Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHI XIN HỌC BỔNG

I. Các loại học bổng:

Muôn hình vạn trạng: học bổng chính phủ, học bổng từ các quỹ/ tổ chức/ công ty, học bổng trường,…

II. Các phương thức nộp hồ sơ:

Vì có hàng trăm ngàn trường đại học và các loại học bổng nên rất khó để viết hết trong 1 bài. Nhưng sẽ có 1 số kiểu apply chính như sau:

Nộp trường trước, nộp học bổng sau. Ví dụ: học bổng SI Thụy Điển. Các bạn sẽ nộp đơn vào trường từ ngày 15.10 – 15.1 hàng năm, sau đó mới nộp đơn tiếp lên SI trong tháng 2. Đây là 2 quá trình tách biệt.

Nộp học bổng trước, nộp trường sau. Ví dụ: học bổng McCallMacBain của Canada. Các bạn sẽ nộp đơn học bổng từ tháng 6 – 9, sau đó nộp đơn vào các chương trình thạc sĩ tại đại học McGill từ tháng 10-12. Hai quá trình này tách biệt.

Học bổng chính phủ track Đại sứ quán. Ví dụ học bổng chính phủ Nhật. Nộp đơn, làm bài thi, phỏng vấn ở Đại sứ quán. Tốn nhiều thời gian, khoảng 8 tháng.

Học bổng chính phủ do trường tiến cử. Vi dụ: học bổng chính phủ Nhật hệ tiếng Anh. Tức là các bạn sẽ apply hệ tiếng Anh tại các trường xịn, chỉ trường xịn xịn, ổn ổn mới có học bổng MEXT, trường đểu là không có đâu. Trong quá trình nộp đơn, họ sẽ hỏi bạn có muốn xin MEXT không, bạn tick vào cái ô đó, thì họ sẽ tiến cử bạn lên. Cách này nhanh gọn lẹ nhưng cạnh tranh cao hơn vì mấy bạn apply hệ này đều giỏi, profile đỉnh.

Học bổng 1 số trường: viết thêm 1 bài luận xin học bổng. Có trường thì không yêu cầu viết gì cả, apply là tự động được xét học bổng.

III. Các yếu tố quan trọng khi xin học bổng

1. GPA – ĐIỂM TRUNG BÌNH CÁC MÔN

  1. Bậc đại học:
  • Khi apply bậc đại học, ban tuyển sinh rất chú trọng GPA. Nguyên nhân là học sinh cấp 3 không có nghiên cứu khoa học cũng không có kinh nghiệm làm việc nên đương nhiên là họ sẽ nhìn GPA. GPA càng cao thì tỉ lệ đậu học bổng càng cao.
  • GPA 9.5 – 10.0: xin học bổng toàn phần/ 100% học phí tại các trường top, cạnh tranh cao như Aalto, NTU, NUS, Monash (KC Kuok), Melbourne.
  • GPA 9.0 trở lên: Học bổng chính phủ Nhật, Hàn, Đài – hệ tiếng Anh. Ngày trước có bạn chia sẻ 8.8 được học bổng chính phủ Hàn Quốc, nhưng đó là hệ tiếng Hàn. Với mức GPA này cũng có thể xin học bổng cao tại các trường tư
  • GPA 8.5 – 9.0 có thể thử sức apply học bổng chính phủ Nhật Hàn Trung, học bằng ngôn ngữ nước họ.
  • Dưới 8.5: học bổng chính phủ Trung Quốc trường ở mức giữa, học bổng bán phần ở 1 số trường tư. Ở mức này thì, ngoại trừ Trung Quốc, thì khó xin học bổng toàn phần. Bạn nào khá giả thì có thể cân nhắc sang Bỉ, Đức, Ý học vì mấy nước này miễn học phí/ học phí rẻ.
  1. Bậc thạc sĩ: Muôn hình vạn trạng
  • Có nhiều học bổng ghi rõ là GPA tối thiểu phải được 3.0 trở lên (McCallMacBain – Canada). 
  • Có nhiều học bổng yêu cầu bạn phải nằm trong top 10% (Justus & Louise van Effen Excellence – TU Delft Hà Lan).
  • Có nhiều học bổng không ghi rõ GPA tối thiểu. Nhưng các bạn phải hiểu, nếu nó đã là học bổng, và nó là trường tử EU, Mỹ, Canada, Úc,… thì chắc chắn là cạnh tranh.
  • Có những học bổng ưu tiên phát triển bền vững, họ sẽ ít chú trọng vào GPA hơn các học bổng khác: học bổng chính phủ AAS của Úc.
  • GPA 3.5 đổ lên: có thể thử apply học bổng các nước trên thế giới.
  • GPA 3.0 đổ lên: châu Á và 1 số nước EU.
  • GPA 2.8 đổ lên: có thể apply học bổng bán phần của trường; hoặc toàn phần ở 1 vài quốc gia nhưng cơ hội rất nhỏ, và các bạn phải lấy các yếu tố khác để bù vào (kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu). Đến thời điểm hiện tại, mình chỉ biết có 2 bạn có GPA này mà vẫn đậu học bổng cao: 1 bạn đậu học bổng chính phủ Úc, 1 bạn đậu học bổng chính phủ Bỉ (học trò chị Hoa Dinh, bạn Long Vu).
  • GPA dưới 2.8: gần như là không có hy vọng. Nếu GPA thấp nhưng vẫn nằm trong top trường/ lớp thì phải có giấy chứng nhận ranking từ trường. Mình thấy các bạn học kiến trúc bị chấm điểm khó là hay phải xin giấy này.
  • GPA là yếu tố “ch.ết”, không thể thay đổi được nên lúc đang đi học thì các bạn cứ cố gắng cho GPA đẹp đẹp tí, đi học hay đi làm đều có lợi. 

2. IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ khác

IELTS 7 trở lên: xin học bổng toàn phần. Những trường xịn họ ghi rõ yêu cầu IELTS 7 trở lên (Schwarzman – Thanh Hoa).

IELTS 6.5 trở lên: có cơ hội xin học bổng toàn phần nhưng rất nhỏ. Nhà bạn nào giàu, không cần học bổng thì mức này đủ xin admission rồi. Mình biết duy nhất 1 bạn được 6.5 đậu hb toàn phần Hungary. 

Hôm trước có bạn nào hỏi mình là trường này chỉ yêu cầu 6.5 thôi mà? 6.5 là mức TỐI THIỂU thôi, bây giờ IELTS 7 – 7.5 nhiều như quân Nguyên nên các bạn cũng phải cố gắng mức đó để cạnh tranh với người ta chứ. Giữa 1 rừng ứng viên thì chả có lý do gì mà người ta trao học bổng cho người kém nhất cả. Bạn nào apply các ngành về tiếng Anh, biên phiên dịch thì cần IELTS cao cỡ 8.0. Những ngành khác 7.0 là đủ.

Việc cho thêm ngoại ngữ thứ 2 – 3  vào profile rất ổn nhưng nếu các bạn đang ở mức cơ bản thì không nên cho vào vì nó không có gí trị gì hết (Toppik 2, HSK 2, JLPT N4,…)

 

3. Ngoại khóa/ kinh nghiệm làm việc/ trao đổi

Có nhiều loại hoạt động ngoại khóa khác nhau. Có nhiều trường yêu cầu phải có certificate có dấu mộc đỏ, có nhiều trường thì không yêu cầu. Cụ thể hơn thì các bạn phải vào website trường đó. 

Các hoạt động ngoại khóa thể hiện khả năng lãnh đạo hoặc có đóng góp cho cộng đồng sẽ được đánh giá rất cao. Nhiều trường có thang điểm đánh giá ngoại khóa, họ luôn xếp những hoạt động này ở bậc cao nhất.

Tiếp đến là các giải thưởng cấp tỉnh/ quốc gia/ quốc tế, các cuộc thi từ các đại học/ công ty/ tổ chức. Có trường gộp vào ngoại khóa, có trường tách riêng. 

Đối với bậc thạc sĩ, việc đạt HỌC BỔNG trao đổi/ ngắn hạn sẽ là điểm cộng. Mình thấy các bạn hay trao đổi EM, Nhật, Hàn,.. Hoặc là xin học bổng ngắn hạn Cross Culture của Đức, YSEALI của Mỹ, … nhiều lắm.

