Điện thoại là vật dụng quá quen thuộc trong cuộc sống chúng ta đúng không nè. Nhưng mọi người đã biết cách tối ưu hóa vật dụng này để cuộc sống mình tích cực và hoạt động năng suất nhất chưa? Tham khảo list các app dưới đây với mình để học tập và làm việc hiệu quả nhất nhé. Bạn nào biết thêm các app nào hay ho thì share cho mọi người tham khảo luôn nha.
—————————————————————————-
1. To do list (Ứng dụng lên task chi tiết).
Việc lên kê hoạch chi tiết sẽ giúp bạn không bị thiếu sót hoặc quên mất nhiệm vụ cho công việc và giúp tối ưu hóa công việc của mình.
Mình sử dụng To do list để lên kế hoạch chi tiết cho các task cụ thể mình cần làm trong ngày. Như vậy mình sẽ có cái nhìn tổng quát là ngày hôm đó có bao nhiêu task. Tốn bao nhiêu thời gian và mức độ ưu tiên cho từng task. Cũng như bạn biết được các task vào ngày mai, ngày mốt, cũng như tuần sau, tháng tới. Tùy thuộc vào deadline của bạn để sắp xếp công việc và làm việc hiệu quả hơn.
Mình chia nhỏ ra các dự án và chia task khác nhau cho các dự án. Ngoài thị trường, có rất nhiều các app todolist khác. Nhưng mình đề xuất các bạn app này vì giao diện của nó đẹp, trực quan cũng như rất dễ xài .
2. Forest (Ứng dụng tăng cường độ tập trung để làm việc hiệu quả hơn).
Phần mềm Forest giúp mình nâng cao khả năng tập trung khi làm việc. Để tránh sự sao nhãng từ các việc khác góp phần tối ưu hóa công việc. Đặc biệt từ chính chiếc điện thoại của mình. Ứng dụng này đã giúp mình tập trung và hoàn thành tốt hơn khi làm bất cứ việc gì đã được plan trong app Todolist phía trên.
Cách sử dụng: ứng dụng này cho phép mình gieo các hạt giống. Và hạt giống này sẽ nở thành cây trong khoảng thời gian do mình thiết lập (tối thiểu 10 phút và tối đa 120 phút). Trong thời gian đó, mình không thể thoát khỏi ứng dụng để chạy các ứng dụng khác – như lướt facebook hoặc instagram. Nếu không cây sẽ chết và không thể tiếp tục phát triển.
Mình có thể để xem thành quả là rừng cây mà mình đã gieo trồng được. Cũng chính là thời gian mà mình đã tập trung vào công việc mà không bị sao nhãng bởi smartphone. Tại đây mình có thể xem được mình đã trồng được bao nhiêu cây trong ngày cũng như đã làm chết bao nhiêu cây. Điều này cho mình thấy rằng mình có thực sự tập trung vào công việc hay chưa. Hay vẫn thường xuyên sử dụng smartphone trong thời gian làm việc.
3. Strava (Ứng dụng tracking chạy bộ).
Sức khỏe là tài sản vô giá nhất của mỗi người trong cuộc sống. Do đó việc build 1 thói quen tập thể dục thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Trước đây mình cũng có đã có thói quen tập gym, gần đây mình bổ sung thêm việc chạy bộ – Mình copy thói quen của các nhân vật thành công vì nghe nói họ cũng hay chạy bộ lắm – vào quá trình tập luyện của mình. Trước đó mình vô cùng ghét và cũng không thể chạy quá 2km/lần – mặc dù mình có thể hít đất 50 lần liên tiếp. Ứng dụng Strava và HabitBull phía trên là 2 ứng dụng đã giúp mình build được thói quen chạy bộ. Và kết quả bất ngờ hơn cả mong đợi. Nhờ nó mình giảm được 7kg trong năm 2019 vừa qua-điều mà gym mình chưa làm được.
Strava sẽ ghi nhận lại quãng đường, tốc độ khi bạn chạy. Nó còn ghi nhận lại biểu đồ luyện tập, quá trình tiến bộ của bạn sau nhiều tháng sẽ có thay đổi như thế nào (bạn chạy nhanh hơn, bền hơn..). Strava cũng có các thử thách, cột mốc thành tích hàng tuần để giúp bạn có động lực chạy hơn.
