Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm apply học bổng Tiến sỹ

Nguyễn Minh Hiển

Ngành học: PhD in Economics

Trường đang học: University of Missouri at Columbia Niên khóa: Nhập học Fall 2011

Dạng học bổng: Teaching Assistantship

TOEFL: 94 (Reading 25, Listening 24, Speaking 20, Writing 25)

GRE (computer-based): Verbal 590, Quantitative 800, Writing 4.5

Undergrad GPA: 8.1/10 (Hanoi University of Technology)

Số năm kinh nghiệm trước khi apply: 4.5 năm

 Chia sẻ kinh nghiệm apply

Đi du học là một trải nghiệm tuyệt vời. Trước hoàn cảnh giáo dục từ chương ở nhà thì đi du học có lẽ là con đường tốt để tự cứu mình mà may ra có thể cứu những bạn khác. Từ một người vô cùng bối rối và nhút nhát, sau khi qua Mỹ mình đã có thêm kiến thức, tự tin và biết mình đang đi đâu.

Bạn không cần phải giỏi hay đạt nhiều giải thưởng, phải học trường chuyên lớp chọn hay có nhiều tiền mới có thể du học được. Tất nhiên có một số yếu tố đó cũng tốt.

Điều bạn cần là kết quả học tập khá, tiếng Anh đạt khá trở lên, mày mò Internet về trường lớp. Thị trường về trường học ở Mỹ rất đa dạng với đủ loại trường lớp, những lời khuyên, những trường hợp bạn đã biết cũng tốt nhưng nhưng ẩn số chưa khám phá còn lớn hơn nhiều, tự bạn tìm kiếm bạn sẽ thấy có gì đó phù hợp với bạn.

Con đường vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân. Hãy đi và bạn sẽ đến. Dù bạn thất bại hay thành công (cá nhân mình thấy những bạn cùng lứa với mình đều đi được hết), chỉ riêng chuyện bạn bỏ công sức tìm hiểu và chuẩn bị nghiên túc cũng đem đến cho bạn những kiến thức rất bổ ích.

 

Vì sao bạn muốn đi du học? Tại sao bạn chọn học ở Mỹ?

Mình có ý định đi du học từ khoảng năm 2002 và đi du học vào đầu năm 2005. Nghĩ lại thì lý do của mình lúc đó không chín chắn lắm, đơn giản là mình chán cuộc sống ở nhà và nghĩ đi du học sẽ thú vị và mở ra cho mình những cánh cửa mới. Mình lúc đó không có tầm nhìn xa.

Mình chọn học ở Mỹ bởi lúc đó mình thấy một số bạn cùng lứa hơn mình một khóa đi học ở Mỹ được với học bổng của trường. Mình nghĩ như vậy thật tuyệt và nghĩ mình cũng có thể đi học được như mọi người vì mình thấy mình cũng có khả năng như những anh chị đó. Họ làm được thì mình cũng làm được. Suy nghĩ đó có chút hiếu thắng một chútJ

Bạn cho rằng mình phù hợp với ngành học, chương trình học như thế nào?

Lúc đầu qua Mỹ mình học Thạc sĩ về Electrical Engineering, rồi đi làm một số năm và quay lại trường học PhD về Economics. Ngành này phù hợp với mình vì mình cần những công cụ kinh tế định lượng để đi sâu vào kinh tế xã hội, những kiến thức này chỉ trong trường mới dạy. Ngoài trường học thì mình có những kinh nghiệm sống, quan sát trải nghiệm xã hội Mỹ thực sự nên cũng thấy liên kết từ cái mình học tới cuộc sống ở ngoài.

Điều quan trọng là mình có có thể tự thích nghi để phù hợp với ngành học. Thú thật, học Kinh tế không đơn giản vì học toán định lượng nhiều chứ không chỉ là những ý tưởng mơ màng. Học tập đòi hỏi kỷ luật và dành rất nhiều công sức với môn học mặc dù lúc đầu chính mình cũng hơi “choáng”. Nhưng dần dần mình cũng quen. Hiện tại có thể cũng chịu đựng nhưng nghĩ tới tương lai mình thấy sự chịu đựng của hiện tại cũng tốt để mình thành người tốt hơn.

