Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chứng chỉ

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC IELTS SPEAKING 8.5

Đây là lần đầu tiên mình chia sẻ về kỹ năng IELTS Speaking. Thông thường mình không chia sẻ nhiều về kỹ năng này vì nghĩ nó không cần quá nhiều tips, tricks, mà chỉ cần từ vựng và thực hành thôi là đủ. À, mà sự thực đúng là như vậy  Tuy nhiên, học từ vựng và thực hành thế nào, lại là cả một vấn đề! Mình dạy IELTS speaking trực tiếp cho một số bạn, cũng như nghe chia sẻ từ một IELTS Examiner, và thấy 1 số vấn đề, mình nhất định phải chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng nó hữu ích cho các bạn, đặc biệt các bạn aim điểm speaking cao. Bài này có thể “go against” 1 số hướng dẫn mà bình thường bạn hay được các giáo viên IELTS dạy. Tuỳ vào band điểm bạn aim, bạn có thể áp dụng các hướng dẫn dưới đây hay không tuỳ bạn nhé
Trước hết, mình xin điểm qua lại 4 tiêu chí cho IELTS Speaking một cách ngắn gọn: 1. fluency and coherence (nói rõ ràng, mạch lạc – không vấp nhiều, người nghe dễ dàng hiểu được mình nói gì); 2. Lexical resource (sử dụng đa dạng từ vựng); 3. Grammatical range and accuracy (sử dụng đa dạng ngữ pháp 1 cách tự nhiên, ít mắc lỗi); 4. Pronunciation (Phát âm rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu).
Nhìn lại cả 4 tiêu chí trên, mình xin chia sẻ lại 1 VÀI NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH khi luyện IELTS Speaking cũng như CÁCH THỰC HÀNH ĐỂ ĐƯỢC BAND ĐIỂM CAO (đây là kinh nghiệm mình áp dụng từ khi bắt đầu luyện IELTS – thi lần đầu được luôn 8.5 Speaking), các bạn tham khảo nhé!
– Thứ nhất, TUYỆT ĐỐI KHÔNG VIẾT TRƯỚC SCRIPT VÀ HỌC THUỘC LÒNG. Vì sao? Khi bạn viết ra trước nội dung câu trả lời, não bộ của bạn đã được “lập trình” để learn by heart và chỉ việc “bắn ra” đáp án đó khi được hỏi. Biểu hiện là, khi được hỏi câu hỏi “trúng tủ”, mắt bạn đó sẽ có xu hướng nhìn thẳng rồi nhìn bên nọ bên kia, cố gắng khơi lại câu trả lời đã học thuộc, thỉnh thoảng trả lời rất trơn tru rồi lại “vấp”. Thậm chí khi bạn trúng tủ lúc đi thi, điều nay cũng này ảnh hưởng tới điểm fluency (tiêu chí 1), chưa kể examiner chắc chắn biết bạn đang đưa ra đáp án học thuộc lòng và cũng sẽ trừ điểm của bạn. Còn tệ hơn, khi bạn không trúng tủ, gặp các câu hỏi mới, lạ, mà đáp án chưa được viết từ trước, bạn sẽ vô cùng lúng túng, với cả 3 parts!
=> VẬY KHÔNG VIẾT TRƯỚC SCRIPT THÌ CHUẨN BỊ CÁI GÌ? Mình không nói là bạn không chuẩn bị, nhưng thay vì viết cả đáp án ra, bạn nên học cách CHUẨN BỊ TỪ VỰNG VÀ CHUẨN BỊ SỰ THÀNH THẠO. Cách thực hành của mình là:
+ Part 1, part 3: tập hợp tất cả các đề thi gần nhất, các đề thi có thể xoay quanh các topic có thể gặp của IELTS Speaking và: NÓI LIÊN TIẾP TRONG VÒNG 10-15 PHÚT MỖI NGÀY, TRẢ LỜI HẾT CÂU NỌ ĐẾN CÂU KIA, ngày này qua ngày khác tới khi hết các câu hỏi thì thôi (luyện sự tự tin và sự thành thạo). Với các câu hỏi khó (nhìn câu hỏi mà mình không trả lời được ngay lập tức), mình viết ra 1 vài key words và 1 vài ideas cho câu hỏi (bằng cách search trên Google và tham khảo mấy sách luyện IELTS Speaking) sau đó trả lời câu đó lại 1-2 lần để nhớ ideas (chuẩn bị về mặt ý tưởng và từ vựng – khi không có ý tưởng thì thậm chí tiếng Việt cũng khó mà nói hay được!) Khi hết list câu hỏi, mình lại lặp lại từ đầu!
