Gửi gắm đến các em câu chuyện apply du học Mỹ từ group free page mình
https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/
Gửi những kẻ dám mơ!
Hôm nay là 30/6/2019, tròn 1 năm 5 tháng kể từ ngày mình hạ quyết tâm sẽ làm một điều gì đó đáng nhớ trong ba năm cấp ba: apply du học Mỹ. Mình là một đứa luôn có sự nghi ngờ về khả năng của bản thân. Ước mơ du học của mình chỉ đến khi mình học lớp 10 nhưng rồi mình lại bỏ lỡ một số cơ hội và cái từ “du học” lại chìm vào quên lãng. Mãi cho đến khi mình đậu đội tuyển quốc gia, mình bất ngờ vì lâu nay mình chẳng bao giờ nghĩ mình đậu được. Cái ngày mình biết tin đó, mình đã trằn trọc cả đêm, rồi mình chốt hạ một câu:”Đi thi HSG Quốc gia mà có giải, tôi sẽ apply Mỹ dù bất cứ giá nào.” Đó vừa là động lực, vừa là mục tiêu để mình phấn đấu. Năm đó mình cố gắng rất nhiều và đúng 30/01/2018, mình nhận tin có giải. Thế là mình bắt tay ngay vào việc apply. Cái Tết năm lớp 11 đó, mình đã học SAT và tìm hiểu các bước nộp hồ sơ bởi thời gian không còn nhiều. Từ đó đến tháng 10, mình cố gắng giữ GPA cao và thi các kì thi chuẩn hóa.
Tháng 10 cũng là lúc mình xong hết các điều kiện tiên quyết của việc apply: SAT, IELTS, SAT Subject Tests, Transcript, hoàn thiện hồ sơ Common App,… Nếu cho mình chọn lại nước apply, mình vẫn sẽ chọn Mỹ vì mình thấy thực ra apply Mỹ khá là dễ dàng. Vì sao? Bởi bạn chỉ cần một bộ hồ sơ Common App và cert, qualifications,.. là đủ để apply rồi. Mình cảm ơn Common App nhiều vì nó dễ hiểu, dễ hoàn thiện hơn tất cả các cái form apply mà mình từng xem của các trường các nước khác. Dù bạn chọn apply online trên web trường thì nó cũng rất rõ ràng.
Bây giờ đến những cái khó khăn khi apply. Thứ nhất, vì mình tự app nên mọi thứ đều tự làm hết. Mình phải lượn khắp facebook, google tìm template transcript (Em cảm ơn chị Trịnh Diệu Ly bên IEE đã chỉnh sửa cái template transcript cho em và giúp em rất nhiều trong quá trình apply!). Mình phải tìm hiểu cách hoàn thiện hồ sơ Common App, CSS Profile, ISFAA, ISCOF, giấy tờ tài chính như bank statement, income statement,… nhiều vô kể. May mắn là mình luôn tìm được những người sẵn sàng giúp đỡ mình, ví dụ như anh Phạm Đăng Khánh, các anh chị đi trước hay mấy bác phụ huynh trong nhóm Hội du học sinh Mỹ. Mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn, vậy nên đừng ngại ngần hỏi mọi người nhé! Tự apply có lẽ hơi mạo hiểm với những người chưa biết gì về quá trình apply như mình, nhưng mình luôn thấy trân trọng và cảm ơn những năm tháng đó. Có thể những gì bạn đạt được khi tự apply sẽ không bằng những người có sự hỗ trợ của trung tâm du học, nhưng các bạn nên tự hào về chính mình, về những năm tháng các bạn đã là chính mình, đã tin tưởng vào bản thân mình! Có thể những bạn tự apply sẽ cảm thấy không phục hay không công bằng, nhưng cái bạn được nhận sau những ngày gian nan đó chính là kinh nghiệm mà không phải ai cũng dễ dàng có được. Trong cuộc apply đó, có những người đạp lên vai người khác để giành lợi thế về mình. Có những người sử dụng thủ đoạn để thành công. Đó là cuộc sống. Nhưng các bạn hãy nhớ, các bạn được công nhận khi bộ hồ sơ là đứa con của mình các bạn, không phải là một đứa con mà người khác chia sẻ với bạn! Mình đã từng thấy có những bạn sợ rằng bài luận của các bạn ấy được viết hay quá, không giống với bạn ấy nên khi phỏng vấn, đại diện trường sẽ nhận ra sự khác biệt trong giọng văn,v.v…
Thứ hai, thời gian app của mình khá gấp rút. Mình chỉ thực sự ổn định bộ hồ sơ sau tháng 10, tức là chỉ cách đợt nộp ED/EA có nửa tháng. Lúc đó mình mới có điểm SAT và xong bài luận chính. Vậy nên nếu các bạn xác định con đường du học sớm thì hãy bắt đầu càng sớm càng tốt nhé!
