Connect with us

Hi, what are you looking for?

Thông tin học bổng

Học bổng SUSI ngắn hạn tại Mỹ

Phòng Văn hoá – Thông tin (PAS), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tuyển ứng viên tham gia chương trình Nghiên cứuHoa Kỳ dành cho học giả và chuyên gia giáo dục phổ thông mùa hè năm 2024. Giảng viên
đại học, nhà nghiên cứu và các chuyên gia giáo dục phổ thông có nguyện vọng tham gia chương trình vui lòng nộp hồ sơ dự tuyển trực tuyến. Kết quả xét tuyển sẽ được thông báo
vào đầu tháng 4/2024.
Hạn chót nộp hồ sơ vào lúc 11h59 tối Thứ Hai, ngày 1/1/2024. Hồ sơ nộp quá hạn sẽ không được xét duyệt.

Khái quát về Chương trình
Học viện Nghiên cứu Hoa Kỳ (SUSI) là chương trình nghiên cứu nâng cao bậc sau đại học kết hợp tham quan thực tế nhằm cung cấp cho giảng viên đại học, các nhà nghiên cứu và chuyên gia giáo dục phổ thông kiến thức chuyên sâu về xã hội, văn hoá và thể chế
của Hoa Kỳ. Mục tiêu cao nhất của SUSI là củng cố và nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy về Hoa Kỳ tại các cơ sở giáo dục trên thế giới.
Chương trình sẽ diễn ra tại các trường đại học và cơ sở học thuật khác nhau trên khắp Hoa Kỳ trong thời gian trong năm tuần bắt đầu từ cuối tháng 5 năm 2024. Mỗi Viện gồm bốn tuần học tại trường và một tuần tham quan đến các vùng khác của Hoa Kỳ.

Tiêu chuẩn ứng viên
• Trong độ tuổi từ từ 30 – 50;
• Đối với các Viện dành cho Học Giả (Chương trình 1-6): Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu về Hoa Kỳ yêu nghề và có bề dày kinh nghiệm, ưu tiên các ứng viên có
bằng Thạc sỹ trở lên và có hiểu biết sâu sắc về chủ đề của chương trình dự tuyển;
• Đối với Viện Nghiên cứu dành cho bậc Giáo dục Trung học: Giáo viên phổ thông, chuyên gia tập huấn giáo viên, chuyên viên biên soạn giáo trình, chuyên viên biên soạn sách giáo khoa về giáo dục phổ thông yêu nghề và có mong muốn đưa các nội dung về Hoa Kỳ học vào chương trình giảng dạy;
• Quen với cuộc sống học đường, mong muốn và có khả năng tham gia đầy đủ một chương trình nghiên cứu sau đại học và tham quan tập trung, chuyên sâu;
• Thành thạo tiếng Anh.

Phòng Văn hoá – Thông tin đặc biệt khuyến khích các ứng viên có những điều kiện sau dự tuyển tham gia chương trình:
• Giảng viên, giáo viên phổ thông ít hoặc chưa từng có trải nghiệm về Hoa Kỳ đang công tác tại các trường có kế hoạch đưa các học phần Hoa Kỳ học vào chương trình giảng dạy, phát triển những khoá học mới liên quan tới các chủ đề của chương trình
nghiên cứu mà ứng viên dự tuyển, nâng cao và cập nhật các khoá học hiện có về Hoa Kỳ, hoặc tổ chức các seminar/hội thảo chuyên đề về những lĩnh vực liên quan tới chủ đề của chương trình nghiên cứu.

