Mùa thi Đại học đang đến gần, chắc hẳn các em đang chọn trường, chọn ngành nhỉ. Nay chị share một bài review ngành Kinh tế Quốc tế từ bạn Long trong group
Scholarship Hunters của page mình để cả nhà tham khảo nhé.
__________________________________
Giới thiệu một chút mình là Long sinh viên năm cuối chuyên ngành kinh tế quốc tế của Trường Đại học Thương Mại HN và sẽ tốt nghiệp vào tháng 6/2022. Trong bài viết này mình hy vọng dựa vào trải nghiệm cá nhân có thế giúp các bạn học sinh nhận thức đúng và trúng về trúng về một chuyên ngành có cái tên tương đối chất.
Về nội dung, để giúp các bạn dễ follow mình sẽ chia ra làm 4 phần gồm: Các trường đào tạo, Chương trình giảng dạy, Cơ hội việc làm và Cuối cùng là sự thật về ngành.
Về các trường đại học đã và đang đào tạo chuyên ngành này bao gồm:
Đại học Kinh tế Quốc dân HN
Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia HN
Học viện Ngoại giao HN
Đại học Ngoại thương HN
Đại học Thương mại HN
Đại học Ngân hàng TP.HCM
Đại học Kinh tế TP.HCM
Đại học Kinh tế Tài chính TP.
Ngoài ra cũng cần lưu ý thêm, chuyên ngành Kinh tế quốc tế sẽ được chia làm 2 phân nhóm nhỏ hơn gồm:
– Kinh tế quốc tế (Định hướng Thương mại quốc tế, gồm các trường như TMU, NEU…).
– Kinh tế quốc tế (Định hướng Tài chính quốc tế)
Trong phạm vị bài viết này do bản thân là một sinh viên theo định hướng thương mại quốc tế nên mình chỉ xin phép tập trung vào phân nhóm này.
Về nội dung đào tạo phân theo một học, mình sẽ chia làm 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Kiến thức cơ sở ngành gồm
Kinh tế vi mô: Khái niệm cơ bản về Kinh tế, Quy luật cung cầu giá cả, hành vi người tiêu dùng.
Kinh tế vĩ mô: Nghiên cứu về cách nền kinh tế vận hành, các chỉ báo kinh tế cơ bản của một quốc gia như GDP, lạm phát, tăng trưởng, chính sách tài khóa – tiền tệ
Kinh doanh quốc tế: Khái niệm về hoạt động kinh doanh quốc tế, các mô hình hoạt động của các công ty đa quốc gia, lợi thế cạnh tranh, văn hóa doanh nghiệp…
Kinh tế quốc tế: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế quốc tế, lý thuyết về hoạt động thương mại quốc tế như lý thuyết trọng thương, vòng đời sản phẩm, học thuyết HO…
Kinh tế quốc tế 2: Tìm hiểu về thuế quan hạn ngạch, tác động của các liên minh thương mại tới phúc lợi quốc gia…
Ngoài ra còn một số môn học khác như kinh tế đầu tư, đầu tư quốc tế, quản trị đa văn hóa, quản trị chiến lược toàn cầu, quản lý nhà nước về thương mại…
Nhìn chung nhóm kiến thức này mang nặng tính lý thuyết và hàn lâm, phù hợp cho người làm chính sách, định hướng nghiên cứu và giảng dạy tính ứng dụng không cao. Tuy nhiên, việc nắm vững các môn học này cũng đem lại một hiểu biết sâu rộng về hoạt động kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế.
Nhóm 2: Kiến thức chuyên ngành
Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế: Hợp đồng ngoại thương, tập quan thương mại quốc tế (Incoterm), các loại hình hoạt động thương mại quốc tế như gia công, mua bán đối lưu…
Giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế: Chứng từ trong hoạt động giao nhận hàng hóa, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa…
Đàm phán thương mại quốc tế: Quy trình đàm phán, văn hóa đàm phán các nước, đặc biệt hơn là thư tín thương mại.
Hội nhập kinh tế quốc tế: Các định chế thương mại quốc tế như WTO, các hiệp định thương mại quốc tế AFTA, RCEP…
Ngoài ra còn có một số môn học khác như Nghiệp vụ hải quan, chính sách kinh tế quốc tế, phòng về thương mại, thanh toán quốc tế…
Nhìn chung nhóm kiến thức này được đánh giá là thực tiễn sát sườn phù hợp với người làm việc trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Nhóm cuối là các học phần mà người học có thể tự do lựa chọn như logistics, chuỗi cung ứng, thương mại điện tử… Cái này sẽ tùy trường.
