Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm giành học bổng

[Apply experience] Sinh sống và học tập tại Xứ sở Bạch Dương (phần 1)

Chào mọi người, mình là Đình Hùng, sinh viên năm 2 ngành Ngôn Ngữ Nga, trường ĐH Sư phạm Quốc gia Nga mang tên Herzen. Hiện tại mình đang sinh sống và học tập tại thành phố Saint Petersburg.
Hôm nay nhân tiện Cục hợp tác Quốc Tế (trực thuộc bộ GĐ&ĐT Việt Nam) ra thông báo tuyển sinh đi Nga, và cũng là thực hiện lời hứa của mình vs chị Hoa Dinh từ lâu lâu lắm rồi, nên mình quyết định viết một bài về du học Nga. 
Trong bài viết này, mình sẽ cố gắng để đưa cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về du học Nga hiện tại. Bài khá dài nên mình đã quyết định chia làm 2 phần:
Phần 1: Học tập, nguồn học bổng.
Phần 2: Cuộc sống, sinh hoạt.
—–
Hôm nay mình sẽ nói về phần 1: Học tập, nguồn học bổng nhé.
  1. Diện học
Sẽ có 3 diện đi học ở Nga dành cho sinh viên nước ngoài nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng là:
  • Tự túc. Cái này thì quá rõ rồi. Học phí ở bên Nga khá rẻ hơn so với các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc hay Bắc Á, học phí cho 1 năm học trung bình rơi vào khoảng từ 2000$-4000$, cá biệt có những ngành đặc thù hoặc chương trình học bằng tiếng Anh thì sẽ có thể lên đến 5000-6000$/năm. Và cũng tùy vào ranking trường, vị trí thành phố là tp lớn hay tp ở các vùng quê mà chênh lệch.
  • Học bổng chính phủ Nga. Đây là học bổng do chính phủ Nga cấp bao gồm tiền học phí cho 4 năm đại học +1 năm học dự bị tiếng, cấp 1 khoản trợ cấp từ 30-70$ hàng tháng (mình hay gọi nó là học bổng trường, vì trường trực tiếp gửi cho sinh viên), và tiền này thường là vừa đủ bù vào tiền ktx hoặc có dư 1 tí nhưng không nhiều. Đi theo diện này thì sinh viên chỉ cần lo tiền sinh hoạt phí hàng tháng, vé máy bay đi về, tiền bảo hiểm… Cái này mình sẽ nói ở phần sau.
  • Học bổng Hiệp Định Nga Việt (link kèm dưới), gọi tắt là học bổng hiệp định. Tổng quan thì mỗi năm Nga sẽ kí kết hiệp định với vài nước có quan hệ ngoại giao, sau đó sẽ cung cấp học bổng (chính là cái học bổng chính phủ mình vừa nói phía trên), xong đó chính phủ các nước đó sẽ cấp bù sinh hoạt phí cho sinh viên mình qua đó học. Chính phủ Việt Nam khá tốt khi không chỉ cấp học bổng cho sv qua Nga học (420$/tháng), mà còn cấp vé máy bay một lượt đi và về (năm đầu tiên đi qua học và năm cuối cùng kết thúc chương trình học), phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế.
Và mình thì đang đi theo diện này (có giấy của bộ giáo dục gửi về nhà hẳn hoi, có ghi rõ: bộ GD cử ông/bà… đi học tại Liên Bang Nga ….blaaa…blaaa :))) Học theo diện này về cơ bản sẽ khá là dư giả :)))
Không chỉ có vs Nga mà bộ mình còn kí kết vs nhiều nước khác, chi tiết các bạn xem tại website Cục hợp tác Quốc Tế: http://icd.edu.vn/
3 diện trên dành cho tất cả các bậc học: cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh, thực tập chuyên y khoa, thực tập chuyên ngành , thực tập tiếng Nga; và có thể đăng kí bất cứ trường nào ở Nga bạn muốn.
  • Và có 1 diện nữa mà mình muốn bỏ sung đó chính là diện Xử lý nợ. Nguyên do mà có học bổng này là từ ngày xưa, Việt nam mình có vay tiền của Nga, bây giờ Nga qua đòi thì bằng cách là cho sinh viên qua học, lấy ngoại hối trả nợ. (link mình cũng kèm phía dưới, nhưng là của năm 2019, năm 2020 chưa có).
