Cv xin học bổng cũng năm bảy loại, loại dành cho bậc Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Postdoc. Rồi trong đó lại còn cho khóa thực hành, khóa nghiên cứu. Dù viết loại nào đi nữa thì bạn Ryan đã tìm ra được 3 lỗi to đùng mà Schofans hay gặp phải khi viết CV. Đọc ngay và share cho bạn bè mình nha
==============================
TIPS FOR WRITING A SCIENTIFIC CV
==============================
Tôi có xem qua CV của một số bạn chuẩn bị apply học bổng/việc làm và thấy là có một số chỗ cần cải thiện. Bài báo dưới đây (đăng trên tạp chí Science) chia sẻ một số tips hay khi viết CV (http://www.sciencemag.org/careers/2006/10/tips-successful-cv), hy vọng có thể giúp các bạn nâng cấp CV của mình lên một tầm cao mới Dưới đây tôi tóm tắt một số điểm hay gặp, những lời khuyên rút ra từ bài báo trên, cùng với một vài ý kiến cá nhân.
——————————————————————
1) SỬ DỤNG ĐỊNH DẠNG RỐI RẮM, PHỨC TẠP
——————————————————————
Mẫu CV các bạn hay dùng là mẫu Europass hoặc mẫu poster (đính kèm). Thực sự trong lĩnh vực khoa học (hoặc ít nhất trong lĩnh vực khoa học sự sống), những mẫu CV này khá rối rắm, làm các bạn mất nhiều thời gian để định dạng, trang trí…. trong khi đó những nội dung chính lại khá chìm.
Yêu cầu cơ bản là CV rõ ràng. Lời khuyên là dùng nền trắng, chữ đen, tiêu đề in đậm chữ to, in nghiêng hoặc gạch dưới. Tránh sử dụng nhiều màu sắc, tránh sử dụng tab hoặc bảng biểu dễ làm lệch dòng và mất nhiều thời gian để định dạng. Một CV tốt không phải dựa trên hình thức đẹp mà là nội dung bên trong.
——————————————————————
2) THIẾU THÔNG TIN QUAN TRỌNG NHƯNG LẠI THỪA THÔNG TIN KHÔNG CẦN THIẾT
——————————————————————
Lỗi này cũng rất hay gặp đối với những bạn vừa tốt nghiệp cử nhân vì tâm lý chung của các bạn là CV ngắn không ấn tượng tnên các bạn thường đưa vào rất nhiều chi tiết để CV trông dài hơn và “pro” hơn. Thực tế không phải vậy.
Trước hết các bạn cần hiểu rằng giáo sư hoặc nhà tuyển dụng nói chung chỉ có một, nhưng mỗi ngày họ phải đọc hàng chục, thậm chí hàng trăm CV. Những CV dài dòng nhiều khi lại là đối tượng bị bỏ ra trước tiên vì họ không có kiên nhẫn đọc. Do đó hãy chắt lọc những thông tin đắt giá và sắp xếp hợp lý (xem mục 3).
Những thông tin quan trọng là: thông tin liên lạc (email, điện thoại), quá trình học và làm việc, thành tích nghiên cứu khoa học, membership của các tổ chức khoa học lớn, các giải thưởng và bằng khen, các kỹ năng chuyên môn, các khóa học và huấn luyện chuyên môn, những người có khả năng tiến cử/giới thiệu.
Những thông tin không cần thiết là: hình của bạn (điều này đặc biệt quan trọng khi có nhiều giáo sư/nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá và ấn tượng không tốt từ hình của bạn), số chứng minh, tình trạng hôn nhân, sở thích cá nhân.
Ngoài ra, để CV không bị dài dòng, rối rắm, các bạn nên sử dụng cụm từ, bullet point để trình bày thay vì viết nguyên câu/đoạn văn.
——————————————————–
3) SẮP XẾP THÔNG TIN CHƯA HỢP LÝ
——————————————————–
Như đã nói, nhà tuyển dụng phải đọc rất nhiều CV nên có khi họ chỉ đọc lướt để tìm những thông tin quan trọng ở 1, 2 trang đầu tiên. Vì vậy, có khi bạn sẽ mất cơ hội được chọn chỉ vì để những thông tin đó ở tận phía sau.
Một tip rất hữu ích để biết những thông tin nào quan trọng đó là đọc kỹ phần yêu cầu công việc trong thông tin tuyển dụng. Qua đó mình sẽ biết nhà tuyển dụng đòi hỏi gì ở ứng viên và mình sẽ đưa những thông tin đó lên đầu. Một CV thông thường sẽ bắt đầu bằng quá trình học tập, tiếp theo là quá trình làm việc, kỹ năng chuyên môn, danh sách bài báo/sách, danh sách giải thưởng và bằng khen.
Thứ tự liệt kê trong mỗi phần nêu trên là từ cái gần nhất đến cái xa nhất. Nói cách khác, bằng cấp cao nhất và công việc hiện tại (hoặc công việc gần nhất) của bạn phải được liệt kê đầu tiên. Tương tự như vậy khi liệt kê danh sách bài báo giải thưởng. Trong danh sách các kỹ năng chuyên môn, bạn sẽ dựa vào những yêu cầu trong thông tin tuyển dụng mà liệt kê.
Nguồn: Ryan Tạ
#scholarshipforVietnamesestudents #HannahEd #sanhocbong #duhoc