Tiếp đến là các khóa học online, khóa học rất tốt nhưng nhiều bạn đang lạm dụng nó. Mục đích của các khóa học online là để CUNG CẤP VÀ TRUYỀN ĐẠT TRI THỨC chứ không phải để cấp cert. Nhiều khóa học online sẽ bị đánh giá thấp hoặc không có giá trị gì trong CV cả. Ví dụ: khóa học tiếng Trung đại học Bắc Kinh/ Thanh Hoa của Trung Quốc. Cái giấy đó chứng nhận rằng các bạn đã HOÀN THÀNH KHÓA HỌC chứ nó không thể hiện TRÌNH ĐỘ TIẾNG TRUNG của bạn, cái người ta cần là HSK hoặc HSKK.

Kinh nghiệm làm việc: bạn phải có thành tích cụ thể trong công việc chứ không phải mỗi ngày đến chấm công rồi ghi vào CV là tôi có X năm kinh nghiệm.

 

4. SAT/ GMAT/ GRE,…

SAT dành cho bậc đại học. Nên thi SAT, riêng khối STEM mà muốn xin học bổng thì mình nghĩ là PHẢI thi SAT. Mấy năm gần đây, mình theo dõi mấy bạn đạt học bổng ở mấy nước nói tiếng Anh/ trường top/ cạnh tranh cao, bạn nào cũng có SAT cả. Mình biết 1 bạn xin học bổng của HKUST Hong Kong, đợi mãi không có kết quả, nộp SAT phát hôm sau trường báo học bổng toàn phần luôn. Hoặc học bổng Fast Retailing của Nhật, cho nhiều tiền, cũng yêu cầu SAT 1450 trở lên. Bạn nào nhà giàu nhưng GPA kém có thể ôn thi SAT để bù lại, xin admission thôi không cần học bổng.

GMAT/ GRE dành cho bậc thạc sĩ. Đây là yếu tố boost hồ sơ siêu cấp vip pro nên không cần nói nhiều. Bạn nào học tài chính và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thì nên thi CFA.

 

5. LOR (Letter of Recommendation) – Thư giới thiệu

Thường sẽ yêu cầu 1 hoặc 1 vài thư. Có 1 số trường sẽ cung cấp form và các bạn chỉ việc điền đúng là được. Còn nếu trường không có form, thông thường là 1 trang A4 là đủ, không nên viết quá dài. Về cơ bản, thư giới thiệu có 2 loại:

  • Academic (từ thầy cô và những người liên quan đến chuyên ngành nghiên cứu).
  • Work (từ sếp, đồng nghiệp, dự án, project).

Dù tự viết hay người ta viết cho bạn, hãy xin từ người mà gần gũi với bạn nhất, có nhiều liên quan đến bạn nhất. Người có chức vị/ địa vị/ sức ảnh hưởng càng cao thì LOR càng có giá trị. Thư giới thiệu chắc chắn là nên khen, khen là phải có dẫn chứng, nội dung cần thống nhất và logic với phần còn lại của hồ sơ.

 

6. STUDY PLAN

Có học bổng yêu cầu viết study plan riêng, có học bổng không yêu cầu viết riêng nhưng họ yêu cầu viết trong bài luận. Thường thì mình thấy có 2 ý chính như thế này:

  1. Goal of study & study plan
  • Bạn dự định học gì và nghiên cứu vấn đề nào?
  • Các mục tiêu cụ thể (kỹ năng, kiến thức bạn muốn đạt được).
  • Nêu rõ những mảng kiến thức bạn cảm thấy cần thiết để phát triển bản thân.
  • Lập kế hoạch theo từng giai đoạn (ví dụ: năm 1, năm 2, luận văn).
  • Mô tả cách bạn sẽ tận dụng các nguồn tài nguyên từ trường (thư viện, cơ sở nghiên cứu).
  • Đề cập các môn học/các lĩnh vực bạn đặc biệt quan tâm.
  • Mức GPA mà bạn cố gắng để đạt được nó.
  1. Future plan: Kế hoạch cho tương lai.
  • Chia kế hoạch thành hai giai đoạn
  • Ngắn hạn (1-3 năm): Mô tả những việc bạn sẽ làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Dài hạn (5-10 năm): Nêu mục tiêu lớn hơn mà bạn hướng tới trong sự nghiệp và cuộc sống.
  • Bạn sẽ ứng dụng kiến thức như thế nào? Đừng nói chung chung: “run business”, run thế nào?  “Help other people”, help thế nào? “Improve cái này”, improve thế nào?
  • Nhấn mạnh đóng góp xã hội hoặc quốc gia: Ví dụ ngày xưa mình nói là mình sẽ cố gắng học và áp dụng kiến thức để giúp vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khó tính, cải thiện cuộc sống của bà con nông dân.

