Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chuyện du học

KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ DU HỌC CHÂU ÂU!

1. Tìm hiểu và chuẩn bị hồ sơ visa:
Processing time thông thường là 1-2 tháng sau khi nộp được hồ sơ student visa (đặt được lịch hẹn nộp cũng có thể cần 1-2 tháng). Phía sứ quán thường nói là không nên mua vé máy bay trước khi có kết quả visa.

Hầu hết các nước sẽ cấp visa sinh viên với thời hạn 3 tháng, để đổi thành residence permit theo khoá học sau khi tới châu Âu. Có Bắc Âu (Thuỵ Điển, Phần Lan …) cấp residence permit ngay từ VN.

Nếu cần hỏi kinh nghiệm nộp visa, mọi người tham khảo hướng dẫn của ĐSQ nước đó, rồi có thể liên hệ thêm với anh chị em ở đấy nhé 

2. Lên danh sách soạn đồ:
Đây là 1 danh sách tham khảo mà anh có được từ các bạn học ở Mỹ. Các em có thể xem và cân nhắc cho phù hợp:

Chi tiết: http://bit.ly/2Ypeo7I
Khác: https://goo.gl/7C6FKU
-> Lập danh sách sớm và có thể nhờ anh chị ở nước đó xem giúp.

3. Tìm vé máy bay + đi lại:
Đặt vé sau ngày visa có hiệu lực để nhập cảnh. Nhiều bạn có thể đặt trước lúc nhận kết quả visa để tiết kiệm hơn thì cần lưu ý: nếu được cấp visa, hiệu lực thường trước ngày nhập học từ 2-3 tuần.

Có thể dùng Google Flights / Skyscanner / StudentUniverse / Kayak Flights … để tham khảo các options. Google Flights có tính năng track price khá tiện lợi, Skyscanner có phần Inspire me (áng chừng giá từ nơi mình ở tới nhiều nơi khác – dễ dàng lập plan du lịch về sau  ).
Năm ngoái anh mua Turkish Airlines qua STA Travel (1 agency UK) sau khi đối chiếu web hãng và các options khác. Được rẻ hơn tầm 50usd, hành lý thành 40kg thay vì 23-30kg standard. Từ VN xuất cảnh thì chỉ được tối đa 32kg/kiện, nên anh phải chia làm 2 kiện ký gửi.

Nên chọn chuyến bay hạ cánh vào sáng/trưa/đầu giờ chiều, để sau đó còn có thời gian di chuyển về chỗ ở (coi trước cách đi qua Google Map, hoặc nhờ bạn tới đón  ). Nếu unfurnished (dorm) thì cần mua đồ cơ bản (chăn gối … tuỳ case), hầu hết siêu thị châu Âu đóng cửa vào 8pm weekdays, không mở cửa vào Chủ nhật.

Tham khảo student guide của trường và chương trình dành cho international students. Những thông tin cơ bản về cuộc sống bên này được tổng hợp ở đó.

4. Chuẩn bị về academics:
Thời gian hoà nhập ở châu Âu sẽ tuỳ background mỗi nguời. Ngoài ra, các em sẽ cần chủ động đọc bài để theo kịp các bạn trong lớp.
Những bạn nào học khác ngành với Đại học thì sẽ mất thời gian hơn. Background của anh về Economics + Business, thiếu kiến thức nền về sociology nên khi học chuyên ngành Migration & Intercultural Relations (nặng về research) thấy khá vất vả lúc đầu. Nhưng chính nhờ vậy mà anh có perspective và approach với nhiều đề tài khá khác biệt với các bạn trong lớp, tạo nên diversity của chương trình (có law, political science, sociology, social work, international relations … đủ cả).

-> Khuyến khích liên hệ với alumni/student của chương trình/trường để hỏi thêm. Cùng chương trình hoặc chung modules thì mượn sách tham khảo trước cho đỡ sốc 

Có thể tham khảo video của bạn này (Medical student – Cambridge Univ):
https://www.youtube.com/user/Sepharoth64
(đọc caption + nghe video thôi là thấy organized với smart rồi ) )

Hoặc kênh Draw Your Brain cũng nhiều productivity tips của bạn Minh du học sinh Úc:
https://www.youtube.com/cha…/UCahJzFNfo4Zwsi5-1KvjNlQ/videos

5. Xác định mục tiêu:
Nội dung này thường được đề cập trong application essays, và lúc này các em nên review về điều muốn làm sau master. Trong 1-2 năm học, việc học khá demanding (do châu Âu hơi nặng về lý thuyết), rồi tìm internship/job/nộp PhD, hay lên kế hoạch du lịch, làm part-time … Thời gian sẽ trôi khá nhanh, nên planning sớm phù hợp với mục đích mỗi người.

