Đây là kinh nghiệm của bạn Tâm đạt 9.0 IELTS Speaking, hôm trước trong group English Club HEC chị có share đó, bạn nào miss thì click đây đọc lại nhé http://bit.ly/2YIKATL.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ về cách để ít bị vấp hơn khi thi speaking.
Trước hết, bạn cần hiểu 2 loại vấp (hesitation) trong speaking. Thứ nhất là language-related hesistation. Đó là khi bạn ấp úng, ngập ngừng vì bạn suy nghĩ từ vựng, ngữ pháp để diễn đạt. Thứ hai là content-related hesitation. Đó là khi bạn ngập ngừng để suy nghĩ idea. Vấp theo kiểu thứ nhất khiến bạn mất điểm về fluency, vì kiểu vấp này cho thấy khả năng ngôn ngữ của bạn chưa tốt. Còn vấp theo kiểu thứ hai thì không làm bạn mất điểm, vì khi giao tiếp bất cứ ai cũng cần ngập ngừng để suy nghĩ xem mình sẽ nói gì. Nếu nhìn vào band điểm 9 cho tiêu chí fluency and coherence, bạn sẽ thấy yêu cầu “any hesitation is content-related rather than to find words or grammar”. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để giám khảo biết sự ngập ngừng của bạn là content-related chứ không phải language-related?
Có 3 cách để bạn làm điều này. Cách thứ nhất là đừng vội trả lời ngay sau khi mới nghe xong câu hỏi. Hãy suy nghĩ 2 3 giây rồi hẳn trả lời. Điều này giúp cho bạn có thể sắp xếp ý tưởng, câu cú, và cả từ vựng. Nhờ đó mà bạn sẽ ít vấp hơn nhiều so với khi bạn vừa nói vừa suy nghĩ. Khi bạn ậm ờ trước khi trả lời, giám khảo sẽ biết bạn đang tìm ý tưởng nên ông ta sẽ xem đó là content-related hesitation. Mình áp dụng cách này cho cả part 1 lẫn part 3. Và từ lúc áp dụng cách này, mình thấy câu trả lời của mình mượt hơn hẳn. Mình có thể kiểm soát được câu trả lời và không làm cho nó rối. Bạn cũng lưu ý rằng nếu câu trả lời của bạn trôi chảy nhưng rối rắm, chi tiết nọ xọ chi tiết kia thì bạn vẫn mất điểm, vì tiêu chí chấm fluency có tên đầy đủ là “fluency and coherence”. Coherence là sự rõ ràng, mạch lạc của câu trả lời.
Để báo hiệu cho giám khảo biết rằng bạn đang suy nghĩ, bạn có thể dùng các cụm từ sau.
– Well,…
– Actually,…
– Ohm…
Cách thứ hai là dùng kĩ thuật chunking. Chunking là kĩ thuật tạo ra các khoảng ngắt nghỉ sau khi nói một câu hoặc một cụm từ. Ví dụ như thế này:
I think all children should be allowed to play games…playing games can actually help them to improve creativity…, especially when they play games that require problem-solving skills.
Bằng cách áp dụng chunking, bạn sẽ có thêm thời gian suy nghĩ mỗi khi bạn nói ra một cụm từ hoặc một câu. Điều này sẽ giúp bạn ít phải ậm ờ trong từng câu từng chữ. Nhưng hãy lưu ý là những khoảng chunk của bạn nên ngắn thôi, tầm 1s, vì nếu chunk lâu quá thì lại thành nói vấp.
Cách thứ ba là kéo dài ending sound của các từ nối (and, so, but, because…). Cách này cực kì hiệu quả khi bạn dùng các câu ghép câu phức có nhiều mệnh đề. Trước khi bắt đầu một mệnh đề mới, bạn cần dùng conjunction để nối, và hãy phát âm những từ nối này chậm và rõ một tí để có thể câu giờ suy nghĩ mệnh đề tiếp theo. Ví dụ như sau:
Travelling by motorbike is a lot more convenient and…I can also avoid traffic jams, but…. when I travel to a different place where I don’t have my motorbike, I will choose to go around by bus.
Hy vọng bài viết trên có ích cho các bạn.
Nguồn: Tâm Nguyễn