+ Part 2: Mình chuẩn bị cho part 2 cầu kỳ hơn 1 chút bằng cách:
1) CHUẨN BỊ VOCABULARY. Mình làm 1 cuốn sổ speaking chia theo nhiều topic. Mỗi topic mình tập hợp 1 list các words, collocations mà mình thích và thấy quan trọng (Mình tập hợp dựa trên 1 vài cuốn sách, các bài báo mình chủ động đọc theo topic và trên mấy trang như www.ieltsspeaking.co.ukwww.ielts-up.com), sau đó mỗi ngày mình lấy 1 vài topic ra, nhìn vào từ vựng và mình nói về bất cứ cái gì! Nó rèn cho mình THÓI QUEN NHÌN VÀO VÀI KEY WORDS VÀ TỰ “MAKE UP” RA MỘT CÂU CHUYỆN GÌ ĐÓ THẬT NHANH.
Ngoài ra, với mỗi cue card khó, “hiếm”, mình tập hợp các bài mẫu, bài báo mình thích và HIGHLIGHT LẠI CÁC IDEAS VÀ TỪ VỰNG HAY theo các bài mẫu (từ vựng mà mình thích), để nếu có gặp cue card đó mình sẽ không bị quá bí ý tưởng hay từ vựng.
2) CHUẨN BỊ SỰ THÀNH THẠO. Mình cũng tập hợp tất cả các đề thi có thể. Với mỗi cue card, mình bấm giờ đúng 1 phút và lấy bút chì ghi ra 1 vài từ vựng key, sau đó bấm giờ đúng 2 phút và tự nói lần 1 + record (lần này là để luyện fluency). Sau đó, mình nghe lại phần thu âm để tìm ra các lỗ hổng: từ vựng, ngữ pháp, phát âm. Mình xem lại file từ vựng xem có nên bổ sung các từ vựng gì vào phần nói, xem ngữ pháp và phát âm có lỗi gì không, và speaking lại lần 2 (lần này là để hoàn thiện nâng điểm). Mỗi ngày mình làm như vậy khoảng 3-5 cue cards tuỳ độ khó từng cái.
– Thứ hai, ĐỪNG CỐ GẮNG CHÈN THÊM CÁC LINKING WORDS, REDUNDANT WORDS một cách gượng gạo. Ý mình là, hãy dùng các từ nối, các từ để “câu giờ” một cách thông minh, làm sao để nghe tự nhiên và người nghe không bị quá chú ý bởi các từ đó cũng như không bị “khó chịu” bởi việc nghe các từ đó. Nếu trong các câu trả lời bạn cứ “well… i think… like…like…like…so…so…so…sth like that…sth like that…sth like that…” quá nhiều, hay việc bạn cứ cố cho thêm các từ nối một cách gượng gaọ, thì thực sự là người nghe sẽ không thoải mái chút nào!
=> Vì vậy, hãy SỬ DỤNG CÁC LINKING WORDS, REDUNDANT WORDS MỘT CÁCH TỰ NHIÊN NHẤT CÓ THỂ bằng cách CHỌN RA MỘT VÀI CÁC TỪ, CỤM TỪ “FAVORITE” CỦA BẠN VÀ LUYỆN TÂP CHÚNG TRÔI CHẢY (bài nói nào bạn cũng dùng thì sẽ trôi chảy thôi ) tới mức khi dùng, người ta thấy nó THỰC SỰ LÀ NGÔN NGỮ CỦA BẠN! Không nhất thiết (và không nên) học cả 1 list các từ linking words, nó chẳng giúp ích gì cho bạn cả!