Cũng có một số nhóm/webinar với nhiều chủ đề hay từ các anh chị giàu kinh nghiệm:
– iVANet (https://www.facebook.com/groups/ivanet.org/):
https://www.youtube.com/cha…/UCF6iXTNfsUNVg5FimpPlKhQ/videos

– The Vietnamese Professionals Network in the U.S. – VNPN(https://www.facebook.com/vnpn2017usa/):
https://www.youtube.com/cha…/UCW82-oSAafK9sRI7i8H0E1Q/videos

6. Đăng ký sớm để tận dụng resources của trường (từ kinh nghiệm với trường ở Đức)
– Buddy program: 1 bạn native sẽ được assigned cho mình để hỗ trợ hoà nhập với cuộc sống mới (có thể cần đăng ký càng sớm càng tốt).
Kì 1 anh xếp hàng 2 tháng để có buddy. Rất may là bạn ấy nhận giùm phòng, đón lúc mới sang, đi mua đồ cùng và hướng dẫn tất cả mọi thứ đời sống ở Đức. Anh settle down rất nhanh và xong các thủ tục cần thiết ngay trong tuần đầu (hạ cánh chiều thứ 2), nên tập trung thời gian vào học tập được.

– Chỗ ở: có trường chỉ định dorm nếu đăng ký, có trường sẽ bảo tự liên hệ công ty quản lý dorm để đăng ký
-> cần đăng ký càng sớm càng tốt (easy option for newcomers – anh ở dorm trường kì 1 tại Đức với fixed rent là 190eur/tháng, đăng ký từ tháng 5 và cuối tháng 7 mới có kết quả). Thậm chí nếu ko thích ở dorm thì vẫn có thể từ chối khi được offer. Quan trọng là cần xếp hàng 

– Career center/International student center (cần đặt lịch hẹn trước 1-2 tuần, không gấp): liên hệ để sửa CV + cover letter / làm mock interview / xin advice về job market …
Cái này sẽ useful với chương trình yêu cầu internship bắt buộc để lấy credits cho tốt nghiệp, hoặc có dự định kiếm việc ở lại (do services bên ngoài sẽ mất phí, và nhiều nước prefer tuyển full-time từ internship lên)

1 điều nữa khá quan trọng mà liên quan:
Anh chị em LẬP và DÙNG LinkedIn dần nhé. Đây là professional social networks để connect và refer lẫn nhau.
Rất mong kết nối với nhà mình tại: https://www.linkedin.com/in/haluong/

7. Tài chính:
Không được cầm quá 5,000usd cash khi xuất cảnh, nên tuỳ nhu cầu để mang theo. Sau khi xong giấy tờ thì có thể liên hệ với ngân hàng để mua eur/sek/nok/… từ họ. Nếu muốn nhanh hơn thì ra Hà Trung (HN), hoặc Hồ Tùng Mậu … (SG) để đổi xiền. Nếu quen ai sắp về VN từ nước đó thì cũng có thể nhờ đổi trực tiếp.
(với eur, ko nên nhận bill 200eur, 500eur nhé. Trừ khi đi mua hàng xa xỉ, còn lại các nơi khác sẽ từ chối những tờ đó do nguy cơ tiền giả cao, giá trị lớn. Fun fact là nhiều người bên này còn chưa nhìn thấy những tờ đó ngoài đời ) )

Có thể dùng thẻ ngân hàng mastercard/visa từ VN. Cần lưu ý tỉ giá chuyển đổi ngoại tệ (đợt anh 2018 là VCB 2.4%, TPBank 1.8% thấp nhất). Tránh bị sốc khi thấy tài khoản bị trừ xiền, nhất là credit card.

