Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chia sẻ tài liệu

Chia sẻ kinh nghiệm viết bài luận xin học bổng

Quà tặng cho các cú đêm nhé 😀

Tuần trước, mình đã chia sẻ một số kinh nghiệm khi học và thi IELTS Listening. Tuần này, mình sẽ tiếp tục với Reading. Hơn nữa, có vẻ như đợt trước mình vẫn chưa giải thích rõ lắm hoặc có thể là dài quá nên khi đọc dễ chán vì vậy lần này mình sẽ cố gắng giản đơn lại hết mức có thể.

Trước khi nói đến phần Reading, bao giờ mình cũng muốn nhấn mạnh là phương pháp phổ biến nhất mà đa số những người đạt điểm cao trong kì thi đều là luyện tập, luyện tập và luyên tập. Chính vì vậy, hãy cố gắng dành chút thời gian trong ngày để luyện cho thành thục các kĩ năng của mình.

– Trong Reading, quan trọng là bạn biết phải tìm tài liệu ở đâu để trau dồi khả năng của mình. Cách tốt nhất là tìm đến đọc những sách tiếng Anh, có thể là những mẩu truyện ngắn, những mẩu báo (Sunflower, Vietnam News,…) hoặc những ai cảm thấy có thể thì hoàn toàn có quyền tự do chinh phục những quyển tiểu thuyết dài hơn, nếu muốn.

– Trong khi đọc, cố gắng đừng dùng đến từ điển, bởi nếu bạn cứ ỷ lại vào từ điển thì khi thực sự vào thi, bạnsẽ cảm thấy bối rối nếu gặp từ lạ nhưng lại không có từ điển ở bên cạnh. Hãy tập đoán nghĩa của một từ lạ bằng cách đọc qua câu có chứa từ đó, dựa vào những từ đã biết xung quanh nó để đoán từ lạ đó có nghĩa là gì, bạn không cần phải đoán đúng chính xác, chỉ cần đoán đủ để có thể dùng nó trả lời cho câu hỏi là được. Sau khi làm xong bài, bạn mới dành thời gian để ngồi tra lại số từ mà bạn vừa đoán, một là để kiểm tra xem mình đoán đã đúng chưa, hai là để biết được nghĩa chính xác của nó để học thuộc (như mình đã nhắc từ trước, việc học từ mới là rất quan trọng). Chú ý, đừng vội nản khi bạn đoán sai, vì có sai thì bạn mới nhớ lâu, phải không 🙂

– Khi làm bài thi, bạn nên dành khoảng 3 phút đọc lướt qua mỗi phần bài đọc và nhanh chóng đánh dấu những ý chính, những thông tin quan trọng trong phần đó như các tên, số liệu và ngày tháng quan trọng.
– Bạn nên vạch ý chính viết khoảng 1 hoặc hai từ ra lề của đoạn đó như cách đánh dấu để nhận dạng câu trả lời cho dễ. Tốt hơn hết nữa, bạn nên cố gắng tóm tắt lại một cách ngắn gọn (có thể viết bằng tiếng Việt nếu bạn thấy bí từ quá) bài văn, động tác này sẽ có ích cho bạn khi làm phần Matching Heading. Nếu bạn gặp tên riêng trong bài văn, hãy khoanh tròn chúng lại để tiện cho phần Matching Information sau này.

– Tiếp đến bạn sẽ xem xét các câu hỏi một cách kỹ càng và làm bài thi của bạn theo thứ tự các câu hỏi dễ tới khó. Thông thường mình sẽ làm phần True/False/Not Given trước khi làm phần Matching Heading. Chú ý, khi làm bài, bạn cần phải xác định rõ đề bài yêu cầulà True/False/Not Given hay là Yes/No. Có một số người không chú ý nên dễ chủ quan nhầm lẫn dẫn đến mất điểm cả bài chỉ vì vài kí hiệu dùng sai.

– Phần Fill in blanks là phần nên làm cuối cùng, bởi sau khi các bạn đã trả lời hết những câu hỏi khác, lúc này các bạn có thể đã nắm được phần nào ý của bài văn, khi đó bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi làm phần này

– Đặc biệt khi làm bài, mình nghĩ các bạn nên đánh dấu những từ khóa trong các câu văn để tìm các chi tiết,đặc biệt là các từ mà thường không có các từ đồng nghĩa phổ biến. Sau đó hãy đọc thật kỹ về những từ này, chú ý tới những từ khóa khác ở trong câu hỏi mà có thể bao gồm từ đồng nghĩa với từ đang đọc trong bài. Khi đã tìm thấy từ nào đó,bạn chú ý hơn nữa tới ngữ cảnh và hãy đọc các phần xung quanh từ đó như câu văn đứng trước, câu văn bao gồm từ đó và câu văn phía sau để tìm ra câu trả lời.
– Nếu khúc mắc ở một câu hỏi nào đó, hãy khoanh tròn đánh dấu rồi tiếp tục với câu tiếp theo và quay lại xem xét nếu còn thời gian.
– Đôi lúc làm bài không kiểm soát được thời gian làm bài, mình vẫn mò mẫm đáp án cho bằng kín và hết, cho bõ công làm và đi thi. Tuy nhiên, theo mình thấy đối với listening và reading chúng ta cần thường xuyên luyện tập để phát triển tốc độ đọc và sự chính xác khi làm bài. Cũng như tập làm quen được với các dạng đề,và các chủ điểm khác nhau nhiều hơn.

– Vì làm bài luôn bằng bút chì nên bạn nên ghi luôn đáp án vào Answer Sheet chứ không nên ghi ra nháp rồi transfer lại, mặc dù bạn luôn có thời gian cuối giờ để làm chuyện này nhưng đôi khi bạn transfer vào sai do quá hấp tấp trong lúc bối rối hoặc đôi khi bạn cố ý vớt vát vài câu còn sót lại mà làm mất thời gian transfer.

Hy vọng những thứ này có thể giúp ích cho các bạn. Chúc may mắn.

Tác giả: Hoàng Phương

2 Comments

2 Comments

  1. Nguyen Thanh Dung

    12/11/2017 at 9:58 pm

    Chị ơi, hình như bài này đăng nhầm rồi ạ. Tiêu đề là kinh nghiệm viết bài luận mà ạ. Nhưng nội dung lại là kinh nghiệm làm IELTS Reading ạ

    • khanhdinh91

      17/11/2017 at 11:11 pm

      Cảm ơn Dung nhé. Để chị check lại em heng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987