Học bổng này do Chính phủ Việt Nam cấp theo quy định hiện hành, bao gồm: học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế và vé máy bay một lượt đi và về. Kinh phí được cấp định kỳ hằng năm trên cơ sở Hợp đồng đào tạo với cơ sở giáo dục của Liên bang Nga và kết quả học tập của lưu học sinh. Cơ sở giáo dục của Liên bang Nga sẽ chi trả cho lưu học sinh sinh hoạt phí hằng tháng, mua bảo hiểm y tế cho lưu học sinh theo mức quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.
Nhưng theo mình được biết thì hình như là tiền sinh hoạt phí hàng tháng sẽ bị ít hơn so với bên hiệp định, và diện xử lý nợ chỉ dành cho hệ Thạc Sĩ, và chỉ đc đăng kí học trong khuôn khổ 4-5 trường đính kèm theo danh sách.
2) Cách để nhận được học bổng.
  • Học bổng chính phủ. Cái này bản thân các bạn có thể tự đăng kí, chỉ tiêu, cách đăng kí có thẻ theo dõi qua website future-in-russia.com . Hoặc các nguồn khác do các công ty, tổ chức ở Vn đứng ra nhận hồ sư. Nhưng về cơ bản là mình không rõ diện này lắm :)))
  • Học bổng hiệp định. Cái này mình sẽ nói rõ xíu.
Sẽ có 2 đường cơ bản là nạp hồ sơ cho phía Việt nam xét hoặc thi thố.
  • Nếu các bạn là học sinh lớp 12, có thể dự kì thi Olympic các môn Toán, Tin, Lý, tiếng Nga do Trung tâm Khoa học và Văn Hóa Nga tổ chức. (Đề thi các môn tự nhiên sẽ dược dịch ra tiếng Việt). Kì thi sẽ được tổ chức vào tháng 2-3 hàng năm.
Ngoài ra nếu có giải học sinh giỏi quốc gia các môn, từ giải 1-2-3, các bạn có quyền được nạp thẳng hồ sơ để xét tuyển.
  • Nếu là sinh viên năm nhất đại học hoặc bạn có thể dự kì thi olympic tiếng Nga dành cho sinh viên ngành ngôn ngữ Nga, hoặc nộp trực tiếp hồ sơ cho Cục hợp tác quốc tế (chi tiết hơn các bạn xem trong link đính kèm dưới).
  • Năm 2-3 không đủ tiều kiện.
  • Nếu bạn vừa tốt nghiệp xong đại học ở Việt Nam, bằng Đỏ (điều kiện tiên quyết), thì bạn cứ nộp hồ sơ cho Cục hợp tác quốc tế. 90% sẽ đậu, 10 phần trăm còn lại phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Cái này dành cho cả thạc sỹ và PhD.
3) Chất lượng học tập và giảng dạy
  • Ở Nga chủ yếu mạnh về khoa học kỹ thuật, y khoa. Cái này chúng ta cứ nhìn lớp các chú các bác đi du học từ thời Liên Xô thì sẽ ra.
  • Chất lượng cơ sở vật chất khá tốt. Ở Nga tuy các cơ sở đào tạo vẫn còn dùng lại nhiều từ những ngày xưa cũ, từ vài chục đến vài trăm năm, tất nhiên có cải tạo lại mới bên trong nên các bạn yên tâm. Tuy nhiên cho giáo dục thì vẫn phải đầu tư. Ở Châu Âu châu Mỹ có cái gì, ở các trường Đh lớn ở Nga cũng có cái đấy, nên các bạn cứ yên tâm :))) không bị tụt hậu gì đâu
  • Giáo viên Nga khá tốt và tận tụy vs sinh viên, nhất là sinh viên nước ngoài nói chung, sinh viên Việt nói riêng. Tất nhiên cũng có giáo viên this giáo viên that :)) Nhưng phần đa là tốt. Và sinh viên Việt Nam thường khá được ưu ái, vì một phần lịch sử ngoại giao 2 nước, và vì sinh viên Vn học giỏi có tiếng. Đến mức mà sẽ có những chuyện như (mình trực tiếp gặp và trải nghiệm :v ) giáo mắng mình vì “sao m không làm đc cái này? Cái này m phải biết chứ? M là sv VN cơ mà? cm được học bổng qua đây học cơ mà blaaa….