Để tìm hiểu thêm về các Viện, vui lòng truy cập trang web http://exchanges.state.gov/susi.
Mọi chi phí tham gia chương trình bao gồm phí quản lý, đi lại trong nước và quốc tế, ăn ở, mua sách, phụ cấp hoạt động văn hoá, thư tín, bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ.
Các Chủ đề Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ dành cho Học giả và Chuyên gia Giáo dục Trung học
1. Viện Chính trị và Tư duy Chính trị Hoa Kỳ
Chương trình Nghiên cứu Chính trị và Tư duy Chính trị Hoa Kỳ cung cấp cho một nhóm 18 giảng viên đại học đa quốc gia sự hiểu biết sâu sắc về những trào lưu trí thức và chính trị đã ảnh hưởng đến các thể chế chính trị và nền dân chủ hiện nay của Hoa Kỳ.
Viện sẽ khám phá việc hình thành bản sắc Hoa Kỳ và mối liên hệ giữa bản sắc đó với lịch sử, chính trị và tiến trình dân chủ của Hoa Kỳ. Viện sẽ trao đổi về những trải nghiệm của người Mỹ đã tạo ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi bản sắc dân tộc Mỹ. Viện sẽ cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về các xu hướng chính trong tư tưởng chính trị của Hoa Kỳ, từ thời kỳ thuộc địa đến hiện tại, đồng thời tim hiểu các cuộc tranh luận chính trị và xã hội đương đại của Hoa Kỳ cũng như chính sách công, liên hệ chúng với tư tưởng chính trị và bản sắc Hoa Kỳ. Đại học Montana (UM) ở Missoula, MT sẽ giám sát và điều hành chương trình này, Đại học Massachusetts ở Amherst, MA sẽ tổ chức chương trình tại Amherst, MA.
2. Viện Văn học Hoa Kỳ đương đại
Chương trình Nghiên cứu Văn học Hoa Kỳ đương đại cung cấp cho một nhóm 18 giảng viên đại học và các nhà nghiên cứu đa quốc gia kiến thức chuyên sâu về văn hoá và xã hội Hoa Kỳ, quá khứ cũng như hiện tại, qua việc nghiên cứu về nền văn học Hoa Kỳ đương đại. Viện sẽ nghiên cứu sự đa dạng trong diện mạo văn học Hoa Kỳ, tìm hiểu cách các nhà văn, các trường phái và trào lưu đương đại, trường phái và phong trào đương đại lớn phản ánh những truyền thống của chuẩn mực văn học Hoa Kỳ. Viện cũng sẽ nghiên cứu các cộng đồng và tiếng nói đa dạng tạo nên bối cảnh văn học Mỹ và giúp học viên tiếp cận với những nhà văn đại diện cho sự bứt phá khỏi truyền thống cũ và đang vạch ra những hướng đi mới cho văn học Hoa Kỳ. Viện sẽ đề cập đến nhiều nhà văn và tác phẩm đương đại của Mỹ, đồng thời trao đổi về cách các chủ đề được chọn phản ánh những xu hướng lớn hơn trong xã hội và văn hóa Hoa Kỳ đương đại. Đại học Montana (UM) ở Missoula, MT sẽ giám sát và thực hiện chương trình này.
3. Viện Báo chí và Truyền thông
Chương trình Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông cung cấp cho một nhóm 18 giảng viên đại học ngành báo chí và chuyên viên các lĩnh vực liên quan kiến thức chuyên sâu về vai trò của báo chí và truyền thông trong xã hội Hoa Kỳ. Chương trình sẽ tìm hiểu về vai trò của nhà báo trong việc phát hiện và ngăn chặn những và tìm hiểu các chiến lược mà giới báo chí truyền thông sử dụng để ngăn chặn thông tin sai lệch. Ngoài ra, chương trình còn tìm hiểu những phương pháp hiệu quả nhất trong lĩnh vực báo chí qua trao đổi
quyền và trách nhiệm của truyền thông trong xã hội dân chủ, bao gồm tính độc lập trong công tác biên tập, đạo đức báo chí, các chế tài pháp lý và nền báo chí quốc tế. Chương trình cũng sẽ nêu bật tác động của công nghệ đối với báo chí, bao gồm ảnh hưởng của Internet, tính toàn cầu hoá của truyền thông thông tin, cũng như những sự thay đổi khác đang làm biến đổi nghề báo. Đại học Montana ở Missoula, MT sẽ giám sát chương trình này; Đại học Bang Arizona ở Tempe, AZ sẽ tiến hành và tổ chức Viện.
4. Viện Văn hoá, Bản sắc và Xã hội Hoa Kỳ
Viện Văn hóa, Bản sắc và Xã hội Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho một nhóm 18 giảng viên đại học và chuyên viên đa quốc gia kiến thức chuyên sâu về xã hội, văn hóa, các giá trị và các thể chế xã hội dân sự qua lăng kính của sự đa dạng và đoàn kết dân tộc. Viện sẽ xem xét các yếu tố chủng tộc, xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo biểu hiện qua những nền văn hóa khác nhau trong xã hội Hoa Kỳ, đồng thời tìm hiểu cách thức những nền văn hóa này ảnh hưởng đến các phong trào xã hội và bản sắc Hoa Kỳ trong suốt lịch sử nước
Mỹ. Chương trình sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành – đây cũng là một mô hình các trường đại học nước ngoài có thể sử dựng khi thiết kế chuơng trình nghiên cứu văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Đại học Montana (UM) ở Missoula, MT sẽ giám sát chương trình
này; Đại học Seattle ở Seatle, WA sẽ chịu trách nhiệm tổ chức Viện.
5. Viện Kinh tế và Phát triển Bền vững Hoa Kỳ
Viện Kinh tế và Phát triển Bền vững Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho một nhóm gồm 18 giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà thực hành và hoạch định chính sách từ nhiều quốc gia thông tin để hiểu sâu hơn về các thành phần và cấu trúc chính của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Viện sử dụng cách tiếp cận đa ngành để tìm hiểu các chủ đề khác nhau của kinh tế xã hội, cách thức các tổ chức tài chính, nhà đầu tư và doanh nghiệp tương tác để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững; cách tăng việc làm đa dạng và bình đẳng thông qua quy định thể chế, các chiến lược hòa nhập xã hội cho tất cả mọi người, và các chính sách công và tư. Nghiên cứu này sẽ xem xét tác động lẫn nhau của biến đổi khí hậu, đổi mới kinh doanh của Hoa Kỳ, quy định đối với doanh nghiệp, khởi nghiệp và lý thuyết kinh tế.
Học viên của Viện sẽ có cơ hội tìm hiểu về các thể chế và các bên liên quan chính trong nền kinh tế Hoa Kỳ, gặp gỡ nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp nhỏ. Đại học Montana (UM) ở Missoula, MT sẽ giám sát và điều hành chương trình này. Viện Đào tạo và Phát triển (ITD), kết hợp với Đại học Suffolk sẽ tổ chức chương trình này ở Amherst và Boston, MA.
6. Viện Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ
Viện nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho một nhóm 18 giảng viên đại học và các nhà nghiên cứu đa quốc gia kiến thức chuyên sâu về cách thức hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Chương trình sẽ điểm lại các
sự kiện, cá nhân và triết lý quan trọng đóng góp vào việc hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Viện sẽ giải thích vai trò của những yếu tố ảnh hưởng chính lên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bao gồm các nhánh hành pháp và lập pháp của chính phủ, truyền
thông, công chúng Hoa Kỳ, các tổ chức tư vấn, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức đa phương. Chương trình cũng sẽ xem xét bối cảnh hoạch định chính sách đối ngoại hiện tại của Hoa Kỳ và các xu hướng gần đây đang định hình chính sách. Đại học Montana (UM) ở Missoula, MT sẽ giám sát chương trình này; Đại học Delaware sẽ tiến hành và tổ chức Viện tại Newark, DE. Chương trình dành cho các nhà quản lý Giáo dục trung học. Chương trình Nghiên cứu dành cho ba nhóm gồm chuyên viên quản lý giáo dục và
giáo viên cấp trung học để giúp họ hiểu biết sâu hơn về xã hội, nền giáo dục và văn hoá của Hoa Kỳ, quá khứ cũng như hiện tại. Chương trình này tập trung vào mục tiêu cung cấp nội dung và tư liệu cho người tham gia để phát triển chương trình giảng dạy cấp trung học về Hoa Kỳ. Hai trong số các Học viện được thiết kế riêng cho giáo viên trung học; lưu ý rằng các Viện dành cho giáo viên tập trung vào nội dung và tài liệu về Hoa Kỳ hơn là phương pháp sư phạm. Viện thứ ba được thiết kế cho các nhà quản lý có kinh nghiệm
bao gồm các chuyên gia đào tạo, tập huấn giáo viên, chuyên viên biên soạn giáo trình và sách giáo khoa, viên chức ngành giáo dục và các chuyên viên khác.