Vậy học kinh tế quốc tế ra làm gì: Nếu như các bạn đã tìm kiếm hoặc có nghiên cứu trước có thể thấy một số thông tin như:
“Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế hay chuyên ngành hẹp Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị:
Bộ Công thương, bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại và các bộ, ngành có liên quan
Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội
Các trường đại học, các viện nghiên cứu kinh tế”
Điều này thật ra không sai nhưng cơ hội nhìn chung là rất rất rất thấp do có nhiều vấn đề nhạy cảm trong khu vực công mà mình không muốn nhắc đến trong bài viết này.
Vậy đa số sinh viên chuyên ngành kinh tế quốc tế sẽ làm việc ở những vị trí nào và công việc gì:
Làm việc cho các cty đa quốc gia, MNC…tuy nhiên với tỷ lệ thấp <3%. Hiện nay mình đang có một số bạn bè làm trong các công ty như Samsung, Shopee, Unilever… Tuy nhiên một lần nữa khẳng định con số này là rất rất rất nhỏ và thường là các cá nhân xuất sắc.
Nhân viên xuất nhập khẩu, làm việc tại các công ty sản xuất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc các doanh nghiệp FDI có nhà máy tại VN. Các công việc bạn phải quan tâm có thể là theo dõi hàng hóa, tìm kiếm nguồn hàng, sale hàng xuất, khai báo hải quan cho hàng xnk…tùy theo loại hình doanh nghiệp.
Các công ty giao nhận hàng hóa hay còn gọi là forwarder tại các vị trí như sale, chứng từ, vận hành…các đầu việc như sale dịch vụ (Mình nhớ không lầm người ta gọi là bán cước), Khai báo hải quan, Làm chứng từ cho hàng hóa…
Nhân viên tại phòng thanh toán quốc tế hoặc nhân viên tài trợ xuất nhập khẩu. Cái này có nhưng cá nhân mình thấy hiếm hoặc có thể do mình chưa rõ.
Ngoài ra một số bạn cũng thể du học thạc sĩ để tìm kiếm những cơ hội mới hoặc trở về nước làm giảng viên. Lưu ý con đường này dài khó và không đơn giản.
Cuối cùng đương nhiên là trái ngành cái này thì đa dạng muôn màu, muôn vẻ từ banker, marketing… nhưng nhìn chung cũng hiếm và ít.
Tựu trung lại thì làm việc thiên về xuất khẩu hàng hóa và làm việc cho các công ty giao nhận sẽ được đa số các bạn sinh viên KTQT theo đuổi. (Đấy là họ chọn còn tốt không thì hên xui nha, đôi khi là vị họ không có lựa chọn khác chứ chưa chắc từ đầu đã định hướng như vậy).
Vậy ngành này có ưu nhược gì:
Nhược điểm:
– Chọn ngành theo kiểu: Ag tao thấy hot thì chọn, nghe quốc tế có vẻ sang hoặc đấy là ngành hot điểm cao trường này trường kia, cuối cùng mới vỡ lở ra là không thích.
– Đọc mấy cái định hướng onl và ảo tưởng mình sẽ trở thành chuyên gia hoặc làm ở các cơ quan to ụ như vừa nói ở trên nhưng thật ra thì cơ hội ~ 0
– Làm xuất nhập khẩu và forwarder cũng có một số vấn đề như công việc áp lực hoặc cơ hội phát triển không cao tại một số vị như như sale hoặc chứng từ… thiên hạ hay đồn lương tiền việt đền tiền đô.
– Mông lung về cuộc sống do không định hướng tốt từ ban đầu sau này không hứng thú với xnk hay các công ty giao nhận…(Bạn hoàn toàn có thể theo các hướng khác nhưng vẫn câu trên cơ hội thấp và chỉ cho những ng xs)
Ưu điểm:
– Công việc nhiều, dễ xin việc tại VN. Với kim ngạch xnk gấp đôi quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trường khoảng 10% một năm thì ngoại thương vẫn là một mảng cá nhân mình thấy nhiều cơ hội. Rất nhiều bạn bè mình tương đối dễ tìm được công việc trong mảng này.
– Đa số các trường đào tạo ngành này đều uy tín và có đầu vào tốt nên nhìn chung môi trường học tập cạnh tranh nhiều cơ hội
– Đây là một chuyên ngành được tranh bị kiến thức tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về hoạt động thương mại quốc tế từ cơ bản cho đến các môn có tính ứng dụng cao.
– Nếu bạn biết cố gắng và trở nên cạnh tranh thì làm việc tại các FDI, MNC vẫn là cơ hội rất đáng giá và rộng mở…hoặc bạn có thể du học nếu muốn.
Trên đây là toàn bộ review của cá nhân mình về ngành KINH TẾ QUỐC TẾ đương nhiên do kinh nghiệm còn hạn chế và sự khác biệt về chương trình đào tạo giữa các trường nên nếu có sai sót mong mọi ng có thể nhẹ nhàng góp ý.
Lời cuối, hy vọng với bài viết có chút dài này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về ngành và cơ hội việc làm sau này. Chúc các bạn có những lựa chọn thật sáng suốt cho tương lai của mình.
__________________________________