  • Sẽ tùy ngành tùy trường mà sinh viên trong lớp sẽ có thể đến từ nhiều nước khác nhau hoặc bạn chính là đứa ngoại quốc duy nhất :v Đơn cử như khoa mình, khoa ngôn ngữ trường ĐHSP Quốc Gia Nga mang tên Herzen, khoa này tách ra từ khoa ngữ văn Nga (vốn chỉ dành cho sv Nga), 96% là sv Trung Quốc, 1% là Việt Nam, 1% là trung Á, 2% còn lại là châu Á nói chung (Hàn, Nhật, Thái, Mã Lai…) và châu Phi, Châu Nam Mỹ… nói chung từ ngày đi học mình cũng có chút gọi là nghe hiểu tiếng Trung :v nên giờ đang có ý định học thêm.
  • Ở Nga chuyện bị đuổi học vì không trả được thi, hay vì nhiều lý do khác nhau, là có. (nếu bạn bị đuổi mà đi theo diện hiệp định thì sẽ phải bồi hoàn kinh phí cho nhà nước). Đã có khá nhiều sinh viên bị đuổi, nên bạn cứ yên tâm mà học :)))
  • Về vấn đề ngôn ngữ, do hầu hết sinh viên đều phải học bằng tiếng Nga nên năm đầu tiên qua Nga, bạn sẽ được học hoàn toàn về tiếng Nga, gọi là học dự bị tiếng. Cuối năm đầu tiên, bạn thi xong và hoàn thành chứng chỉ tiếng, đủ điểm, bạn sẽ chính thức bước vào năm nhất đại học/thạc sĩ./PhD…

Một cái chia sẻ nho nhỏ vs bạn bè trong khoa dự bị về Việt Nam 😃

Tuy nhiên cũng hiện hữu rất nhiều trường hợp sinh viên chỉ vì một vài lý do nào đó, chủ quan và khách quan, sau vài năm học ở Nga, chỉ sử dụng được tiếng Nga trong lúc nói về chuyên ngành học, mà tiếng Nga giao tiếp bình thường trong đời sống lại hơi í ẹ :))) hoặc thậm chí là nghe hiểu đc 100% người ta nói gì nhưng không nói được.
Âu cũng khổ một nỗi, tiếng Nga khó lắm 🙂 mỗi lần nói là phải căng não ra xem chia động từ đúng chưa, đi theo sau đó là cách mấy, vì sao dùng từ này mà không phải dùng từ kia blaaa. Mệt lắm lằm :))) Ngày mình mới học tiếng Nga mình đã muốn bỏ để quay về học tiếng Anh :)))
  • Ở Nga việc sinh hoạt ngoại khá khá chán. Tất nhiên cũng tùy trường, tùy thành phố mà sẽ khác nhau nhiều nhưng tổng quan thì mình thấy khá chán 😃 May mắn thì năm dự bị mình được tham gia nhiều chương trình, hoạt động và đi nhiều nơi. Nhưng từ năm nhất đến nay thì gần như là con số không :v
Nghe đâu có trường RUDN trên thủ đô còn cấp kinh phí cho sinh viên đi hội thảo quốc tế này kia, mà trong khi đó khoa mình, lúc mình hỏi về các chương trình trao đổi, tình nguyện trong và ngoài Nga thì bị nạt nộ tùm lum tè le, vs lý do: bọn mình học khoa ngôn ngữ Nga, “không được” đi mấy cái đó, đi “để mà cm nói tiếng Anh à? Cm qua Nga để học tiếng Nga đấy blaaaa…” Nghĩ thấy thương phận mình vđ 🙂 giận bay màu :v
Ảnh dưới là hồi mình còn học dự bị tiếng, được tham gia chương trình ngoại khóa về ngôn ngữ cùng sinh viên Nga và sinh viên nước ngoài 2 ngày 1 đêm ở vùng ngoại ô.
——–
Hết phần 1.
(năm nay trễ hơn so vs mọi năm những gần 2 tháng do dịch. Cái này là để tăng độ kịch tính cho game :)))
Link group tập hợp nhiều sv Việt Nam tại Nga và sắp qua Nga nhất cho đến thời điểm hiện tại: https://www.facebook.com/groups/HoidangkyDuhocNga/
Facebook của Trung Tâm Khoa học và văn Hóa Nga: https://www.facebook.com/rcnkvn/
Lần tới mình sẽ chia sẻ tiếp về phần 2: Cuộc sống, sinh hoạt tại Nga nhé. Cảm ơn các bạn.
Nguồn bài viết: VU Dinh Hung, nhóm Scholarship Hunters – Scholarship for Vietnamese students.
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987