Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

Bạn cần biết 3 điều này trước khi học Tiến sỹ Phd

Rất may mắn là mình vừa xong chương trình tiến sỹ (PhD) ngành ‘Công Nghệ Sinh Học’ tại ‘Học Viện Công Nghệ Tokyo’ sau đúng tròn 3 năm. Nhân dịp này mình muốn ghi lại đôi điều về chặng đường làm PhD của mình. Mình muốn được và chia sẻ nó tới mọi người vì mình cũng đã nằm trong nhóm cả chục năm nay và học hỏi được vô số thứ hay ho từ các Anh/Chị đi trước.

Mình xin chia sẻ 3 vấn đề, trong đó có những câu hỏi mà bản mình đã từng hỏi và những trải nghiệm của chính mình cho tới thời điểm hiện tại bao gồm: Làm PhD để làm gì? Làm PhD được gì và mất gì? Sau PhD sẽ là gì?
Làm PhD để làm gì?
Đây là một câu hỏi rất dễ để hỏi nhưng không có câu trả lời chung cho tất cả mọi trường hợp. Với bản thân mình thì là ngay trước khi tốt nghiệp thạc sỹ 2 tháng thì mình đã suy nghĩ rất nhiều về việc có tiếp tục làm PhD hay không? Và lúc đó có 2 lý do chính làm mình muốn học tiếp (i) Mình tự thấy là tốt nghiệp thạc sỹ xong bản thân mình trở thành ‘nửa ông, nửa thằng’ vì mỗi cái biết một chút mà biết không tới và cái cảm giác này làm mình cực kỳ khó chịu (ii) Mình tham gia viết 1 bài báo và nó vẫn còn dang dở trước khi mình tốt nghiệp.
Bởi vậy, bằng việc làm tiếp PhD thì mình có thời gian để học nhiều môn học hơn và như thế có thể mình sẽ bớt ngu hơn một xíu, và quan trọng là mình sẽ tiếp tục viết tiếp cho xong bài báo để coi như xong được một việc. Chỉ vậy thôi nhưng loằng ngoằng thế nào đó mà cũng mất tới 1 năm sau khi tốt nghiệp thạc sỹ mình mới làm PhD.
Làm PhD được gì và mất gì?
Cái được là gì: (i) Mình được học thêm vô số thứ mà không phải chi trả bất cứ khoản tiền học phí nào, (ii) Mình hoàn thành bài báo còn dang dở kia và coi như xong được một việc mà mình thực sự muốn làm, (iii) Mình có được cái giấy thông hành (bằng PhD) để có thể làm được thêm vài việc mà mình cho là hay ho, (iv) Cái cảm giác ‘nửa ông nửa thằng’ kia không mất đi mà còn lớn dần lên nhưng mình không còn thấy khó chịu nữa. v.v…
Cái mất là gì: (i) Giành trọn tuổi thanh xuân cắm mặt vào màn hình máy tính, phòng thí nghiệm, và sách vở, (ii) Không được ở bên bố mẹ và người thân ngay cả khi họ cần mình nhất, (iii) Đơn độc và bất lực đến tột cùng khi dự án đi vào ngõ cụt, (iv) Không gia đình, không tiền bạc, không công danh sự nghiệp lúc xong PhD. v.v…
# Sau PhD sẽ là gì?
Đầu tiền là cảm giác cực kỳ nhẹ nhõm giống như bản thân vừa rũ bỏ được cả tấn đá đè lên người trong suốt nhiều năm qua. Tiếp theo là sự bất định trước vấn đề về làm gì tiếp theo? vấn đề đi hay ở? Vấn đề tiền bạc và lập gia đình?
Tóm lại, cái lớn nhất mình thu được qua quá trình làm PhD là mình có cơ hội được quăng bản thân mình ra đó một cách trần trụi nhất cho người khác mổ xẻ và đánh giá. Và những sản phẩm khoa học do mình tạo ra cũng vậy. Tiếp đến là cái cảm giác ‘nửa ông nửa thằng’ lớn dần lên nhưng mình chấp nhận nó như một phần của cuộc sống và sẽ phải đi cùng với nó đến suốt cuộc đời. Cuối cùng là mình vui vẻ sống với sự bất định như kiểu một vòng tròn nữa lại lặp lại – là chuẩn bị hồ sơ, là kiếm việc và lên đường.
Tác giả: Vũ Đức Triệu chia sẻ trên VietPhd
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987