Kết hợp các phương pháp tiếp cận truyền thống, đa lĩnh vực và liên ngành, chương trình sẽ xem xét lịch sử phát triển của các thể chế và giá trị Hoa Kỳ. Nội dung học cũng sẽ làm sáng tỏ những tranh luận chính trị, xã hội và kinh tế đương đại trong xã hội
Hoa Kỳ. Chương trình gồm bốn tuần học tại các trường Đại học Hoa Kỳ với các hình thức bài giảng, toạ đàm, hội thảo chuyên đề, đọc tài liệu, tham quan thực địa, gặp gỡ các chuyên viên trong ngành và tham gia các hoạt động văn hoá. Học viên cũng sẽ được tham gia một chuyến tham quan nghiên cứu một tuần ở địa phương khác để bổ sung hiểu biết thực tế về sự đa dạng trong văn hóa, địa lý và sắc tộc của Hoa Kỳ. Cấu trúc chương trình học dựa trên nghiên cứu về những nền tảng và sự phát triển lịch sử của Hoa Kỳ đã hình thành và tiếp tục ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế và xã hội Hoa Kỳ như thế nào. Một trong những yếu tố chính của chương trình là về hoạt động phục vụ cộng đồng, cung cấp cho người tham gia trải nghiệm trực tiếp về vai trò quan trọng của tình nguyện viên trong xã hội dân sự Hoa Kỳ. Chương trình mang đến nhiều cơ hội sau khi Học viện kết thúc, thông qua hội thảo trực tuyến dành cho cựu sinh, tài trợ cho các dự án tiếp nối những gì học được từ Học viện, các kênh mạng xã hội và hội thảo dành cho cựu sinh.

