Nhiều lần muốn viết để chia sẻ phần kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân cho cộng đồng mà bấy lâu cứ bị cuốn vào cviec, bữa nay lênh đênh giữa đất trời trên chuyến bay 13h từ HongKong về Mỹ nên quyết định thả hồn. Mình nghĩ và cũng băn khoăn là ko biết nên viết về kinh nghiệm xin thẻ xanh, Postdoc, hay là xin Professor job. Xin thẻ xanh và Professor job ở Mỹ thì thấy nhiều anh chị đã có nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm hữu ích, duy chỉ có về xin Postdoc thì mình nghĩ câu chuyện của bản thân mình dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm một cái nhìn khác nữa về cách tiếp cận vị trí này. Vì mình vốn là Ph.D. ngoài Mỹ, cũng đã trải qua một hành trình dài và đi qua nhiều cung bậc cảm xúc để có thể vào làm việc và định cư tại đây, nên mình rất mong muốn chia sẻ câu chuyện và kinh nghiệm nhỏ bé này để giúp phần nào cho những người bạn, người anh em Việt đang và sẽ đi trên cùng cung đường trước kia của mình.
Đầu Tiên: những thứ dưới đây chỉ nên được hiểu là đúng trên quan điểm từ phía mình, nó có thể không đúng trong trường hơp của bạn, mình chỉ hy vọng là các bạn nhìn hoặc thấy được điều gì hữu ích từ câu chuyện của mình để vận dụng linh hoạt cho trường hợp của bạn.
Vậy thì NHỮNG điều gì là quan trọng nhất mà quyết định việc bạn có nhận được offer cho vị trí Postdoc hay ko?
Tất nhiên điều kiện cần ở đây là hồ sơ khoa học của các bạn phải đủ tốt (nếu ko, những điều sau đây cũng ko giúp ích gì), còn cái mình muốn thảo luận đó là khi đã có hồ sơ tốt rồi thì làm sao để có được offer. Ko có một công thức chung nào cho việc đi tìm việc mà đúng cho hết mọi trường hợp, và lại càng ko có chuyện là chỉ với một hồ sơ tốt mà ngồi một chỗ là có thể nhận được offer. Theo mình thì đó là:
(1) Funding: Điều này rất quan trọng, vì để có thể mở vị trí Postdoc thì các Prof. PHẢI có funding, còn ai bỏ tiền túi ra mở vị trí thì cái nay mình cũng chưa thấy bgio.
(2) Research field: Cũng quan trọng không kém, dù là Prof. có funding thì họ cũng sẽ ưu tiên tuyển những người có lĩnh vực nghiên cứu gần với họ, hoặc là người phù hợp nhất cho một vị trí hoặc hướng nghiên cứu nào đó mà project họ đang cần.
Vậy thì làm sao để cùng một lúc để đánh trúng hai điều trên, hay nói cách khác là tối ưu hóa được hàm tìm kiếm offer. Mình đã nghe nhiều bạn kể về công cuộc vào Mỹ qua Postdoc của các bạn đó: hoặc qua referring giữa các nhóm Prof., hoặc là rải hồ sơ, hoặc là apply theo job advertisement… một lần nữa mình muốn nói rằng ko có một công thức chung nào cho công cuộc đi săn job, nhưng nếu các bạn đi rải hồ sơ theo kiểu gửi email hàng loạt hoặc chạy theo job advertisement thì bạn cũng có thể thành công theo cách đó, nhưng thật sự nó rất mất thời gian và công sức mà hiệu quả lại ko cao.
Cách của mình như sau:
Trong lĩnh vực của mình (computer science) thì mình biết NSF [A] là một nguồn lớn mà các Prof. hay xin funding từ đó. Có một cái hay ở website của NSF mà chúng ta thể khai thác đó là các bạn có thể search để tìm kiếm những proposals đã từng được funded cho tới thời điểm mới nhất. Không những vậy còn có thêm một chức năng khác nữa đó là tìm kiếm theo từ khóa [B]. Mình sẽ giải thích vì sao một động tác đơn giản trên đó lại đánh trúng hai mục tiêu (1) và (2) ở trên.
Giả sử bạn muốn tìm kiếm dự án làm về gần với một hướng nào đó là expertise của bạn, hãy gõ từ khóa đó vào ô tìm kiếm, ở đây mình search: Cybersecurity, thì hệ thống sẽ trả về tất cả những proposals được funded từ trước tới giờ mà có topic về hoặc liên quan tới “Cybersecurity”. Công việc lúc này là bạn chọn những proposals mới nhất hoặc vẫn chưa kết thúc và liên lạc với PI và Co-PI. Có nghĩa là: Hiển nhiên giờ mình biết chắc 1) họ có funding 2) lĩnh vực làm về Cybersecurity. Sau đó nhận được offer hay ko còn có nhiều yếu tố khác và coi bạn phỏng vấn như thế nào. Thế nhưng để có thể lọt vào vòng pvan thì cách trên sẽ giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều tgian và trí lực. Thực tế ở lần xin Postdoc đầu của mình ngay sau Ph.D. đã rơi vào tình trạng lần mò trong vô vọng: gửi email hàng loạt, lên tới cả hàng trăm và thậm trí còn ko nhận được phản hồi. Sau đó mình nhận ra là làm như vậy chỉ lãng phí tgian và tự chuốc lấy đau khổ, suy sụp trí lực, thế nên quyết định dừng lại. Để có vị trí Postdoc năm đầu tại Mỹ mình đã đánh cược bằng việc dành cả tháng trời đi nghiên cứu hồ sơ của một Prof. bên Missouri (lúc đó cũng nghĩ là ko được offer đó thì cũng đọc thêm được nhiều báo về hướng mới), sau đó viết một bài phản biện về các bài báo của Prof. đó rằng mình có thể mở rộng hoặc làm tốt hơn họ ở điểm nào. Sau đó mới nhận được phản hồi email và tiếp đó là phỏng vấn.
Mình xong Ph.D. năm 2016 tại Taiwan và qua Mỹ làm Posdoc cùng năm đó, nhận thẻ xanh approval năm 2018, và Prof. job 2019. Từ khi qua Mỹ 2016 mình đã chuyển qua vị trí Postdoc hai lần và cùng với cách làm như trên mình đã nhận được vài offers cho vị trí Postdoc ở lần thứ 2 đó chứ ko giống lần đầu khi đi từ Taiwan qua Mỹ ngày vẫn còn non và xanh mơn mởn chưa có kinh nghiệm gì.
Một lần nữa những gì mình chia sẻ trên đây chỉ là cách tiếp cận và kinh nghiệm của cá nhân của mình. Hy vọng giúp ích phần nào cho cộng đồng khoa học Việt, đặc biệt là những bạn Ph.D. ngoài Mỹ có hoàn cảnh khó khăn giống mình 😅. Chúc các bạn thành công 😀. Bữa nao trí lực dồi dào sẽ chia sẻ kinh nghiệm về boost hồ sơ thẻ xanh từ trường hợp của mình tiếp với cả nhà.
[A] Tuỳ vào mỗi ngành mà nguồn funding có thể đến từ những quỹ khác nhau, ngay cả trong lĩnh vực mình (CS) thì cũng ko phải chỉ có funding của NSF. Trên kia mình chỉ muốn lấy một ví dụ đơn giản nhất để các bạn thấy được ý của mình nên mình lấy ví dụ về NSF. Về mỗi trường hợp của các bạn thì hãy tìm hiểu là những nguồn funding chủ yếu trong lĩnh vực của bạn và vận dụng linh hoạt.
[B] Hình B
Chúc các bạn thành công!