Buồn một nỗi phần lớn học sinh – sinh viên chúng ta lúc học speaking IELTS chẳng mấy được thực hành NÓI mà chỉ xem clip, lên ý tưởng rồi luyện đề trên giấy (chán ngắt!). Nguy ngại vô cùng khi kĩ năng Speaking không chỉ đòi hỏi tốc độ suy nghĩ của não phải thật nhanh mà còn phải phản xạ, nói nhiều, nói hay mới được. Nếu muốn có khả năng nói tiếng Anh thật thuyết phục trong phòng thi và đạt điểm số mơ ước, các bạn hãy chú ý đến 4 yếu tố sau:
1. PHONG THÁI 8.0
Nhiều bạn có thể không biết, thì phần thi Speaking bắt đầu TRƯỚC cả câu hỏi đầu tiên. Giám khảo rõ ràng không phải cái máy chấm thi, họ cũng là con người, nên ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Chỉ một vài câu chào hỏi dạo đầu, examiner cũng có thể dự đoán một quãng điểm nào đó cho bạn rồi. Kinh nghiệm mình được thầy Daniel – một IELTS Speaking examiner của IDP chia sẻ trực tiếp. Thầy Daniel còn đưa ra một số “quy tắc” đơn giản giúp bạn gây ấn tượng tốt với giám khảo trong 10’ đầu tiên:
SMART LOOK: Đừng mặc đồ quá suồng sã, cũng không cần quá trang trọng. Bạn nên chọn trang phục giúp mình có smart look như Jeans, Shirt đơn giản. Đi sandal hoặc giày để trông thật gọn gàng và nghiêm chỉnh.
CHÀO HỎI THẬT TỰ NHIÊN: Giám khảo có thể ra mở cửa mời bạn vào và thường là người mở lời đầu tiên. Nếu bạn bối rối quá (vì giám khảo trông đáng sợ quá chẳng hạn) thì cách chào hỏi đơn giản nhất đó là bắt chước phần chào của giám khảo luôn.
VÍ DỤ: Giám khảo nói: “Good morning. How are you?” -> Bạn nên nói: “Good morning. I am good. And you?” ( Chỉ cần dừng ở đó, không cần hỏi thêm/ trao đổi thêm gì)
AVOID BAD SMELL: Chuyện này là hoàn toàn có thật. Có những bạn đi thi nói mà hơi thở không được dễ chịu cho lắm thì chắc chắn giám khảo mất thiện cảm vô cùng. Nếu có thể, bạn nên nhai kẹo trước khi vào phòng thi, hơi thở thơm tho dễ chịu thì sẽ giúp bạn tự tin hơn, giám khảo dễ chịu hơn.
2. TỪ VỰNG 8.0
Có nhiều học viên mới của mình kêu với mình là các bạn ấy học từ mới hoài, đọc sách này sách kia mà khi nói lại không sử dụng vào được mấy. Trong khi đó, cứ từ từ nghĩ thì lại ra được rất nhiều từ dài, từ khó band cao ngất ngây.
Chắc chắn có nhiều bạn cũng có tình trạng giống hệt như vậy. Vấn đề đơn giản là bởi các bạn đã quá tập trung vào học TỪ MỚI, trong khi đó bài thi speaking đòi hỏi phản xạ rất nhanh nên các từ mới nạp vào đầu, mới gặp khoảng 1-2 lần thì làm sao đã đi vào vùng phản xạ của não được.
Do đó theo kinh nghiệm tích lũy thời trai trẻ 8.0 speaking của mình thì mỗi bạn nên tự tạo 1 list khoảng 50-60 cụm từ band cao, dễ nhớ, dễ nói, dùng được cho nhiều topic khác nhau. Từ band cao thường dài, đôi khi khó phát âm nên hãy nói đi nói lại để không bao giờ bị xoắn lưỡi. Cứ luyện đi, luyện lại một list như thế này thì mới đảm bảo nó chui được vào vùng phản xạ, vào phòng thi sẽ nói được để ghi điểm cao.