Theo bạn việc lên kế hoạch du học có quan trọng và cần thiết không, vì sao?

Mình nghĩ việc lên kế hoạch du học là rất cần thiết vì ai dậy sớm thì đi được xa. Có những thời điểm không đợi bạn như các deadline của trường, của học bổng, của điểm tiếng Anh. Nếu bạn không đặt kế hoạch thì có thể bị lỡ. Ngay cả nộp đơn cho trường, ai nộp sớm thì hồ sơ cũng được ưu ái hơn.

Khi nào nên bắt đầu lập kế hoạch du học?

Nếu tính thoải mái thì bạn nên lập kế hoạch trước khoảng hai năm vì bạn cần thời gian để hâm nóng trước khi chạy nước rút. Nếu bạn có thể bắt tốc độ luôn thì từ 1.5 tới 1 năm trước khi bạn nộp hồ sơ.

Nhưng để ý trau dồi tiếng Anh trước không bao giờ là thừa. Bạn chuẩn bị sớm nhất có thể.

Để có được bản kế hoạch du học hiệu quả và phù hợp nhất cần chú ý đến những yếu tố nào?

Mình nghĩ thường con người có sức ỳ lớn và có thể không theo được quỹ đạo. Vì vậy cần tạo áp lực để đi theo quỹ đạo. Ví dụ, để làm tốt các standardized tests, bạn cần dành ra 1 lượng thời gian nhất định để ôn luyện. Mình nghĩ trước tiên bạn nên xem luôn lịch đăng ký thi Toefl/GRE/GMAT và ước lượng bạn cần ôn bao lâu thì đăng ký luôn. Bạn sẽ có khí thể để chuẩn bị cho tốt.

Bạn có đưa ra những phương án dự phòng trong kế hoạch du học?

Khi mình apply thì mình chỉ quyết tâm đi Mỹ vì mình biết là hoàn toàn có thể. Sau khi mình apply trượt đợt một vì thiết kinh nghiệm, mình được một học bổng đi Hàn và đi Úc nhưng mình quyết định bỏ để đánh cuộc. May mắn thay mình đi được Mỹ ngay lần sau.

Cần làm gì để quản lý thông tin du học hiệu quả và khoa học?

Mình thường tạo thư mục trên máy tính thôi.

Deadlines nộp hồ sơ và deadlines cho các nguồn hỗ trợ tài chính thường vào khoảng thời gian nào?

Bạn cần tự nghiên cứu theo website của trường. Thường các trường bắt đầu nhận hồ sơ cho kỳ Fall vào khoảng đầu tháng 12. Bạn nộp được càng sớm càng tốt.Mình nghĩ áp lực và cam kết sẽ khiến bạn có động lực thực thi kế hoạch tốt. Cam kết và áp lực có thể đến từ đã trả tiền lệ phí thi, kế hoạch học nhóm bạn bè hối thúc nhau hay đi học thêm lớp tiếng Anh.

Làm thế nào bạn chọn được trường và chương trình học thích hợp (Ranking, Curriculum, Professor/Faculty, Class size, Location, Tuition fee, Living cost), nên cân nhắc những yếu tố gì? Nếu có nhiều lựa chọn nên bắt đầu từ đâu?

Về rank

Trường rank cao: nếu bạn xin vào được trường rank cao và ở trong một chương trình PhD thì bạn sẽ phải làm việc rất nhiều. Nhưng bù lại, nếu bạn sống sót được thì cơ hội việc làm của bạn ở Mỹ trong giới academia hay industry đều rất tốt.Bạn có thể ở trong một team có nhiều member và có không khí cạnh tranh lớn.

