Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

Du học và câu chuyện học bổng (Phần 1) – Những thứ cần chuẩn bị cho việc nộp học bổng

“I wanted the reward and not the struggle. I wanted the result and not the process. I was in love not with the fight but only the victory. And life doesn’t work that way. This is the simplest and basic component of life: our struggles determine our successes. So choose your struggles wisely.”
Gần đây tôi đọc được một bài viết rất hay và xin trích dẫn những câu mà tôi rất thích. Bạn muốn được phần thưởng nhưng không gặp khó khăn, bạn muốn thành quả nhưng không muốn trải qua quá trình, bạn muốn chiến thắng nhưng không muốn chiến đấu. Cuộc đời thực sự không như vậy. Có một qui tắc vô cùng cơ bản và đơn giản của cuộc sống là khó khăn quyết định thành công của bạn. Để đạt được học bổng, bạn có thể mất vài năm, phải chuẩn bị kỹ càng rất nhiều thứ. Nhưng tôi tin chắc rằng khi bạn đạt được nó qua một quá trình khó khắn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tuyệt vời.
Trong bài viết này tôi sẽ viết về quá trình tôi chuẩn bị cho việc nộp học bổng:
Tìm kiếm thông tin học bổng và trường là một yếu tố vô cùng quan trọng. Lúc đầu quả thực tôi hoàn toàn không biết gì hết vì mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội học. Tôi bắt đầu bằng việc lên internet đề tìm kiếm. Hai trang web mà tôi rất hay vào là ttvnol mục “Du học” và Vietmba. Tôi đọc hết các bài chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đi trước cũng như cập nhật thông tin về học bổng mới nhất. Tôi lập một bảng Excel ghi lại chi tiết từng học bổng cũng như yêu cầu, hạn nộp hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để tiện theo dõi. Những bài chia sẻ của anh chị tôi tập hợp trong file Word in ra, đọc và ghi lại những điểm quan trọng mà các anh chị nhắc nhở.
Tiếp đó tôi miệt mài tham gia các hội thảo du học để có thêm thông tin về trường và các buổi chia sẻ của các anh chị. Tôi còn nhớ lúc ấy tôi đã đến khách sạn Melia không biết bao nhiêu lần vì rất nhiều các hội thảo du học UK, US hay châu Úc được tổ chức tại đó. Lần nào đi về tôi cũng có một túi nặng trịch vì tôi xin rất nhiều tờ rơi, catalogue giới thiệu về trường. Khi đến gặp đại diện trường tôi thường hỏi về ngành học, môi trường, học bổng rồi xin thông tin liên lạc của họ. Trong một hội thảo của đại sứ quán New Zealand, tôi gặp cô Elle, phụ trách Marketing khu vực Đông Nam Á. Cô đã rất nhiệt tình trả lời, còn tặng tôi món quà của trường làm kỷ niệm khiến tôi càng tin tưởng có lẽ mình có duyên với trường Waikato. Khi sang New Zealand, tôi và cô vẫn gặp và giữ liên lạc. Về các buổi chia sẻ kinh nghiệm, thường niên các anh chị du học Mỹ có sự kiện rất lớn là “You Can Do It”, các anh chị đi học ở Châu Âu, Châu Á cũng rất hay tổ chức. (Bản thân tôi cũng đã tổ chức được 2 buổi chia sẻ cho các bạn fan page sau khi đạt được học bổng New Zealand). Có 3 lần mà tôi nhớ nhất. Một lần là chương trình của Đài truyền hình Việt Nam (đến giờ tôi không nhớ rõ tên chương trình nữa) mời các chị được học bổng Úc AUSAID đến nói chuyện. Một chị là người dân tộc, gia đình không có điều kiện cộng thêm định kiến con gái không nên học cao nhưng chị vẫn quyết tâm đi học. Một lần là một buổi café nhỏ một chị cũng từng đi học AUSAID chia sẻ về kinh nghiệm viết bài luận. Một lần là buổi chia sẻ của các anh chị đi học ở châu Âu, chính trong buổi chia sẻ này tôi làm quen được với rất nhiều người, và các anh chị đã rất nhiệt tình giúp tôi sửa hồ sơ. Lời khuyên của tôi là bạn hãy cố gắng tham gia các sự kiện và buổi chia sẻ. Tôi tin rằng với đam mê du học, quyết tâm và tinh thần học hỏi của bạn, những người đi trước sẽ không ngại để giúp đỡ bạn đâu.
