Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm giành học bổng

[Apply experience] Trên chặng đua vào ĐH Mỹ…

Giờ chắc đã qua deadline các rounds cho international applicants trên chặng đua vào các trường ĐH Mỹ. Mình nghĩ nên chia sẻ một chút kinh nghiệm của bản thân cho các bạn apply những mùa năm sau. Note hơi dài – dài như cái dải đường từ lấy đà đến bắt đầu chạy của chính nó vậy. Hi vọng mỗi bạn đều tìm thấy cho mình một vài thông tin bổ ích.
Cá nhân mình đã được nhận vào 3 trường với học bổng full ride cho chương trình MBA, và quyết định đi The Ohio State University – Fisher College of Business mùa fall năm nay. Trường ở location thuận lợi, employment rate cao, classmates toàn siêu nhân, chương trình học thừa sức cho mình vần (hoặc vần mình) cho tới tốt nghiệp… Thôi dừng ở đây, không thể sa đà thêm : )) Mình bắt đầu vào nội dung chính nhé!

1. Nên bắt đầu từ khi nào?

Câu trả lời luôn luôn là – Càng sớm càng tốt! Mình có ý thích đi du học – chỉ là ý thích thôi nhé – từ khi còn ngồi trên giảng đường FTU. Và cái ý thích ấy giúp đỡ mình rất nhiều khi làm hồ sơ vừa rồi: điểm GPA ổn để apply (3.60), có vài hoạt động ngoại khóa ngu si tý nhưng đa dạng (kinh doanh online, giải thưởng cuộc thi liên trường ĐH…). Nếu các bạn bắt đầu càng sớm, càng có thêm thời gian để build up profile của mình, đương nhiên sẽ có chance cao hơn để vào dream schools . Còn những bạn chưa có ý định đi du học cho tới cách đây vài tháng thì sao? Okay, giờ là thời điểm vừa phải (trễ một chút sẽ là hơi muộn nhé) để bắt đầu việc apply cho fall năm sau. Thêm nữa là:
  • Nên apply MBA khi đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm: bươn trải với cuộc sống kiếm cơm sẽ giúp các bạn trưởng thành hơn, và biết mình muốn theo đuổi nghề gì
  • Timeline trung bình: 3 tháng Gmat, 1 tháng IELTS, 2 tháng essays – bum! Nộp hồ sơ Round 1 thường mở vào tháng 9,10 mỗi năm

2. Cần chuẩn bị những gì?

2.1 Trước khi lấy đà

  • Tài liệu
Cuốn sách gối đầu giường của mọi MBA applicants là How to get into top MBA programs – Richard Montauk. Mình đọc gần như hết quyển, trừ chương dealing with rejections, choosing schools, và có cái nhìn rất clear về toàn chặng đường mình phải đi. Tuy nhiên, phần essays của các bạn đc admits vào M7 mình recommend với những bạn không apply vào những trường này thì chỉ nên đọc lấy basic idea về essays thôi, văn phong của họ không phải là cái mình áp dụng được cho đề essays của trường bạn định app. Bản draft đầu tiên của mình đú theo kiểu viết đó và bị gạch cho đỏ tóe loe vì những lỗi cơ bản như viết chung chung, chuyển đoạn rời rạc.
  • Events
Nên đi một số events MBA để kết nối với các tiền bối. Why? Người đi trước, đặc biệt là những alumi của trường bạn muốn học sẽ là người đưa cho bạn cái nhìn chân thật nhất về trường và cuộc sống ở đó. Thực sự, nếu không có các tiền bối giúp đỡ chắc mình sẽ không có ngày hôm nay Một số events mình recommend:
– MBA conference của VietMBA (event sắp tới tổ chức vào 21 Apr, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!)
– Các MBA events của USGuide
Ngoài ra, còn một số MBA events khác mà representatives của trường về làm speakers, nếu join các bạn sẽ được fee waiver cho application của mình (tiết kiệm được vài M lận đó ). Mình không join mấy event này vì quỹ thời gian của mình cũng khá eo hẹp.