 

7. Bài luận

  1. Một vài lời khuyên:
  • Các bạn PHẢI nắm rõ chương trình học để đưa nó vào bài luận, nếu các bạn đưa sai thông tin tức là các bạn chưa tìm hiểu kỹ, trượt.
  • Câu từ thì có thể tham khảo mấy bài báo/ nghiên cứu khoa học về chuyên ngành của các bạn, sẽ học được rất nhiều từ vựng chuyên ngành, câu cú, ngữ pháp. 
  • Không liệt kê thành tích vì có CV rồi.
  • Không nên than nghèo kể khổ. 
  • Nên tìm người xem hộ hoặc tìm mentor. Vì mình là học trò chị Hoa Dinh nên mình tiến cử chị Hoa Dinh nhé.
  1. Mình sẽ bày cho các bạn cách viết luận mình học ở năm nhất, các bạn tham khảo: 
  • Mở bài phải giật gân, gây sự chú ý (hook). Rồi giới thiệu về topic (background), và đưa ra câu chủ đề (thesis statement).
  • Thân bài: có thể triển khai nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn sẽ có cấu trúc TEXAS hoặc TEXAXAS, kiểu diễn giải.
    • T – Topic sentence
    • E – Explain
    • X – Evidence/ Example
    • A – Analysis
    • S – Significance and Summary
  • Và còn nhiều thể loại cấu trúc khác các bạn có thể tra trên Google.
  • Kết bài: Restatement of the thesis, a summary of main ideas, closing thought, refer back to the hook. 

 

8. PHỎNG VẤN

Chuẩn bị tầm 20 câu hỏi cơ bản: tại sao chọn ngành này, trường này, nước này, điểm yếu điểm mạnh, sẽ có đóng góp gì cho xã hôi, kế hoạch tương lai là gì,… mấy câu này tra trên mạng đầy.

Bám sát vào hồ sơ mà mình nộp. Trả lời phải logic, nếu trả lời sai, giám khảo sẽ hỏi nhiều hơn và bạn sẽ ngày càng sai.

Ăn mặc trang trọng, tóc tai gọn gàng, thể hiện mình rất trân trọng cơ hội này. Thái độ vui tươi, lạc quan, đừng run sợ. Mình hay nói với các em là: cách cái màn hình máy tính thì sợ cái gì, giáo viên chứ có phải Sadako đâu mà sợ :)) 

Vấp 1 chút cũng đừng hoảng. Câu từ có thể hơi sai, accent có thể chưa hay nhưng trả lời phải tự tin, mạch lạc, rõ ràng.

Phải cảm ơn giám khảo và đợi họ tắt cam trước.

=================================

📚Các bạn cần hỗ trợ apply học bổng cũng như tips apply có thể email profile về scholarship@hannahed.co.

📚Lớp học bổng HannahEd các bạn được học cách viết CV, bài luận xin học bổng, thư giới thiệu, phỏng vấn…vv rất nhiều kiến thức nữa. Chuẩn bị sớm, xin học bổng thành công join lớp sớm cả nhà nhé: http://tiny.cc/HannahEdClass

📚Bạn nào đã xác định được học bổng hoặc đang apply rùi thì có Mentor, Review, Mock Interview 1-1, Career Coach. Team HannahEd Avenger Team cực đỉnh đủ bậc học/châu Mỹ – Úc – Á. Âu sẵn sàng hỗ trợ các bạn rồi: http://tiny.cc/HannahEdRegister

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987