Note
Các nhân mình đề xuất bạn cũng nên kiếm cho mình những người bạn có cùng sở thích chạy. Hoặc CLB chạy bộ để bạn càng có thêm niềm vui lẫn động lực để theo đuổi bộ môn chạy bộ này.
4 – 5. Google Calendar – Gmail (Ứng dụng lên kế hoạch, thời gian).
Lost time is never found again. – Benjamin Franklin.
Đây là 2 phần mềm khá quen thuộc đến từ Google mình sử dụng để lên kế hoạch tổng quát và kiểm soát thời gian của mình. Mình áp dụng phương Block Calendar. Và ghi chép toàn bộ lại hoạt động trong ngày của mình lên Calendar. Điều này mang lại lợi ích là bạn có thể quan sát và review lại trong tuấn trước hoặc tháng trước bạn đã dành thời gian vào những việc gì? Việc đó có ích hay vô ích? Việc đó đã tốn bao nhiêu?
Ví dụ cách sử dụng của mình: vào tối CN, mình thường plan cho cả tuần của mình trên phần mềm NOTION. Sau đó dựa theo các thói quen trong app HABITBULL của mình để sắp xếp các việc block thời gian. Và sắp xếp công việc này lên bảng Google Calendar. Cụ thể hơn như thói quen đọc sách mình muốn duy trì hằng ngày thì mình sẽ fit lên giờ cụ thể cho từng ngày trong tuần. Hoặc là thói quen chạy bộ 3 ngày/tuần, mình cũng sẽ fit lên ngày cụ thể như Mon-Wed-Fri. Hầu như mình sẽ sắp xếp lên toàn bộ Calendar như vậy mình sẽ có cái nhìn bao quát. Để biết được là ngày nào mình sẽ free, có thể dành cho các hoạt động khác. Và mình plan cho từng tuần vì nó giúp cho mình có được sự linh hoạt mà vẫn giữ kỹ luật của HABITBULL.
6. Flipboard (Ứng dụng xem tin tức tiếng Anh).
Đây là phần mềm mình được giới thiệu từ một anh thầy dạy tiếng Anh. Thay tốn thời gian để đọc các thông tin từ kênh lá cải như Zing, Kenh14. Mình sử dụng Flipboard này để đọc các tin tức tiếng Anh vừa tăng thời gian tiếp xúc với văn phong tiếng Anh. Cải thiện kỹ năng đọc, viết vừa nắm bắt các vấn đề xã hội đang xảy ra hiện nay. Flipboard bao gồm rất nhiều chủ đề mà mình hoặc các bạn có thể quan tâm như: News, Business, Technology, Sports, Travel, Politics, Sciences, Politics…….
Cách sử dụng: Vì mỗi ngày bài viết của Flipboard đối với một người có trình độ tiếng Anh vừa thì mất khoảng 5p nếu không cần tra từ điển. Mình sử dụng app này khoảng 15p buổi sáng, 15p buổi chiều khi trên xe bus của công ty. Trong cùng lúc đó mình sẽ nghe podcast từ Spotify.
Sau một thời gian sử dụng, thì thật sự khả năng đọc và vốn từ vựng của mình tăng lên rất nhiều. Điều này giúp cho các bạn muốn thi IELTS như mình có cơ hội rèn luyện khả năng Reading tốt hơn nữa.
7. Spotify (Ứng dụng nghe nhạc, podcast…)
Spotify là phần mềm âm nhạc kỹ thuật số cũng như các app nghe nhạc zingmp3, nhaccuatui… Vậy điều gì khác biệt mà mình lại khuyến khích các bạn nên sử dụng. Vì dưới trải nghiệm của mình, đầu tư 59k/tháng cho Spotify là một trong những đầu tư xứng đáng. Xứng hơn cả giá trị của nó.