Nếu vẫn muốn dùng tài khoản ngân hàng VN (mua đồ online, …), nên cân nhắc một số ngân hàng cho quản lý qua mobile app (bằng e-token hoặc physical token). Ở châu Âu nhưng anh vẫn dùng ngân hàng VN bình thường 
Recommend:
– Timo của VPBank (miễn các loại phí, có etoken)
– TPBank (mất phí chuyển khoản liên ngân hàng, có etoken)
– Techcombank (mất phí tạo + quản lý tài khoản, miễn phí chuyển khoản liên ngân hàng, physical token nên cần giữ cẩn thận)

Ở châu Âu có nhiều chỗ làm thẻ MasterCard được miễn phí phát hành, quản lý tài khoản và chuyển khoản trong Eurozone. Ở Đức thì làm được Comdirect, châu Âu có Revolut và TransferWise. Sau khi sang tới nơi, đăng ký tạm trú với local police là có thể lập được tài khoản ngân hàng rồi.

8. Học thêm kỹ năng mềm/chuyên môn/ngôn ngữ
Mục này rất đa dạng tuỳ theo nhu cầu và mục đích của mỗi người.
Đợt anh đi năm ngoái thì thấy các bạn nam đi học nấu ăn, có người đi học lái xe hơi, pha chế, cấp tốc về chuyên ngành hay ngoại ngữ (tiếng Pháp/Đức) …, online courses về kỹ năng còn thiếu … ở Coursera/EdX/Datacamp/FutureLearn …

Các bạn nào định làm về business hoặc research thì rất rất khuyến khích học thêm Statistics với Data Analytics, vì khi làm thesis hoặc internship/job về sau sẽ dùng nhiều.

Cũng rất khuyến khích làm trước ở VN, vì qua bên này sẽ hạn chế thời gian hơn.

9. Bảo hiểm tại VN
Với các em đang đi làm và đóng bảo hiểm ở VN >12 tháng ở công ty/cơ quan, thì có thể claim bảo hiểm thất nghiệp và sẽ được hưởng 60% mức lương đóng bảo hiểm trong 3 tháng liên tiếp (nếu đóng đủ hơn 3 năm thì sẽ được hưởng lâu hơn chút).

Thông tin thêm thì có thể google nhé.
Thủ tục làm cũng khá đơn giản, nhưng sẽ chờ hơi lâu. Sau khi nhận được sổ bảo hiểm gốc (trong 30-45 ngày nghỉ việc), cần nộp hồ sơ cho Bảo hiểm để xử lý trong 30 ngày nữa.
2018 vẫn nhận qua ngân hàng Đông Á, nên cần mở tài khoản trước (làm thẻ ATM nội địa mất 50k phí) để hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.

10. Networking 
Các em có thể làm quen với nhau trước khi qua, và hỗ trợ nhau, đặc biệt là trong giai đoạn đầu qua xứ người. Có thể là đi đâu du lịch thì gặp gỡ catch-up, đi chơi cùng …

Ngoài ra, các em cũng nên tìm kiếm qua Hội sinh viên VN tại thành phố/quốc gia đó. Có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” mà 
Danh sách hội sinh viên VN các nước châu Âu: http://bit.ly/2WGrNI6

Lưu ý khi reaching out: be mindful bằng cách đặt mình vào vị trí người đó.
– Thay vì nhắn tin liên tục thì có thể đặt hẹn 1 cuộc gọi nhanh tầm 15-30′.
– Đọc các thông tin cơ bản trước khi hỏi (Google phổ biến lắm, group chia sẻ cũng nhiều  ).
– Tránh liên hệ vào sáng sớm/tối muộn/working hours theo múi giờ của người đó (google Time in ABC now là ra liền  ).
– Nếu không thấy phản hồi thì có thể kindly remind sau 3-5 ngày …

Ah, có 1 bài học anh rút ra:
Chằng ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ mình, và mọi người đều bận rộn với cuộc sống của họ.
Nếu họ CHỌN dành thời gian và công sức cho mình, dù ít hay nhiều thì cũng nên trân trọng (và khiến họ cảm thấy tinh thần đó từ mình nếu được)!
Nếu họ từ chối (eventually), điều này hoàn toàn bình thường. Có thể do họ không phù hợp để nhận lời, hoặc nhiều lý do cá nhân khác. Quan trọng là mình không nên để bụng, hoặc có thành kiến về sau.

