Canada là quốc gia nằm ở phía bắc của châu Mỹ nên thường xuyên có thời tiết lạnh và tuyết quanh năm. Du học Canada, vì thế, cũng gặp trở ngại thời tiết rất lớn làm nhiều du học sinh nản lòng vì khó thích nghi. Hôm nay, chị sẽ giới thiệu với các em một bài chia sẻ để vượt qua thời tiết khó nhằn của đất nước này và có khoảng thời gian du học đáng nhớ nhé. Mà mấy bạn ở xứ lạnh khác như Nga, Nhật, đảo nam New Zealand..vv cũng đọc luôn nhé.
I. Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết
Mùa Đông ở Canada thường rất khắc nghiệt với những đới gió lạnh cao, những trận bão và mưa tuyết, tuyết phủ dầy đặc đến nỗi ra khỏi nhà cũng là một điều quá khó khăn chứ chưa nói đến việc đi du lịch trong những ngày có tuyết.
Mùa Đông ở Canada thường kéo dài 6 tháng, tùy thuộc vào nơi mà bạn sinh sống. Tuyết rơi vào những ngày cuối tháng 10, phủ dầy cho đến tận tháng 3 và có khi muộn hơn. Bạn sẽ không dễ gì bị đóng băng trong những ngày lạnh giá với tuyết phủ dầy nhưng nếu bạn để làn da của bạn tiếp xúc với nhiệt độ cực thấp thì bạn sẽ rất dễ bị tê cóng.
Vì vậy, trước khi ra khỏi nhà trong những ngày Đông lạnh, hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ hoặc nghe dự báo thời tiết để bảo vệ thân nhiệt của bạn. Lưu ý rằng, ánh mặt trời vào những ngày lạnh nhất và những ngày có mây thì thường ấm hơn những ngày bình thường.
II. Luôn giữ ấm cơ thể
Để đối phó với thời tiết, các bạn mới đến Canada lần đầu nên giữ ấm cẩn thận để tránh các loại bệnh do khí hậu lạnh, sau đó có thể mua một áo lạnh tại Canada vì loại quần áo ở đây có chất liệu giữ ấm thích hợp hơn mua tại Việt Nam. Có thể mặc loại quần áo bó sát để giữ thân nhiệt ổn định, tuy nhiên đối với một hành trình dài thì ăn mặc thoải mái là điều quan trọng không kém.
Bạn nên mặc nhiều lớp, kèm theo một chiếc mũ, găng tay, khăn quàng cổ và phụ kiện che khuôn mặt của bạn. Điều này nghe có vẻ như rất đơn giản nhưng có thể làm nên sự khác biệt lớn.Quần áo cotton không phải là lựa chọn hàng đầu. Không giống như len lông cừu hoặc polyester, cotton sẽ không cung cấp bất kỳ sự giữ ấm nào nếu bạn bị ướt ( vì cotton cũng có xu hướng làm cho bạn toát mồ hôi một chút). Vì thế cố gắng han chế mặc quần áo cotton trong mùa đông nhé!
Ngoài ra đồ uống ấm là một cách tuyệt vời để tránh khỏi cái lạnh, nhưng rượu và caffein thực sự sẽ làm cho bạn mất nhiệt nhanh hơn, thay vào đó hãy uống một cốc trà nóng.
III. Nắm rõ quy tắc giữ nhiệt cơ thể
Dưới đây là tips để giữ nhiệt đúng cách:
+ Chân: giữ chân khô ráo, ấm áp với tất len và đế lót nhiệt. Sử dụng giầy không thấm nước, tốt nhất là độ dài đến đầu gối. Tránh sử dụng đế giày làm bằng da vì bạn có thể dễ bị ngã vì trơn trượt trong những ngày tuyết phủ dầy và đóng băng.
+ Tay: sử dụng găng tay hở ngón tốt hơn là bao tay
+ Đầu: bảo vệ vùng tai và vùng trán. Nên đội mũ bởi vì lượng nhiệt mà cơ thể mất đi hầu hết thông qua đầu.
+ Cổ: quàng khăn và nên mặc thêm áo len cao cổ.
+ Áo khoác ngoài phải đảm bảo chống thấm nước và tránh gió. Độ dài đến đầu gối là tốt nhất; cổ áo cao và có mũ trùm; tay áo có viền quanh cổ tay; có túi và thắt eo; và đủ rộng để mặc thêm một chiếc áo len dày bên trong.
IV. Xử lý các vấn đề sức khỏe khi bị nhiễm lạnh
Nếu để da trần tiếp xúc với cái lạnh cực điểm, da bạn có thể tê buốt trong 30 giây, do đó hãy che chắn hoàn toàn và trang bị đồ ấm kín nhất có thể. Khu vực bị ảnh hưởng bởi sự tê cóng sẽ có màu xám nhạt hoặc trắng, bạn có thể sẽ cảm thấy tê hoặc hơi đau vùng da bỏng lạnh, cũng như các triệu chứng da sưng và phồng rộp.
Trong trường hợp này,không chà xát hoặc massage các vùng bị ảnh hưởng và không để làn da của bạn tiếp xúc trực tiếp với nhiệt. Sử dụng nhiệt độ của chính cơ thể bạn để làm ấm vùng da nhiễm lạnh
Nếu bạn hoặc ai đó đang mắc kẹt ra trong lạnh bạn cần phải theo dõi các dấu hiệu hạ nhiệt,. Nếu ai đó đang run rẩy, có vẻ bối rối, yếu hoặc bắt đầu lầm bầm họ có thể gặp rắc rối. Cần đến nơi trú ẩn trong thời gian sớm nhất có thể, loại bỏ bất kỳ quần áo ướt và cố gắng nâng dần nhiệt độ cơ thể lên.
Mặc dù mùa đông ở Canada rất khắc nghiệt nhưng nếu du học sinh trang bị cho mình những kiến thức cần thiết thì chắc chắn bạn vẫn sẽ yên tâm với sức khỏe của mình trong cái lạnh ở xứ sở lá phong này.
Nguồn: Báo Canada