Trường rank vừa: bạn cũng vẫn phải làm việc chăm chỉ cho tương lai công việc. Nhưng cơ hội để làm cho academia không cao như trường rank cao. Bù lại xin việc ở industry cũng tốt. Ở industry có nhiều jobs nên có lẽ không thành vấn đề. Bạn có thể có thời gian để tìm hiểu về văn hóa xã hội Mỹ.

Trường rank thấp: bạn chỉ nên học Master thôi, có thể đó là bước đệm cho bạn khi mới sang Mỹ nếu họ cho bạn tiền. Đó có thể là cơ hội tốt cho bạn tìm hiểu tác phong làm việc và văn hóa xã hội Mỹ. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể học tiếp PhD ở trường rank cao nếu bạn muốn.

Về Faculty/Professor

Trường rank cao thì tất nhiên là tốt rồi. Nhưng ở trường rank vừa và thấp cũng có thể có những giáo sư rất tốt làm trùm một vùng. Bạn cần nghiên cứu về giáo sư để biết. Nếu có giáo sư như vậy thì khả năng có thể có RA.

Vùng New England là nơi tương đối đắt đỏ nhưng đi lại thuận tiện. Do đó có những cơ hội đi seminar dễ dàng. Nếu bạn ở thị trấn nhỏ thì con người thuần chất thân thiện hơn, nếu bạn gần thành phố lớn hay ở thành phố lớn thì phức tạp hơn và vật chất.

Trường ở khu Midwest thì có vẻ tẻ nhạt đơn điệu quá cho các bạn mới sang Mỹ nhưng đó là bộ mặt thật của người Mỹ không màu mè. Giá cả sinh hoạt thấp và con người tốt với nhau. Cá nhân mình sau khi sống ở một thị trấn nhỏ thân ái giữa con người với nhau trong 3 năm rồi mới sống ở gần thành phố lớn thấy hiểu nước Mỹ hơn nhiều.

Khu Northwest quá xinh đẹp.Mình không biết gì nhiều chỉ biết là thiên nhiên quá đẹp.

Mạn California nắng ấm quanh năm.Chi tiêu đắt đỏ và hơi xô bồ, hơi giống ở Việt Nam.Nếu bạn quan tâm tới business thì có vẻ cũng tốt.

Phía Nam nước Mỹ như Georgia, South Carolina… gắn với văn hóa miền Nam nước Mỹ rất thân thiện với những người Mỹ da màu. Giá cả sinh hoạt phải chăng.

Mạn Texas, New Mexico khá là nóng.

Tùy theo bạn muốn gì nhưng mình nghĩ bạn cần đặt các chỉ tiêu học tập, ranking của trường lên trên. Nếu bạn muốn khám phá thế giới sôi động thì có lẽ bạn chọn nơi thành phố. Nếu bạn có gia đình, thích tĩnh lặng và tìm nơi nuôi dạy con cái cho tốt thì có lẽ thị trấn nhỏ phù hợp vì chi phí thấp và an sinh xã hội tốt.

Có thể chọn và học ngành khác với ngành đã học ở đại học được không? Nếu chuyển ngành sẽ có lợi thế/khó khăn gì? Phải chuẩn bị những gì nếu muốn chuyển ngành?

Bạn có thể học thêm những ngành khác tùy nhu cầu của bạn nhưng đó không nhất thiết là bạn bỏ cái ngành cũ của bạn. Đó là chuyện rất bình thường ởMỹ. Ở Mỹ trừ bên kỹ thuật chuyên sâu, giáo dục đại học cho sinh viên kiến thức căn bản chung chung. Sau đó học gì thêm là tùy sở thích của sinh viên. Bằng Master như một major thứ hai thôi. Mình từng biết có ông người Mỹ có tới 3 cái bằng Master khác hẳn nhau.

Nếu học thêm ngành khác bạn cần trả lời câu hỏi bạn muốn giải quyết vấn đề gì và tại sao cần học thêm một cái mới. Sau đó bạn tìm kiếm Google, xem website của trường cho những câu hỏi của bạn

Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, các bước để viết một bài luận tốt? Có nên đọc bài luận mẫu không? Tại sao? Nếu có thì nên đọc thế nào? Nên nhờ ai xem và sửa giúp bài luận?

