Xin thư giới thiệu, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng kéo theo đó là rất rất rất nhiều vấn đề. Vì vậy, một cẩm nang cho việc sửa soạn thư giới thiệu là tối cần thiết!
I. AI CÓ THỂ CHO LOR?
Về cơ bản, thư giới thiệu có 2 loại:
– Academic (từ thầy cô và những người liên quan đến chuyên ngành nghiên cứu).
– Work (từ sếp, đồng nghiệp, dự án, project).
Q: Người cho LoR có nhất thiết phải có chức danh Giáo sư không, hay ít nhất cũng phải là tiến sĩ?
A: KHÔNG. LoR yếu hay mạnh nằm ở nội dung của LoR. Tuy nhiên, người có danh tiếng càng cao thì thư càng có giá trị.
Dù tự viết hay người ta viết cho bạn, hãy xin từ người mà gần gũi với bạn nhất, có nhiều liên quan đến bạn nhất.
Ví dụ: bạn xin thư từ một trưởng khoa, người này không biết bạn là ai. Người đó có thể tự tạo ra những câu nhận xét rất chung chung và không có tính thuyết phục: nổi trội trong các hoạt động, chăm chỉ giơ tay phát biểu,…
Ngược lại, nếu bạn xin của thầy hướng dẫn bạn luận văn, sẽ có vô vàn điều để nói: đối phó với stress, cách giải quyết vấn đề, ham học hỏi, kỹ năng viết lách, nghiên cứu, các đặc điểm các nhân. Và rõ ràng, bức thư giới thiệu này sẽ có sức thuyết phục hơn.
II. CẦN PHẢI CHUẨN BỊ BAO NHIÊU THƯ GIỚI THIỆU?
Mỗi trường sẽ có yêu cầu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là từ 1 – 3 thư.
Q: Mình tự viết hay người ta sẽ viết cho mình?
A: Tùy thuộc người cho LoR. Thông thường nếu là thầy cô/sếp người Việt thì sẽ yêu cầu mình tự viết rồi họ sửa. Nếu là thầy cô/sếp người nước ngoài thì thường sẽ tự viết cho mình. Có khi còn không cho mình xem nội dung.
Q: Người cho LoR tự viết rồi bỏ vô phong bì dán kín (ký niêm phong) nhưng mình muốn biết nội dung thì làm thế nào
A: Bịa ra thêm 1 trường nào đó, nói rằng sẽ nộp hồ sơ nhưng thực tế là không –> xé phong bì đựng LoR của trường đó ra xem.
Q: Nếu người cho LoR tự viết thì mình có khả năng can thiệp vào nội dung không?
A: Có. Can thiệp ở đây không có nghĩa là sửa, thay đổi mà là hướng người viết vào 1 số điểm. Ví dụ, lưu ý người viết nêu rõ quan hệ của họ với mình (số năm quen biết, dự án làm chung, hướng dẫn…), đề cập đến các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng viết … của bạn.
Q: Nếu phải tự viết tẩt cả LoR thì làm thế nào để đỡ bị giống nhau?
A: Nói gì thì nói giọng văn của bản thân rất khó thay đổi, kể cả khi cố tình thì hiệu quả cũng không cao lắm. Thế nên tốt nhất là viết ý tiếng Việt và nhờ bạn bè thân thiết dịch + diễn giải sang Tiếng Anh (khi làm vậy người dịch sẽ tự dùng giọng văn của họ để viết).
Q: Độ dài của LoR?
A: Có 1 số trường sẽ cung cấp form và các bạn chỉ việc điền đúng là được. Còn nếu trường không có form, thông thường là 1 trang A4 là đủ, không nên viết quá dài.
Q: Lưu ý gì về nội dung?
A: Khen là phải có dẫn chứng. Nội dung cần thống nhất và logic với phần còn lại của hồ sơ.
III. TRÌNH BÀY
Q: Có cần sử dụng giấy có letter head để viết LoR không?
A: Nên. Vì nó tăng tính tin cậy và thẩm mỹ của LoR.
Q: Nếu không có letter head thì phải làm thế nào?
A: Bạn có thể tự thiết kế.
Q: Nên sử dụng một LoR duy nhất cho mọi chương trình hay mỗi nơi có sẽ có một LoR riêng?
A: Nên viết thư giới thiệu cho từng chương trình, và hãy hướng nối dụng của thư theo mục đích và yêu cầu của chương trình đó.
IV. XIN CHỮ KÝ CHO LoR
Q: Cần chữ ký tươi hay chữ ký điện tử?
A: Nếu nộp hồ sơ qua bưu điện thì sẽ cần chữ ký tươi, bỏ phong bì và ký niêm phong. Nếu làm hồ sơ online thì không cần.
Tác giả: Ngan Tran