Nhân đây, mình có một list khoảng 30 cụm band 7.0+ dùng cho Speaking part 1 và một list cụm cơ bản theo chủ đề IELTS Speaking tặng cho các bạn. Mỗi chủ đề gồm 25+ cụm nhưng bạn hãy lọc khoảng 5-10 cụm ưa thích học và dùng luôn thôi. HỌC ÍT DÙNG ĐƯỢC NHIỀU, hơn là HỌC NHIỀU DÙNG ĐƯỢC ÍT.
3. PHÁT ÂM 8.0
Nhiều học sinh của mình dù tập luyện phát âm rất là chăm chỉ, luyện nói từng âm thì ổn lắm nhưng khi nói vào bài lại quên hết, không thể nói lại nổi. Theo kinh nghiệm tích luỹ được từ hồi còn bập bẹ đến giờ, mình khuyên các bạn nên đi theo 3 bước đơn giản dưới đây để không bị PHÁT ÂM đeo bám hành hạ dai dẳng nữa:
BƯỚC 1: LỌC ÂM. Không cần thiết phải tập hết tất cả 44 âm, âm nào cũng tập rồi thành ra không luyện được âm nào kỹ lưỡng cả, vừa thấy nói được hơi hơi đúng rồi là thôi bỏ đấy đi luôn. Các bạn nên lọc ra các âm khó nhất để tập cho nhuần nhuyễn, thành thạo (first thing first). Khi đã phát âm chuẩn được các âm này rồi, thì tự khắc các bạn sẽ nói đúng được những âm khác ngay.
BƯỚC 2: GHÉP TỪ. Để phát âm được lên các band cao hoặc nói trôi chảy thật pro như người bản xứ luôn thì cần phải “dẻo miệng” có nghĩa khả năng “khua môi”, “đá lưỡi” phải thật điêu luyện. Cách đơn giản là nhai đi nhai lại những từ nhiều âm tiết, nhiều âm khó à đảm bảo từng cơ trong miệng sẽ quen ngay với các động tác, phối hợp nhuần nhuyễn không sợ xoắn hết vào nhau khi nói nữa.
BƯỚC 3: GHÉP CÂU. Mỗi ngày dành ra khoảng 20′ – 30’ nhại theo các đoạn audio, video tiếng Anh chuẩn. Như vậy nghĩa là các bạn đã vừa học phát âm, vừa học từ vựng, vừa lên kỹ năng nghe, vừa học nói thoại, lại nhập vai luôn thể. Biết đâu có năng khiếu sau này lại thành diễn viên (lồng tiếng) cũng nên!
Link 3: Nhại giọng thần tượng của mình Daniel Radcliffe – Harry Potter trên Youtube:
https://goo.gl/fh1rhb
Fluency cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giám khảo dựa vào đó đánh giá bài thi nói của các bạn. Vậy nên, mình có một lới khuyên là khi vào phòng thi, mặc dù có thể hãi lắm nhưng hãy cố giữ tâm lí thật thoải mái. Cứ coi giám khảo như bạn hay bro của mình, trả lời tự nhiên theo kiểu thực sự trò chuyện chứ không phải học thuộc lòng rồi đến đọc cho người ta nghe.
Ngoài ra khi luyện tập ở nhà, các bạn hãy tập phản xạ “vô cấp”. Tự soạn ra cho mình một bộ câu hỏi, rồi tự bốc thăm và bốc trúng đề nào là nói luôn và ngay không chuẩn bị. Mỗi đề các bạn cố gắng nói dài hết sức có thể, ít nhất là tầm 3 phút. Luyện tập như vậy thì dù vào phòng thi có hơi căng thẳng, các bạn vẫn có thể nói được và hoàn thành phần thi của mình một cách tốt nhất.
Mỗi khi luyện tập Speaking, hãy nhớ đến những yếu tố quan trọng này để khi vào phòng thi có thể áp dụng được một cách thuần thục và đạt số điểm cao nhất có thể