Mình nghĩ khi bạn bắt đầu viết một bài luận bạn nên suy nghĩ ở thể tương lai. Hãy tạm bỏ qua quá khứ của bạn. Bạn hãy đặt ra câu hỏi: giấc mơ của bạn là gì? Bạn có vấn đề gì bạn muốn dành thời gian giải quyết. Đó có thể xuất phát từ những câu chuyện riêng tư như có người nhà bị bệnh, bạn muốn học ngành y để tìm thuốc chữa. Hay có thể xuất phát từ những bất cập của báo chí Việt Nam mà bạn muốn giúp giải quyết, bạn tìm kiếm mặc dù chưa có giải pháp. Rồi từ giấc mơ đó bạn kết nối với hiện tại và quá khứ thành một câu chuyện “tìm kiếm” của bạn với nhiều tình tiết cá nhân, thử nghiệm, thành công, thất bại. Câu chuyện muốn nộp đơn xin học sẽ được đưa vào trong hành trình theo đuổi giấc mơ của bạn.

Những điều nên tránh: những lời chung chung sáo rỗng không mang tính cá nhân, những lời dài dòng.

Về việc đọc bài luận mẫu, mình nghĩ không nên đọc nhiều vì mỗi người có những câu chuyện khác nhau nhưng bố cục vẫn là bạn đang đi đâu, bạn từ đâu tới và bây giờ bạn đang ở đâu. Sau đó là những tình tiết rất thật và cá nhân của bạn. Nếu bạn đọc nhiều bài mẫu bạn khó là chính mình và khó thành độc đáo được.

 

—————————————————————————

Chương trình rất mong nhận được góp ý của các bạn. Nếu bạn cảm thấy có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình hoặc biết ai đó có kinh nghiệm thú vị, hãy liên hệ với Interview Group ở địa chỉ: interview@nhomlua.org

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho Nhóm Lửa

Biên tập: Thu Thủy và Bích Nguyễn 

 

Nguyễn Minh Hiển

Ngành học: PhD in Economics

Trường đang học: University of Missouri at Columbia Niên khóa: Nhập học Fall 2011

Dạng học bổng: Teaching Assistantship

TOEFL: 94 (Reading 25, Listening 24, Speaking 20, Writing 25)

GRE (computer-based): Verbal 590, Quantitative 800, Writing 4.5

Undergrad GPA: 8.1/10 (Hanoi University of Technology)

Số năm kinh nghiệm trước khi apply: 4.5 năm

Chia sẻ kinh nghiệm apply

Đi du học là một trải nghiệm tuyệt vời. Trước hoàn cảnh giáo dục từ chương ở nhà thì đi du học có lẽ là con đường tốt để tự cứu mình mà may ra có thể cứu những bạn khác. Từ một người vô cùng bối rối và nhút nhát, sau khi qua Mỹ mình đã có thêm kiến thức, tự tin và biết mình đang đi đâu.

Bạn không cần phải giỏi hay đạt nhiều giải thưởng, phải học trường chuyên lớp chọn hay có nhiều tiền mới có thể du học được. Tất nhiên có một số yếu tố đó cũng tốt.

Điều bạn cần là kết quả học tập khá, tiếng Anh đạt khá trở lên, mày mò Internet về trường lớp. Thị trường về trường học ở Mỹ rất đa dạng với đủ loại trường lớp, những lời khuyên, những trường hợp bạn đã biết cũng tốt nhưng nhưng ẩn số chưa khám phá còn lớn hơn nhiều, tự bạn tìm kiếm bạn sẽ thấy có gì đó phù hợp với bạn.