Cuối cùng là một số lời khuyên khi bạn bị defer hay bị cho vào danh sách chờ (waitlist). Năm vừa rồi mình app Mỹ với mức tài chính khá thấp nên đa số bị defer và cho vào waitlist (Mình app 20 trường, đậu 9 trường, reject 4 trường, defer 3 trường vì không đủ mức minimum contribution và waitlist 4 trường). Sau đây là một số kinh nghiệm cho những bạn bị defer và waitlist.
1. Đừng từ bỏ! Khi bị defer sang kì RD, mình đã tiếp tục gửi sang cho trường các giải thưởng, điểm số, và viết thư thể hiện sự yêu thích của mình với trường.
2. Hãy tiếp tục giữ vững và nâng cao khả năng học tập, ngoại khóa nếu có thể. Bạn có thể gửi một clip thể hiện tài lẻ, nhờ một cựu HS của trường viết vài dòng giới thiệu cho bạn, hoặc sắp xếp một cuộc phỏng vấn với cựu HS hoặc đại diện tuyển sinh của trường.
Những ngày tháng chờ đợi của mình cuối cùng cũng không vô ích khi mình nhận được thêm thư mời nhập học từ một ngôi trường mình đã thích từ lâu là Earlham College. Bình thường học sinh Việt Nam đậu Earlham sẽ phải đóng tầm $20k trở lên. Tuy nhiên như mình đã nói từ trong đơn apply là mình hạn hẹp về tài chính nên trường đã “phá luật” cho mình cái “unusual financial aid package”. Mặc dù mình không học ở Earlham (tiếc thật) nhưng mà mình muốn qua câu chuyện bị waitlist này của mình, những bạn app sắp tới đây sẽ có thêm niềm tin! Everything is possible nhé!
Lời khuyên cuối cùng dành cho những bạn hay bị lo lắng về khoản tài chính như mình. Đó là luôn TRUNG THỰC VỚI BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH!!!! ĐỪNG VÌ GIẤC MƠ MỸ MÀ KHAI VỐNG LÊN KHOẢN ĐÓNG GÓP. Mình đã từng bị stress nhiều vì khoản đóng góp và tài chính các kiểu nên mình mong các bạn hãy luôn trung thực với những gì mình có.
Cuối cùng hãy luôn “Be yourself!” – đây là lời khuyên mà chắc hẳn các bạn đã và sẽ nghe đến trên con đường chinh phục miền đất hứa. Hãy luôn là chính bạn, vì lợi ích của bạn, vì ít nhất khi đó các bạn biết giá trị thực sự của mình được đo bằng sức lực, trí tuệ và tài năng, chứ không phải bằng những thứ được mua bằng tiền hay gì khác!
Đừng từ bỏ giữa chừng, hãy nghĩ đến lí do vì sao các bạn bắt đầu cuộc hành trình này!
Hi vọng những kinh nghiệm trên của Hải Vân, một thành viên trong group Scholarship Hunters đã giúp ích được cho bạn nào đang apply đi Mỹ nhé. Các em join liền nhóm ha, FREE, lại tha hồ hỏi lúc có thắc mắc và đọc bao nhiêu bài hay nữa.
❤ Tag và chia sẻ bài viết đến bạn bè nếu thấy có ích em nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong#scholarshipforVietnamesestudents