2.2 Lấy đà

Đây là bước mà bạn phải từng phút giây build up your profile. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng, vì trong suốt quá trình apply bạn không biết cái đứa giành ghế với mình là đứa nào, siêu nhơn cỡ ra sao, background có gì đặc biệt không… Chuẩn bị càng tốt, admission chance càng cao. Những thứ cần có: GMAT/GRE, IELTS/TOEFL, working experience, GPA
  • GMAT/GRE
Mình ôn GMAT đầu tiên, và vì thế tiết kiệm được rất nhiều time ôn IELTS. Sau khi thi xong GMAT mình chỉ áp template của IELTS và thế là đi thi. : )) (mình cũng không giỏi tiếng anh đâu nên các bạn có thể tự tin theo pattern của mình bỏ ôn IETLS mà đi thi)
GMAT nói khó không phải khó, nói dễ không phải dễ. Quan trọng là, thứ nhất, các bạn phải ôn với thái độ nghiêm túc và đừng bao giờ nghĩ depends on luck, đặc biệt nếu thông minh có hạn như mình = )) Mình nhởn nhơ với điểm GMAT prep của mình oke và nghĩ miracle would happen in the exam room và kết quả điểm thấp tè le phải thi lại. Thứ hai, không nương tay với bản thân mình khi mắc lỗi. Làm 2 đề mà biết mình hay sai kiểu gì, sai ở đâu thì vẫn hơn các bạn quất hết cả 6 đề xong không biết lỗi nào mắc lần đầu lỗi nào mắc lần thứ 2,3… Thứ ba, GMAT cần độ bền của não nên nếu bạn nữ nào hệ tuần hoàn hay hô hấp yếu yếu thì phải chú ý luyện như ngồi thi thật nhiều lần và nghe ngóng xem cơ thể mình thế nào. Mình sẽ không đi thêm chi tiết ở đây, vì nếu đi nó sẽ không phải đơn thuần là 1 phần trong 1 bài note : )) Dưới đây là các nguồn để tìm hiểu và ôn cho GMAT:
– GMAT prep: software của GMAC (GMAT maker), down miễn phí trên mba.com. Các bạn nên down luôn và ngồi nghịch thử từ bây giờ
– Books: Sentence correction – Manhattan, Critical Reasoning – PowerScore, Reading Comprehension – Rhyme’s post trên GMAT Club & passages từ GMAT prep, Quant -Math book của GMAT Club, AWA & Integration Reasoning – GMAT prep. Đây là những nguồn mình đọc và thấy chất lượng nhất
– Forums: GMAT Club – the all time forum, lên đây bạn sẽ tìm được rất nhiều chiến hữu cùng cảnh ngộ (méo biết điểm sắp tới được bao nhiêu và cũng mông cmn lung éo biết có được trường nào nhặt không = ))) )
– Classes: mình k đi học lớp ôn nào vì quá lười = )) nhưng liền trước khi mình đặt bước chân đầu tiên vào con đường apply thì học lớp Thiểu Năng của thầy Vu Ho (Fanpage: Mr Vu’s English Classes) Thực tế ra thì rất nhiều bạn cũng như vậy, học lớp thầy Vũ xong thì đi du học
Về GRE, bạn hãy check trên web trường trước khi quyết định thi xem trường có nhận điểm GRE không. Nếu Quant của bạn performance không tốt lắm có thể GRE sẽ giúp bạn. Ngoài thông tin này ra thì mình không có thêm gì khác để share do không thi GRE.
Mình đã gói gọn các tài liệu mentioned ở trên vào folder cho các bạn nào cần:
  • IELTS/TOEFL
Tới giờ các trường ĐH Mỹ hầu hết đều chấp nhận IELTS nhưng để chắc chắn thì bạn hãy lên website của trường tìm hiểu, tránh trường hợp thi IELTS xong rồi mà trường lại đòi TOEFL, tốn cơm gạo lắm : )) Lưu ý IELTS chỉ cần 7.0 trở lên là có thể nộp các MBA programs ở Mỹ rồi.
Mình chọn thi IELTS. Như đã nói ở trên thì kinh nghiệm ôn thi IELTS của mình gần như là zero nên cũng chả biết share gì À mình áp template theo bộ đề kinh điển của Cambridge nhé
  • Working experience
Không có một rule chung nào để quy định work experience phải như thế nào. Bạn thích nghề đấy thì bạn cứ làm thôi. Nhưng chung quy thì có một số points như thế này:
– Nên có kinh nghiệm overseas: nếu bạn có cơ hội làm dự án nước ngoài, hoặc chuyển sang branch bên nước ngoài làm việc – hãy chớp thời cơ! Why? Class ở trường cũng là một tập hợp international nên nếu bạn đã làm việc được với một team international có thể bạn sẽ làm tốt ở trường – đó là những gì adcom nghĩ
– Cố gắng take higher reponsibilities: dự án to hơn, khách khó nhằn hơn, role bự hơn (promotion) … Cho adcom thấy bạn đang đi lên theo chiều hướng tích cực và những đóng góp của bạn cho tổ chức lớn dần theo thời gian – bạn hoàn toàn xứng đáng được trường đầu tư số tiền xx tỷ = ))
Say yes với những gì sếp định sắp bạn làm mà bạn nghĩ bạn có thể làm được nhưng lại sợ, bạn sẽ được nhiều hơn là mất đấy Ngoài ra, luôn tìm kiếm bigger challenges. The bigger the challenge, the bigger the opportunity.
  • Extra-curriculum activities
Một câu hỏi các bạn hay đặt ra là có phải nhiều kinh nghiệm extra-curriculum thì hồ sơ sẽ đẹp hơn? Đúng, nhưng chỉ đúng với những jobs cho tổ chức quốc tế như UN, Red Cross… hoặc các tổ chức ở bên Mỹ. Còn bạn làm cho một cơ quan phi lợi nhuận to đùng ở Việt Nam thì hồ sơ cũng chả thay đổi mấy nếu bạn add dòng này vào. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là bạn không cần làm và không nên ghi extra-curriculum vào resume. Bạn làm nó hãy vì sở thích và đam mê, rồi ghi vào resume nếu bạn tạo được trái ngọt cho cộng đồng mà đa số những thằng khác cùng team bạn méo làm được
  • GPA
Nếu đã tốt nghiệp, thì hãy bỏ qua khoản này đi. Nếu bạn có số điểm GPA không được ưu ái cho lắm thì hãy tập trung vào các mục ở phía trên (trừ IELTS/TOEFL, điểm này lên cao hơn điểm sàn vài points cũng chẳng làm hồ sơ bạn mạnh lên).
Còn nếu bạn vẫn đang có cơ hội nâng điểm GPA thì hãy cố nâng trong quỹ thời gian của bạn. Dù gì về sau điểm này cũng chẳng sửa được, đằng nào chả tốt nghiệp, tội gì không cố