Cách sử dụng: Mình tự tạo nhiều playlist từ kho cả triệu bài hát dữ liệu của Spotify. Ví dụ có thể kể đến như mình tạo playlist nhạc Lofi để nghe khi đọc sách và học tập. Nhạc để thiền, nhạc để dành cho tập thể dục… Và đặc biệt ở đây chính mình còn có một kho các kênh Podcast để mình nghe trong các khoảng thời gian chết. Vừa multi-task để nâng cao kiến thức, ngoại ngữ, vừa tối ưu hóa thời gian. (Ví dụ khi di chuyển bằng xe bus-xe máy, làm việc nhà, chạy bộ…).
8. Youtube (Ứng dụng giải trí và học tập điều mới). Sử dụng Youtube thế nào để làm việc hiệu quả?
Vì sao mình đưa Youtube vào các app phát triển bản thân??? Mình đã từng thấy bài viết của một số bạn trên đây có nói chọn lọc trong việc giải trí. Không những giúp bạn giải tỏa stress còn có thể nâng cao kiến thức cho bạn. Mình hoàn toàn đồng ý và ủng hộ ý tưởng đó. Thú thật với mọi người, trong thời còn học sinh viên, mặc dù có nhận thức về việc quản lý thời gian. Nhưng đôi khi mình cũng mắc sai lầm và từng đốt rất rất nhiều thời gian để xem các chương trình giải trí không mang lại giá trị nhừ hài hoặc gameshow. Lúc đó vì ghiền nên mình quên mất khái niệm thời gian và khi nhìn lại thời gian thì thấy đã trôi qua rất xa rồi. Lúc đó mình càng cảm thấy nuối tiếc và đôi khi stress hơn nữa.
Từ sự kiện đó, mindset mình về youtube mình hoàn toàn thay đổi. Mình đã unsubscribe toàn bộ các kênh giải trí. Không xem hài hay gameshow (đỡ tốn thời gian vô ích). Unsubscibe hầu hết các kênh nói tiếng Việt và mình chuyển sang channel nước ngoài. Vừa xem Youtube vừa luyện ngoại ngữ và học thêm các khía cạnh mới.
Cách sử dụng cá nhân
Tiêu chí kênh khi đó của mình vừa xem vừa học. Vì mình học engineering, nên mình chỉ follow các kênh có khía cạnh mới so với mình. Ví dụ như tài chính, kinh tế, đầu tư, kinh doanh, phát triển bản thân, workout, dinh dưỡng từ các YouTube nước ngoài, chỉ vài kênh người Việt.
Cá nhân mình highly recommend các bạn nên ngay lập tức subscribe các channel siêu hay về self-development (5sao): Ali Abdaal, Matt D’Avella, Thomas Frank, Mitch Manly, Lavendaire, Better Ideas….. Các kênh khác mọi người có thể xem trong database phía dưới
Dưới đây là database toàn bộ các kênh mình đang follow. Có phân chia theo category lẫn link cụ thể dành cho mọi người tham khảo nghen:
https://bit.ly/myyoutube-tyler
9. Lumosity (Game giải trí và tăng trí tuệ).
Đây là game duy nhất trên điện thoại của mình. Mình đã hoàn toàn bỏ game từ cuối năm lớp 11 cho tới hiện tại. Game trên máy tính lẫn game trên điện thoại. Cá nhân mình nghĩ nếu có tốn thời gian chơi game thì ít nhất nó cũng phải mang một giá trị gì đó cho mình.
Vì thế mình lựa chọn Lumosity – app bao gồm các trò chơi tuyên bố cải thiện trí nhớ, sự chú ý, tính linh hoạt, tốc độ xử lý và giải quyết vấn đề. Ít nhất một mũi tên trúng được 2 con nhạn. Vừa giải trí xả stress vừa luyện thêm 1 skill gì đó. Các trò chơi ở đây kiểu như là để hack não. Để nâng cấp level của não bộ cũng như các giác quan khác như mắt và tay. Các bạn down về chơi thử, vì mình không mua gói premium (hơi mắc so với mình). Nên một ngày mình chỉ chơi được vài game để giải trí và hơn thế nữa đó là không sợ nghiện.
Source: Thiện Nguyễn & CafeBiz