Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chia sẻ tài liệu

Kinh nghiệm viết CV xin học bổng

Không giống như các hồ sơ nhập học thông thường, hồ sơ đăng ký xin học bổng đòi hỏi các thí sinh phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Ngoài những giấy tờ chứng từ như bảng điểm, thư giới thiệu (Reference letter), bài tự luận (Personal statement) thì một phần quan trong nhất trong hồ sơ mà các hội đồng xét tuyển quan tâm đó là CV (Curriculum Vitae – bản lý lịch học tập và làm việc).

CV là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ vì thông qua CV hội đồng xét tuyển sẽ nắm được thông tin về tất cả các hoạt động, thành tích và những khả năng nổi trội của bạn. Những thông tin này sẽ quyết định bạn có được vượt qua vòng tuyển hồ sơ hay không.

Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn có thể thể hiện hết được những hoạt động, thành tích nổi trội của bạn trong một bản CV ngắn gọn nhằm thuyết phục được hội đồng xét tuyển?
Mỗi trường đại học hay cơ sở giáo dục cung cấp học bổng sẽ có những yêu cầu khác nhau trong việc ứng tuyển. Có thể bạn sẽ được yêu cầu điền theo mẫu CV có sẵn hoặc cung cấp CV của riêng mình. Ví dụ, tại Châu Âu thông thường có một mẫu CV Châu Âu mà các ứng viên được yêu cầu sử dụng trong quá trình ứng tuyển.
Mặc dù có sự khác nhau trong cách thức nộp hồ sơ ứng tuyển nhưng để có sự chủ động bạn nên chuẩn bị cho mình trước một bộ CV. Việc này có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tạo sự chủ động ví dụ trong trường hợp bạn biết thông tin về chương trình học bổng muộn. Ngay cả khi phải điền vào CV có sẵn thì việc copy từ CV được chuẩn bị công phu từ trước sẽ giúp bạn hoàn thiện nhanh chóng và giảm thiểu sai sót trong quá trình đăng ký học hay xin học bổng.

Bạn cũng nên chuẩn bị cho mình hai loại CV, một bản đầy đủ (chỉ nên dài tối đa từ 2-3 trang A4) và một bản rút gọn (1 trang A4). Bản đầy đủ để nộp cùng hồ sơ xét tuyển còn bản rút gọn dùng trong các trường hợp bạn muốn xin thư giới thiệu của các giảng viên, giáo sư hay người quản lý. Việc gửi kèm bản CV cho người giới thiệu sẽ giúp họ hiểu hơn về các thành tích của bạn, từ đó sẽ có thể có nội dung giới thiệu phù hợp và xác thực hơn với mục tiêu và kỳ vọng của bạn.

Những điều cơ bản cần chú ý
Mỗi người có cách thức trình bày thông tin và nội dung CV khác nhau, nhìn chung các mục của CV tương đối giống nhau nhưng bạn không nên phụ thuộc quá nhiều hay copy toàn bộ CV của người khác. Bạn là người hiểu bản thân mình nhất, vì thế nên tạo một bản CV thể hiện những tố chất và khả năng của mình một cách thông minh và sáng tạo. Đây chính là điều giúp bạn nổi trội hơn trong mắt hội đồng xét duyệt.

CV nên rõ ràng, ngắn gọn và xúc tích, hơn nữa nó phải thể hiện được sự chuyên nghiệp và logic. Những lỗi nhỏ như chính tả, màu chữ, căn lề… cũng cần được kiểm tra cẩn thận.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của các giáo viên hay tư vấn trong trường về CV của mình. Tuy nhiên những lời khuyên này chỉ mang tính tham khảo, hãy cân nhắc kỹ càng xem có thực sự phù hợp với mục tiêu của bạn hay không.

Nội dung CV

Nhìn chung CV thường có những phần chính như:

Thông tin cá nhân – Personal information: giới thiệu về tên tuổi, quê quán, thông tin liên lạc… Lời khuyên của Hotcourses là chọn địa chỉ email có kèm theo tên/họ của bạn nhằm giúp nhân viên nhận hồ sơ dễ dàng tìm kiếm thông tin về bạn nếu có bất cứ sự cố hay yêu cầu nào. Hơn nữa điều này cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của người nộp đơn.

Trình độ học vấn – Education Background: giới thiệu trình độ học vấn, thời gian học, kết quả…

Kinh nghiệm làm việc – Work Experirence: giới thiệu về các công việc đã từng làm, thời gian…

Kinh nghiệm nghiên cứu – Research Experience: giới thiệu về các dự án thực tế, chương trình nghiên cứu mà bạn đã từng tham gia và kết quả… Nội dung này đặc biệt quan trọng nếu bạn xin học/học bổng các chương trình mang tính nghiên cứu.

Hoạt động ngoại khóa – extracurricular activities: giới thiệu về các hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia, thời gian. Ví dụ: các hoạt động đoàn trường, câu lạc bộ trường, tình nguyện…

Các giải thưởng, bằng khen – Awards and honours: các chứng nhận về thành tích trong học tập cũng như các hoạt động của bạn.

Các kỹ năng – Skills: Các kỹ năng mền ví dụ, ngoại ngữ, máy tính, sử dụng các phần mềm máy tính, làm việc nhóm… Nội dung này không cần quá chú trọng trong hồ sơ xin học trừ những trường hợp xin học/học bổng về những ngành nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt như làm việc nghiên cứu độc lập, làm việc nhóm, làm việc trong phòng thí nghiệm…

Người giới thiệu/xác nhận – References: Những người này thường là giảng viên hay cấp trên của bạn… Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc xin thư giới thiệu trên Hotcourses.
Những phần trong một bản CV tuy giống nhau nhưng cách bạn khai thác và xây dựng mỗi phần là lựa chọn của bạn, vì thế nên dành thời gian để tạo nên một bản CV của riêng mình trong đó lột tả được hết những thế mạnh của bạn. Bạn cũng nên viết CV một cách trung thực vì những gì bạn viết trong đó thường sẽ là những câu hỏi đặt ra cho bạn trong quá trình phỏng vấn (nếu hồ sơ của bạn được chấp nhận).

Chúc các bạn luôn thành công!

Nguồn: Scholarship Planet

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987