– Thứ ba, ĐỪNG HỌC IDIOMS. Mình đã từng ngồi với một giám khảo IELTS sau một buổi chấm thi Speaking, và giám khảo than rằng: cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong suốt 1 buổi chấm thi khi mà thí sinh cứ ngồi vào là bắt đầu dùng idioms vô tội vạ và sau đó thì chẳng nói được mấy câu, cả buổi điểm chẳng ai quá nổi 5.0! Mình cũng thấy lạ, vì sao nhiều bạn cứ thích học idioms, vì nghĩ nó sẽ làm cho câu văn của bạn thông minh hơn, hay xa xỉ hơn chăng? Việc thỉnh thoảng dùng 1-2 idioms cũng tốt thôi, nếu như bạn dùng chúng đúng ngữ cảnh mà vẫn tự nhiên. Nhưng thông thường, vì các bạn có xu hướng học thuộc 1 số idioms sau đó áp cho mọi tình huống, vì vậy bài nói của bạn nghe rất “hài”
=> Vì vậy, tốt hơn hết thay vì học idioms (thực sự là đâu có dễ học), bạn hãy học các TOPIC VOCABULARY VÀ THỰC HÀNH CHÚNG THẬT NHUẦN NHUYỄN. Học topic vocabulary thế nào => quay lại phần lỗi “Thứ nhất” – chuẩn bị từ vựng.
– Thứ tư, ĐỪNG CỐ ÁP CÁC CẤU TRÚC CÂU PHỨC TẠP TỪ WRITING SANG SPEAKING. Khi chuyển từ phần writing sang speaking, hãy nhanh chóng THAY ĐỔI MINDSET VÀ “STYLE” của bạn. Hãy relax, và focus vào việc nói thành thạo, tự nhiên là trên hết, thay vì ép bản thân phải sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp phức tạp như trong writing. Khác với writing, không có task response nào cả và việc bạn cần làm là cứ nói một cách thoải mái thôi. Người ta không quan tâm với việc bạn nói gì, mà là bạn nói như thế nào. Cũng khác với writing, speaking không cho bạn thời gian nghĩ nhiều để chau chuốt ngữ pháp, và nếu bạn nghĩ nhiều để chau chuốt phần đó, cách bạn nói sẽ không còn tự nhiên nữa và khả năng cao bạn sẽ bị “vấp”! Điều này không có nghĩa rằng bạn không sử dụng đa dạng ngữ pháp, nhưng hãy sử dụng chúng một cách tự nhiên nhất có thể.
=> Bằng cách nào? PRACTICE! Trước hết hãy focus vào việc: tự nhiên chuyển các thì, và tự nhiên chuyển từ câu đơn sang câu ghép, câu phức. Lấy 1 đoạn nói bất kỳ, thực hành chuyển thì từ hiện tại sang khoá khứ, sang tương lai, vv và tập trung chia thì cho chính xác (lỗi sai cơ bản về thì khó mà làm bạn có điểm cao được!)
Tương tự, thực hành kéo dài câu bằng cách biến câu đơn thành câu ghép hoặc câu phức, bằng CÁC CÁCH ĐƠN GIẢN TỰ NHIÊN NHẤT, hoặc cách mà bạn yêu thích. Ví dụ, sử dụng “and”, “but”, “or”, mệnh đều quan hệ (who, which, that…), câu điều kiện (if…). Chỉ cần thực hành thành thạo chúng để bạn có thể đa dạng ngữ pháp 1 cách tự nhiên (dĩ nhiên là không mắc các lỗi ngữ pháp cơ bản khác, như danh từ số ít số nhiều, đuôi s, es hay ed, vv..) thì bạn sẽ đạt điểm grammar rất cao (tiêu chí số 3). Ngoài ra, có 1 cách khá hay để các bạn thực hành sử dụng ngữ pháp 1 cách đa dạng tự nhiên, đó là xem các video độc thoại “đỉnh cao” (như trên TED TALKS chẳng hạn). Khi xem, hãy chỉ tập trung vào phần ngữ pháp thôi, xem người ta đang đa dạng ngữ pháp thế nào, nhìn script và highlight lại các phần ngữ pháp “favorite” của bạn, sau đó thực hành nói lại như speaker đó!