Con đường vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân. Hãy đi và bạn sẽ đến. Dù bạn thất bại hay thành công (cá nhân mình thấy những bạn cùng lứa với mình đều đi được hết), chỉ riêng chuyện bạn bỏ công sức tìm hiểu và chuẩn bị nghiên túc cũng đem đến cho bạn những kiến thức rất bổ ích.

 

Vì sao bạn muốn đi du học? Tại sao bạn chọn học ở Mỹ?

Mình có ý định đi du học từ khoảng năm 2002 và đi du học vào đầu năm 2005. Nghĩ lại thì lý do của mình lúc đó không chín chắn lắm, đơn giản là mình chán cuộc sống ở nhà và nghĩ đi du học sẽ thú vị và mở ra cho mình những cánh cửa mới. Mình lúc đó không có tầm nhìn xa.

Mình chọn học ở Mỹ bởi lúc đó mình thấy một số bạn cùng lứa hơn mình một khóa đi học ở Mỹ được với học bổng của trường. Mình nghĩ như vậy thật tuyệt và nghĩ mình cũng có thể đi học được như mọi người vì mình thấy mình cũng có khả năng như những anh chị đó. Họ làm được thì mình cũng làm được. Suy nghĩ đó có chút hiếu thắng một chútJ

Bạn cho rằng mình phù hợp với ngành học, chương trình học như thế nào?

Lúc đầu qua Mỹ mình học Thạc sĩ về Electrical Engineering, rồi đi làm một số năm và quay lại trường học PhD về Economics. Ngành này phù hợp với mình vì mình cần những công cụ kinh tế định lượng để đi sâu vào kinh tế xã hội, những kiến thức này chỉ trong trường mới dạy. Ngoài trường học thì mình có những kinh nghiệm sống, quan sát trải nghiệm xã hội Mỹ thực sự nên cũng thấy liên kết từ cái mình học tới cuộc sống ở ngoài.

Điều quan trọng là mình có có thể tự thích nghi để phù hợp với ngành học. Thú thật, học Kinh tế không đơn giản vì học toán định lượng nhiều chứ không chỉ là những ý tưởng mơ màng. Học tập đòi hỏi kỷ luật và dành rất nhiều công sức với môn học mặc dù lúc đầu chính mình cũng hơi “choáng”. Nhưng dần dần mình cũng quen. Hiện tại có thể cũng chịu đựng nhưng nghĩ tới tương lai mình thấy sự chịu đựng của hiện tại cũng tốt để mình thành người tốt hơn.

Theo bạn việc lên kế hoạch du học có quan trọng và cần thiết không, vì sao?

Mình nghĩ việc lên kế hoạch du học là rất cần thiết vì ai dậy sớm thì đi được xa. Có những thời điểm không đợi bạn như các deadline của trường, của học bổng, của điểm tiếng Anh. Nếu bạn không đặt kế hoạch thì có thể bị lỡ. Ngay cả nộp đơn cho trường, ai nộp sớm thì hồ sơ cũng được ưu ái hơn.

Khi nào nên bắt đầu lập kế hoạch du học?

Nếu tính thoải mái thì bạn nên lập kế hoạch trước khoảng hai năm vì bạn cần thời gian để hâm nóng trước khi chạy nước rút. Nếu bạn có thể bắt tốc độ luôn thì từ 1.5 tới 1 năm trước khi bạn nộp hồ sơ.

Nhưng để ý trau dồi tiếng Anh trước không bao giờ là thừa. Bạn chuẩn bị sớm nhất có thể.

Để có được bản kế hoạch du học hiệu quả và phù hợp nhất cần chú ý đến những yếu tố nào?

Mình nghĩ thường con người có sức ỳ lớn và có thể không theo được quỹ đạo. Vì vậy cần tạo áp lực để đi theo quỹ đạo. Ví dụ, để làm tốt các standardized tests, bạn cần dành ra 1 lượng thời gian nhất định để ôn luyện. Mình nghĩ trước tiên bạn nên xem luôn lịch đăng ký thi Toefl/GRE/GMAT và ước lượng bạn cần ôn bao lâu thì đăng ký luôn. Bạn sẽ có khí thể để chuẩn bị cho tốt.