Tiếp theo là điểm học tập (GPA). Từ rất sớm tôi đã ý thức được kết quả học tập cũng là một yếu tố xét duyệt của rất nhiều học bổng. Vì thế, tôi đã rất chăm chỉ để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học đại học. Lúc đầu tôi cũng nghĩ mình người nhà quê tỉnh lẻ thế này làm sao có thể học được bằng các bạn thành phố đây. Nhưng với sự quyết tâm không ngờ sau năm thứ nhất đại học tôi là một trong số 6 bạn cùng lớp trong một khối hơn 100 người đạt được học bổng của Citibank. Điều này càng khích lệ tôi cố gắng. Nhưng nhiều khi mọi thứ thực sự không như mình muốn. Tôi nhớ năm ấy môn Xác suất thông kê tôi tổng kết chỉ có 5.5. Vừa ấm ức vì mình học cũng tử tế mà lại điểm thấp vừa lo sẽ ảnh hưởng đến GPA nên tôi đã khóc như mưa gió. Nghĩ lại đến giờ tôi vẫn thấy buồn cười, thật là trẻ con quá. Nhưng sau đó tôi tự nói với mình, không sao “it is not end of the world”, điểm cuổi cùng mới là quan trọng nên tôi sẽ cố gắng ở các môn kế tiếp và còn rất nhiều yếu tố khác mình có thể phát huy mà. Tôi vẫn có học bổng những năm kế tiếp nhưng không liên tục. Tôi từng nộp 3 học bổng trong nước của một số quĩ dành cho sinh viên Ngoại thương nhưng đều trượt.
Đọc những dòng trên hẳn mọi người sẽ nghĩ tôi là một con mọt sách “nerdy” chính hiệu. Nhưng không phải đâu nhé. Tôi biết ngoài thành tích học tập, một yếu tố cần phải có đó là đóng góp cho cộng đồng, các kỹ năng mềm như giao tiếp và lãnh đạo. Hồi mới lên Hà Nội, tôi tham gia một câu lạc bộ tiếng Anh, vừa để rèn kỹ năng nói, làm quen thêm bạn cũng như muốn mình phải năng động hơn. Ngày ấy, chủ nhật nào tôi cũng đạp xe từ chùa Láng lên Cát Linh để tham dự. Lúc mới tham gia cảm nhận của tôi là mắt chữ A, miệng chữ O, sao các bạn nói tiếng Anh hay thế. Vì ở quê, tôi chỉ chủ yếu học đọc, viết và ngữ pháp. Thế là tôi mạnh dạn nói và chủ động làm quen với mọi người. Tôi đã gặp được những người anh, người chị, người bạn rất thân thiết ở đây. Mọi người đều biết trường Ngoại thương rất mạnh về các câu lạc bộ nhưng hổi đó hầu như tôi nộp câu lạc bộ nào cũng trượt. Tôi cũng có chút tự ti về bản thân lắm chứ. Nhưng sau đó tôi tìm các tổ chức tình nguyện bên ngoài trong đó có VPV (tình nguyện vì hòa bình) và CISV (trại hè quốc tế dành cho trẻ em). Tôi đã tham gia rất nhiều hoạt động, dạy học tiếng Anh, tổ chức Trung thu tại trại trẻ mồ côi, chăm sóc các em bé mồ côi và người già. Lúc này, tôi cảm thấy hạnh phúc và sống có ý nghĩa vì có thể giúp đỡ mọi người chứ không phải vì để lấy chứng chỉ nộp học bổng nữa. Đến tận bây giờ, tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ người khác đã trờ thành một phần trong cuộc sống của tôi. Cũng từ các hoạt động tình nguyện, tôi gặp được những bạn tình nguyện quốc tế. Khi chia sẻ với họ về ước mơ du học, mọi người đều động viên tôi rằng “tao tin mày sẽ làm được”. Đến bây giờ thực sự tôi vẫn biết ơn những lời khích lệ của mọi người rất nhiều. Tôi mong rằng các bạn đang đọc những dòng này của tôi cũng có niềm tin vào bản thân mình để theo đuổi ước mơ không chỉ là ước mơ du học hay bất cứ ước mơ gì của các bạn.
Còn tiếp…..
Tác giả: Founder HannahEd – Hannah Dinh
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987