Mấy bạn biết chị học Tài chính Ngân hàng Ngoại thương ngày xưa với có offer job cho các công ty lớn trong và ngoài nên có hỏi thăm thêm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Thực những năm gần đây, số lượng sinh viên trong và ngoài nước theo đuổi chuyên ngành tài chính vẫn tăng mạnh, bên cạnh ngành IT. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn mù mờ về những tiềm năng của một tấm bằng cử nhân/thạc sĩ tài chính. Kết hợp với một bạn du học sinh đang học bên Úc, page gửi cả nhà danh sách những con đường mà các bạn sinh viên tài chính có thể lựa chọn để có thể xây dựng một kế hoạch dài hạn và đạt được cho mình một công việc phù hợp nhé! Mấy em bé hơn đọc luôn để định hướng ngành sau này cũng ok.
1.Accountant (Kế toán)
Đây chắc hẳn là một con đường mà nhiều cử nhân tài chính ở Việt Nam lựa chọn nhất. Một phần vì đây là một ngành đã xuất hiện lâu đời và luôn luôn có nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, với bùng nổ của công nghệ và sự manh nha của Cuộc cách mạng 4.0 – tập trung vào máy tính hóa và tự động hóa, ngành kế toán được dự đoán sẽ chứng kiến sự sụt giảm nguồn cầu trong những thập kỉ tới.
Đại diện tiêu biểu: Big 4 (bao gồm PwC, Deloitte, KPMG và EY), Grant Thornton, BDO, … Ngoài các công ty nước ngoài, AASC là công ty kế – kiểm toán lớn nhất Việt Nam, được thành lập bởi Bộ Tài Chính Việt Nam.
2.Auditor (Kiểm toán)
Ngoài kế toán thì ngành kiểm toán cũng là một lựa chọn phổ biến của sinh viên tài chính trong những năm gần đây. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt rõ giữa kế toán và kiểm toán vì đây là hai mảng khác nhau và yêu cầu những kĩ năng và kiến thức khác nhau.
Đại diện tiêu biểu: Big 4, Grant Thornton, BDO, … Vì các công ty kế toán thường bao gồm dịch vụ kiểm toán nên thường được gọi chung là công ty kế –kiểm.
3. Commercial Banking (Ngân hàng thương mại)
Ngân hàng thương mại từ trước đến nay luôn luôn là một trong những nơi tuyển dụng nhiều sinh viên tài chính nhất Việt Nam. CB chỉ các định chế tài chính thực hiện nhận tiền gửi và cho vay dưới nhiều hình thức, đóng một vai trò trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỉ vừa qua. Hiện tại ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng có thể chia ra làm 2 phần: ngân hàng quốc nội và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm gần đây, việc thi vào ngân hàng trở nên dần khắc nghiệt bởi hệ thống kì thi nhiều vòng từ kiến thức thông thường tới nghiệp vụ chuyên môn.
Đại diện tiêu biểu cho ngân hàng quốc nội: Big4 ngân hàng Việt (BIDV, Vietcombank, Agribank, Viettinbank), Sacombank, MB, TPBank, SCB, …
Đại diện tiêu biểu cho ngân hàng nước ngoài: HSBC, Citibank, MUFJ, JPMorgan, Barclays, Commonwealth, ANZ, …
4. Management Consulting (Tư vấn chiến lược)
Tư vấn chiến lược là một ngành khá lạ lẫm ở Việt Nam, tuy nhiên đây là một ngành đã phát triển với tốc độ thần kì trong những năm qua, tạo ra hàng trăm tỉ US$ mỗi năm. Ngành TVCL tập trung vào tài nguyên con người (human capital) và đề cao những cá nhân có tư duy phản biện (critical thinking) và khả năng giải quyết vấn đề (problem solving) xuất sắc. Đây cũng là một ngành hiếm hoi không phân biệt chuyên ngành của ứng viên, khi mọi ngành nghề từ kinh tế, tài chính cho đến kĩ sư, y dược đều có thể ứng tuyển. Ngành TVCL được coi là ngành mà nhân sự có thể phát triển nhanh nhất (the steepest learning curve) nhờ vào nguồn kinh phí training cho những Management Consultant.
Hiện tại, ở Việt Nam đã xuất hiện một số công ty lớn trong lĩnh vực này như McKinsey và Boston Consulting Group (2 trong Big3 MC thế giới). Ngoài ra Big4 kế-kiểm Việt Nam cũng đã manh nha phát triển ở lĩnh vực này. Đây được dự đoán là một ngành hứa hẹn trong tương lai tại Việt Nam.
Đại diện tiêu biểu: McKinsey, Boston Consulting Group, Bain&Company, Strategy&, A.T Kearny, Accenture, Oliver Wyman, …