trẻ bỏ quên, đó là Management Trainee (Thực tập sinh quản trị). Các em sẽ được làm nhiều phòng ban ở công ty đó trong khoảng 2-3 năm và lên thẳng Manager!!!!!
Lương: chị đã từng biết vài bạn ở Unilever có lương khởi điểm 20tr+ rồi đó.
Ví dụ: Unilever, Nestle, CocaCola, P&G, …
4. Tư vấn (Consulting)
Đây là một ngành đang có tốc độ phát triển cao và nhu cầu cao tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nói một cách ngắn gọn thì 1 Consultant giống như là một bác sĩ cho doanh nghiệp vậy í. Nếu một doanh nghiệp có một vấn đề nào đó mà họ không thể tìm ra thì những Consultant sẽ giúp đỡ cải tổ công ty.
Trong ngành Tư vấn có chia ra gồm phần Strategy Consulting (đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp) và Implementation Consulting (tức trực tiếp hiện thực hóa chiến lược). Trong lĩnh vực này cũng bao hàm tất cả nhiều mặt của doanh nghiệp như: IT Consulting (Tư vấn về Kỹ thuật Thông Tin), Risk Consulting (Tư vấn rủi ro), Customer Consulting (Tư vấn Khách Hàng), People Consulting (Tư vấn liên quan tới bộ máy nhân sự và HR), Deals Consulting (Tư vấn thiên về Mua bán/Sáp nhập),….
Ngành này đặc biệt thích hợp với các bạn có sở thích giải quyết những vấn đề mới lạ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngành tư vấn cũng yêu cầu cần có kỹ năng mềm ở mức xuất sắc (đàm phán, thuyết trình, …) cũng như một số kỹ năng về Excel và Powerpoint.
Hướng phát triển: Consulting Analyst – Associate – Senior Associate – Consultant – Project Leader – Principle – Associate Partner – Partner.
Top công ty tư vấn: Mckinsey, BCG, Bain (chưa có ở VN), Deloitte, KPMG, PwC, EY, Oliver Wyman, …
5. Thuần Kinh Tế:
Đây là một hướng đi khá ít bạn chọn. Nếu các em thực sự có đam mê đối với kinh tế, các em có thể cố gắng theo các thầy cô học hỏi và cố làm pub (bài đăng khoa học), conference (tham gia các hội nghị), và một thesis (luận tốt nghiệp) thật hoành tráng. Ngoài ra, kinh tế lượng (Econometrics) sẽ giúp các em rất nhiều trên con đường này đó.
Hướng đi: các em có thể học xong đại học và xin học bổng đi học lên Master và Ph.D. Sau đó có thể làm trong những think tank, management consulting, quantitative-related jobs hoặc là làm economist. Hoặc mới hơn nữa là nhảy qua Data Science (khoa học dữ liệu) hay Machine Learning đó.
Cơ hội: Chị có biết ở Hà Nội và TP.HCM có tuyển Ph.D Kinh tế làm về Quantitative Research đó. Và Big 4 cũng đang mở rộng đội Economic Modelling nè. Nhiều hướng lắm nha.
6. Tất cả những mảng khác của doanh nghiệp.
Nói các em thấy lạ, chớ chị thấy dân Kinh tế đa năng quá trời, cân được hết từ Kinh tế, Marketing, Brand Management, FMCG, Tài chính, HR, Đầu tư, Kế Kiểm, … Món nào cũng xơi được hết, vì vậy các em đừng ngại trái ngành nha, vì điều quan trọng là bộ kỹ năng (skill set) của các em có gì, chứ không phải bằng đại học của các em chuyên ngành gì.
Túm lại chị nghĩ ra được nhiêu đó, các bạn có gì bổ sung cho chị hông?
❤ Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong#scholarshipforVietnamesestudents
Chuẩn bị tốt nhất cho học bổng: Lớp tìm và apply học bổng; Gói sửa hồ sơ; Gói Mentor học bổng
Chi tiết liên hệ hannahed.co@gmail.com
Instagram bạn nào có Insta thì follow nhau ha: https://www.instagram.com/hannahed.co
Nhóm học tiếng Anh: https://www.facebook.com/groups/HannahEdEnglishClubHEC
Nhóm săn học bổng: https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/
Youtube có rất nhiều Video bổ ích : https://www.youtube.com/c/HannahEdEducationInformationInspi…
Founder: https://www.facebook.com/hoathanhdinh
Nguyen Dinh Loc
02/11/2021 at 2:32 pm
Mình có comments nhỏ, đó là làm cho doanh nghiệp. Mình học bằng MsC Finance xong, ra trường bạn bè mình ai cũng thích nhảy vô Big4 và Consulting, riêng mình chọn ngạch Corporate Finance, tức là làm tài chính doanh nghiệp cho một tập đoàn đa quốc gia về một ngành công nghiệp nhất định. Thực sự thì mình thấy rất thích vì không phải chạy theo projects, mà được phát triển cùng với doanh nghiệp đó. Hàng tháng mình được họp hành bàn bạc với các vị trí cấp cao như CEO, CFO, SVPs và hiểu một doanh nghiệp đa quốc gia đc manage như thế nào. Vì vậy, mình vô cùng khuyến khích các bạn trẻ đi theo hướng này. Mình học tập và làm việc tại Helsinki, Phần Lan.
admin_hannahed
16/04/2022 at 3:40 am
Cảm ơn Lộc rất nhiều. Hi vọng được Lộc share thêm cho các bạn về Phần Lan ở https://www.facebook.com/groups/2069421729981874