Đại học Montana ở Missoula, MT sẽ giám sát và quản lý tổng thể SUSIs dành cho các chuyên gia giáo dục trung học và sẽ tổ chức một Viện dành cho giáo viên, tập trung vào nghiên cứu Hoa Kỳ qua lăng kính dân chủ và quyền công dân. Viện Đào tạo và Phát triển (ITD) ở Amherst, Massachusetts sẽ thực hiện Viện thứ hai dành cho giáo viên, tập trung vào các phương thức quyền cá nhân và nghĩa vụ xã hội đã phát triển qua lịch sử Hoa Kỳ. Đại học Bang California tại Chico chịu trách nhiệm tổ chức Viện dành cho các
các nhà quản lý giáo dục Trung học và sẽ tập trung vào nghiên cứu sự hiểu biết về văn hóa xã hội, các cộng đồng học tập bình đẳng cũng như sự đa dạng và hòa nhập trong giáo dục và xã hội Hoa Kỳ.

Cách thức đăng ký:
Ứng viên từ tỉnh Quảng Trị trở ra Bắc nộp hồ sơ trực tuyến tại https://tinyurl.com/ycxp2trd và gửi thắc mắc về địa chỉ:
Phòng Văn Hóa Thông Tin
Đại Sứ Quán Hoa Kỳ
SUSI Program
7 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84) 24-3850-5000, ext. 6034
Email: duonghd@state.gov
Ứng viên từ tỉnh Thừa Thiên – Huế trở vào Nam nộp hồ sơ trực tuyến tại https://tinyurl.com/4vyx64tt, và gửi thắc mắc về địa chỉ:
Phòng Văn Hóa Thông Tin
Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ
SUSI Program
4 Lê Duẩn, Q. 1, Tp HCM
Tel: (84) 28-3520-4625
Email: TranNNH@state.gov

Link gốc chương trình tại đây.

Các anh chị và các bạn cần hỗ trợ apply học bổng có thể email profile về hannahed.co@gmail.com hoặc nhắn FB Hoa Dinh nhé.

☘️Lớp học bổng HannahEd các bạn được học cách viết CV, bài luận xin học bổng, thư giới thiệu, phỏngh vấn…vv rất nhiều kiến thức nữa. Chuẩn bị sớm, xin học bổng thành công join lớp sớm cả nhà nhé:
Lịch học & học phí, link lớp học bổng HannahEd Online: http://tiny.cc/HannahEdClass.
☘️ Bạn nào đã xác định được học bổng hoặc đang apply rùi thì có Mentor, Review, Mock Interview 1-1, Career Coach. Link nhận info các chương trình này: http://tiny.cc/HannahEdRegister/

 

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987