– Thứ năm, ĐỪNG CỐ ÉP BẢN THÂN NÓI GIỌNG ANH CHUẨN HAY MỸ CHUẨN. Sự thật là, bạn có thể mix giọng Anh-Mỹ, thêm chút accent của Anh Ấn hay của Việt Nam chẳng hạn, cũng đều okay, miễn là: bạn phát âm rõ ràng, dễ nghe (các âm tiết không quá lệch cho với tiếng Anh chuẩn), có trọng âm rõ ràng (trọng âm của từ, và trọng âm của câu), có nối âm (đặc biệt các phần không quan trọng hoặc cố tình nói nhanh, nói lướt), và có EMOTION (Cảm xúc, cái này rất quan trọng nếu bạn không muốn người nghe cho rằng mình đang muốn nói như một con robot)
=> How? Cách tốt nhất là bạn nên LISTEN..LISTEN..LISTEN..càng nhiều càng tốt! Càng nghe tiếng Anh nhiều và để ý phần phát âm, bạn sẽ thấy phát âm của mình ngày càng tốt hơn. Đương nhiên, bạn cũng cần có nền tảng cơ bản về âm tiết, trọng âm, nối âm, ngữ điệu..để mà biết người ta đang nói như thế nào, nói khác mình thế nào, và phần nói của mình có thể hay hơn bằng cách bắt chước người ta thế nào! NGHE TIẾNG ANH “CHUẨN” (tốt hơn hết là nghe chuẩn Anh, Mỹ nha ) THẬT NHIỀU giúp cải thiện điểm số của cả phần Fluency and Coherence và cả phần Pronunciation (Trust me, kinh nghiệm rất đơn giản của mình đó), nhưng bạn cần nghe chủ động và cố bắt chước nhiều nhất có thể nhé, chứ không phải cứ nghe chơi chơi kiểu cưỡi ngựa xem hoa . Tuỳ xem bạn đang cần hoàn thiện phần phát âm nào, bạn nên chọn nguồn nghe cho phù hợp. Nếu để luyện âm riêng biệt và trọng âm, www.spotlightenglish.com là một trang để practice khá tốt.
Nếu để luyện nối âm, ngữ điệu, xem Ted Talks, nghe podcasts hay xem phim là cách cực kỳ hay. Đừng nghĩ rằng bạn phải ép mình học IELTS Speaking một cách khô khan bằng việc chỉ luyện đề nhé, học speaking thực sự hoàn toàn có thể là một việc cực kỳ thoải mái như giải trí thôi vậy.
Cuối cùng, một vài điều mình cần chia sẻ cho phần IELTS Speaking:
  1. NGHỈ NGƠI 1 NGÀY TRƯỚC KHI ĐI THI. Việc bạn cố học thêm 1 ít vào ngày trước khi thi chẳng có ý nghĩa gì cả. Ôn thi là cả một quá trình! NẾU BẠN CỐ HỌC DỒN VÀO NGAY HÔM TRƯỚC KHI THI THÌ KHẢ NĂNG RẤT CAO LÀ BẠN SẼ BỊ ÁP LỰC TÂM LÝ VÀO LÚC THI. Cần học gì hãy học hết đi, và dành 1 ngày để “chill” nhé
  2. MẮC LỖI RỒI THÌ KỆ THÔI. Bạn không cần phải nói một cách hoàn hảo. Người bản ngữ nói cũng thỉnh thoảng mắc lỗi kể cả lỗi ngữ pháp, đó là chuyện bình thường. Nếu bạn thấy mình mắc lỗi cơ bản thì cố gắng sửa ngay lúc đó (một cách tự nhiên nhất), không thì tốt nhất là tiếp tục nói, còn nếu bạn cứ cố gắng chăm chăm sửa lỗi thì bài nói của bạn sẽ rất kỳ quặc!
  3. HÃY TỰ TIN VÀ THOẢI MÁI KHI ĐI THI. IELTS EXAMINER KHÔNG CÓ GÌ GHÊ GỚM CẢ! Ngay trước hôm đi chấm thi có thể họ cũng đang lang thang Tạ Hiện uống bia tán gẫu thôi ) Nên hãy thật tự tin và thoải mái lúc vào phòng thi nhé (nếu vẫn thấy run thì hít thở sâu một cái là hết, nếu vẫn run nữa thì tưởng tượng cảnh ông giám khảo hôm trước đi uống bia Tạ Hiện )) ĐỪNG ĐỂ Ý TỚI THÁI ĐỘ CỦA GIÁM KHẢO. Họ mỉm cười thân thiện, hay lạnh lùng sắt đá thì cũng không liên quan gì tới mình, việc của mình là nói thật tốt, vậy thôi!
Chúc các bạn học tốt và thi tốt!
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987