Bạn có đưa ra những phương án dự phòng trong kế hoạch du học?

Khi mình apply thì mình chỉ quyết tâm đi Mỹ vì mình biết là hoàn toàn có thể. Sau khi mình apply trượt đợt một vì thiết kinh nghiệm, mình được một học bổng đi Hàn và đi Úc nhưng mình quyết định bỏ để đánh cuộc. May mắn thay mình đi được Mỹ ngay lần sau.

Cần làm gì để quản lý thông tin du học hiệu quả và khoa học?

Mình thường tạo thư mục trên máy tính thôi.

Deadlines nộp hồ sơ và deadlines cho các nguồn hỗ trợ tài chính thường vào khoảng thời gian nào?

Bạn cần tự nghiên cứu theo website của trường. Thường các trường bắt đầu nhận hồ sơ cho kỳ Fall vào khoảng đầu tháng 12. Bạn nộp được càng sớm càng tốt.Mình nghĩ áp lực và cam kết sẽ khiến bạn có động lực thực thi kế hoạch tốt. Cam kết và áp lực có thể đến từ đã trả tiền lệ phí thi, kế hoạch học nhóm bạn bè hối thúc nhau hay đi học thêm lớp tiếng Anh.

Làm thế nào bạn chọn được trường và chương trình học thích hợp (Ranking, Curriculum, Professor/Faculty, Class size, Location, Tuition fee, Living cost), nên cân nhắc những yếu tố gì? Nếu có nhiều lựa chọn nên bắt đầu từ đâu?

Về rank

Trường rank cao: nếu bạn xin vào được trường rank cao và ở trong một chương trình PhD thì bạn sẽ phải làm việc rất nhiều. Nhưng bù lại, nếu bạn sống sót được thì cơ hội việc làm của bạn ở Mỹ trong giới academia hay industry đều rất tốt.Bạn có thể ở trong một team có nhiều member và có không khí cạnh tranh lớn.

Trường rank vừa: bạn cũng vẫn phải làm việc chăm chỉ cho tương lai công việc. Nhưng cơ hội để làm cho academia không cao như trường rank cao. Bù lại xin việc ở industry cũng tốt. Ở industry có nhiều jobs nên có lẽ không thành vấn đề. Bạn có thể có thời gian để tìm hiểu về văn hóa xã hội Mỹ.

Trường rank thấp: bạn chỉ nên học Master thôi, có thể đó là bước đệm cho bạn khi mới sang Mỹ nếu họ cho bạn tiền. Đó có thể là cơ hội tốt cho bạn tìm hiểu tác phong làm việc và văn hóa xã hội Mỹ. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể học tiếp PhD ở trường rank cao nếu bạn muốn.

Về Faculty/Professor

Trường rank cao thì tất nhiên là tốt rồi. Nhưng ở trường rank vừa và thấp cũng có thể có những giáo sư rất tốt làm trùm một vùng. Bạn cần nghiên cứu về giáo sư để biết. Nếu có giáo sư như vậy thì khả năng có thể có RA.

Vùng New England là nơi tương đối đắt đỏ nhưng đi lại thuận tiện. Do đó có những cơ hội đi seminar dễ dàng. Nếu bạn ở thị trấn nhỏ thì con người thuần chất thân thiện hơn, nếu bạn gần thành phố lớn hay ở thành phố lớn thì phức tạp hơn và vật chất.

Trường ở khu Midwest thì có vẻ tẻ nhạt đơn điệu quá cho các bạn mới sang Mỹ nhưng đó là bộ mặt thật của người Mỹ không màu mè. Giá cả sinh hoạt thấp và con người tốt với nhau. Cá nhân mình sau khi sống ở một thị trấn nhỏ thân ái giữa con người với nhau trong 3 năm rồi mới sống ở gần thành phố lớn thấy hiểu nước Mỹ hơn nhiều.