Chị Hiền Phoebe có tổng hợp một số kinh nghiệm networking sau khi đậu MBA internship về Strategy Consulting ở Mỹ để hỗ trợ các bạn khoá sau.
(fyi: consulting khá khó với sinh viên quốc tế; MBA internship làm việc như full-time jobs và có cơ hội convert thành job offer nên cạnh tranh siêu cao).
Các em có thể đọc thêm tại: https://www.facebook.com/notes/phoebe-do/%C4%91%C3%B4i-l%E1%BB%9Di-v%E1%BB%81-kinh-nghi%E1%BB%87m-networking/10157156530703320/

11. KHÁC
– Giữ số điện thoại ở VN:
Nếu đang dùng trả sau thì nên chuyển về trả trước. Trước khi lên rời VN nhớ nhắn tin huỷ mobile data với các dịch vụ tiện ích )
Khi dùng sim trả trước, liên hệ với nhà mạng để được hướng dẫn giữ số.
Với Viettel và Mobifone, cách đơn giản là trong mỗi 60 ngày, dùng ebanking để nạp tiền 1 lần (tầm 10k). Xài reminder của điện thoại (có chế độ repeat cho khỏi quên) 

Anh Tu Duong: nên cài app Viettel Pay với sim Viettel để tiện top up từ thẻ ngân hàng VN và theo dõi status của sim.

– Tiêm chủng:
Cái này bắt buộc với các bạn đi Mỹ, còn châu Âu thì sẽ tuỳ nước.
Chi phí ở VN vẫn mềm hơn ở châu Âu, và một số trung tâm có gói cho du học ở các nước cụ thể.

Nếu em nào muốn đi Nam Mỹ hoặc châu Phi (du lịch/exchange …) trong đời, một số nước sẽ yêu cầu có giấy tiêm vaccine sốt vàng da (yellow fever).
Danh sách các nước từ WHO: https://www.who.int/ith/ITH_Annex_I.pdf

Mũi tiêm này ở SG đợt anh hỏi tầm 600-700k (cách các mũi tiêm khác 1 tháng). Khi anh tiêm ở Đức mất 60eur (khoảng 1.6tr :(( ), còn ở Na Uy là hơn 100eur. Rất rất recommend làm xong ở VN, vì mũi này chỉ cần tiêm 1 lần trong đời 

Anh tiêm chủng ở SG tại đây, tầm 2tr cho gói du học Đức: http://www.kdytqthcm.gov.vn/
(sau đó sẽ có English certificate để giữ)
Ngoài ra, bạn anh tới VNVC (http://vnvc.vn/) và một số bên khác nữa ở HN và SG.

– Nha khoa:
Nếu có răng khôn hoặc dental issue, cần khám và xử lý ngay, luôn và lập tức ở VN nhé.
Bảo hiểm du học coi dental care là về thẩm mỹ, nên hầu hết sẽ không cover. Nếu có thì rất hạn chế, và thường cần mua loại extra với chi phí cao hơn.
Nhổ răng khôn bên này thì nên xác định tinh thần trước khi thấy hoá đơn kẻo sốc 

-> Rất nên đi khám sức khoẻ tổng quát ở VN để nắm được tình hình. Có vấn đề gì thì còn có thể xử lý sớm. Riêng khám bệnh ở châu Âu cũng cần đặt lịch hẹn (tầm mấy tuần) trừ trường hợp cấp cứu.
Anh từng bị sốt virus khi đi dự hội nghị ở Na Uy, mò nổi đường tới bệnh viện là phải vô emergency nói đau bụng lắm rồi. Họ đăng ký vô hệ thống Na Uy, cho uống 2 viên thuốc giảm đau hạ sốt và bảo ngồi chờ chút tới lượt bác sỹ khám. Sau gần 3 tiếng (và vẫn follow up nhắc receptionist tầm 30-45’/lần) cũng gặp được bác sỹ.
Trong cái rủi cũng có cái may. 3 tiếng đó ngồi self-reflection ở môi trường bệnh viện cũng giúp vỡ ra được nhiều điều, một trong số đó là cần sống sao cho bớt tiếc nuối về sau 

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987