Khu Northwest quá xinh đẹp.Mình không biết gì nhiều chỉ biết là thiên nhiên quá đẹp.

Mạn California nắng ấm quanh năm.Chi tiêu đắt đỏ và hơi xô bồ, hơi giống ở Việt Nam.Nếu bạn quan tâm tới business thì có vẻ cũng tốt.

Phía Nam nước Mỹ như Georgia, South Carolina… gắn với văn hóa miền Nam nước Mỹ rất thân thiện với những người Mỹ da màu. Giá cả sinh hoạt phải chăng.

Mạn Texas, New Mexico khá là nóng.

Tùy theo bạn muốn gì nhưng mình nghĩ bạn cần đặt các chỉ tiêu học tập, ranking của trường lên trên. Nếu bạn muốn khám phá thế giới sôi động thì có lẽ bạn chọn nơi thành phố. Nếu bạn có gia đình, thích tĩnh lặng và tìm nơi nuôi dạy con cái cho tốt thì có lẽ thị trấn nhỏ phù hợp vì chi phí thấp và an sinh xã hội tốt.

Có thể chọn và học ngành khác với ngành đã học ở đại học được không? Nếu chuyển ngành sẽ có lợi thế/khó khăn gì? Phải chuẩn bị những gì nếu muốn chuyển ngành?

Bạn có thể học thêm những ngành khác tùy nhu cầu của bạn nhưng đó không nhất thiết là bạn bỏ cái ngành cũ của bạn. Đó là chuyện rất bình thường ởMỹ. Ở Mỹ trừ bên kỹ thuật chuyên sâu, giáo dục đại học cho sinh viên kiến thức căn bản chung chung. Sau đó học gì thêm là tùy sở thích của sinh viên. Bằng Master như một major thứ hai thôi. Mình từng biết có ông người Mỹ có tới 3 cái bằng Master khác hẳn nhau.

Nếu học thêm ngành khác bạn cần trả lời câu hỏi bạn muốn giải quyết vấn đề gì và tại sao cần học thêm một cái mới. Sau đó bạn tìm kiếm Google, xem website của trường cho những câu hỏi của bạn

Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, các bước để viết một bài luận tốt? Có nên đọc bài luận mẫu không? Tại sao? Nếu có thì nên đọc thế nào? Nên nhờ ai xem và sửa giúp bài luận?

Mình nghĩ khi bạn bắt đầu viết một bài luận bạn nên suy nghĩ ở thể tương lai. Hãy tạm bỏ qua quá khứ của bạn. Bạn hãy đặt ra câu hỏi: giấc mơ của bạn là gì? Bạn có vấn đề gì bạn muốn dành thời gian giải quyết. Đó có thể xuất phát từ những câu chuyện riêng tư như có người nhà bị bệnh, bạn muốn học ngành y để tìm thuốc chữa. Hay có thể xuất phát từ những bất cập của báo chí Việt Nam mà bạn muốn giúp giải quyết, bạn tìm kiếm mặc dù chưa có giải pháp. Rồi từ giấc mơ đó bạn kết nối với hiện tại và quá khứ thành một câu chuyện “tìm kiếm” của bạn với nhiều tình tiết cá nhân, thử nghiệm, thành công, thất bại. Câu chuyện muốn nộp đơn xin học sẽ được đưa vào trong hành trình theo đuổi giấc mơ của bạn.

Những điều nên tránh: những lời chung chung sáo rỗng không mang tính cá nhân, những lời dài dòng.

Về việc đọc bài luận mẫu, mình nghĩ không nên đọc nhiều vì mỗi người có những câu chuyện khác nhau nhưng bố cục vẫn là bạn đang đi đâu, bạn từ đâu tới và bây giờ bạn đang ở đâu. Sau đó là những tình tiết rất thật và cá nhân của bạn. Nếu bạn đọc nhiều bài mẫu bạn khó là chính mình và khó thành độc đáo được.

Tác giả: Nhóm lửa

—————————————————————————

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987