2.3 Trong trường đua

  • Chọn trường – Làn đua nào để không về làng giữa đường?
Bài note này mặc định cho những bạn đi Mỹ, nên mình sẽ không đề cập đến chọn nước nữa. Vào thẳng chủ đề chọn trường nhé. Trong How to get into top MBA programs có đề cập rất kỹ về chọn nhóm trường. Mình tóm gọn lại ở đây: sau khi đã shortlist các trường dựa trên preference về location, curriculum, culture…, nhặt ra cho mình khoảng 4-6 trường, chia làm 3 nhóm: risk, possible, & safe.
– Risk schools tức là các trường có class profiles cao hơn của bạn, ví dụ GMAT của bạn là 700 thì risk schools sẽ là những trường avg GMAT khoảng 740
– Possible schools là những trường class profiles ngang của bạn nếu bạn không quan trọng học bổng, hoặc thấp hơn của bạn eg 30-40 points GMAT nếu bạn rất cần trường trợ cấp : ))
– Safe schools là những trường bạn có thể dễ dàng được nhận vào, các stats đều nhìn chung thấp hơn của bạn
Tuy nhiên, tất cả con số trên đây chỉ là áng chừng. Vì adcom ở Mỹ không dựa vào stats cứng nhiều như EU. Và, bây giờ thì mình có thể nói, miracle can happen Cứ chọn 3 nhóm trường dựa trên stats và sở thích của bạn rồi nộp thôi Dưới đây là các nguồn tìm hiểu trường:
– Website của trường
– Adcom: bạn luôn có thể bắn 1 email tới trường set 1 buổi call với họ, nhưng make sure là hãy có sự chuẩn bị thật kỹ và làm việc này khi bạn đã sẵn sàng, không application của bạn có khả năng chết yểu đấy : ))
– Alumni: of course! Alums người Việt thì luôn dễ nói chuyện hơn, nhưng các bạn cứ thoải mái reach out tới các alums miễn bạn thấy thoải mái và họ có room trống để giúp bạn
– Youtube : )) lên xem thực tế mấy cái activities ở trường được sinh viên/trường record lại hay đơn giản diện mạo trường trông xấu đẹp ra sao
Ngoài ra, đây là các trang check rankings: Usnews, Financial Times, Bloomberg. Mình không phức tạp hóa vấn đề các website xây công thức tính rank như thế nào, và chủ yếu chỉ check ranking bằng Usnews.
  • Essays
Thú thật, mình viết essays rất dở – nếu không nói là dở tệ như người tối cổ tập viết. Nhờ chị Mai Anh sửa toàn bài (ở trên mình đã nói first draft của mình đỏ toàn tập, các bạn nhớ chứ?) và anh Tu định hướng giúp thì nó mới ra hình hài của một bài essay. Bên cạnh đó, không thể không kể đến Chi Nguyen đã giúp mình check và sửa bài viết cho tự nhiên hơn. Cảm ơn mọi người rất nhiều!
Essays có lẽ là phần tốn nhiều công sức nhất một khi các bạn trên chặng đường apply. Nó chỉ là một đoạn viết 500-700 từ nhưng phải thể hiện được con người bạn, tại sao MBA, tại sao trường này, ra trường sẽ làm gì đồng thời cho một lý do hợp lý với kế hoạch rõ ràng cho câu bạn vừa nói.
Mình bắt đầu chặng essays của mình với những buổi tối ngồi bó gối chỉ để suy nghĩ về cuộc đời = )) Nghe rảnh vl nhưng hóa ra lại giúp mình rất nhiều về sau (khi mình interview). Tóm gọn lại, ngồi tĩnh lặng nhớ lại từ lúc sinh ra tới hiện tại, ghi lại tất cả các milestones, những quyết định, những gì mình tạo (gây) ra và lý do cho mỗi hành động đó, những bài học và sự thay đổi tương ứng trong tư duy/hành động. Và xong! Bạn đã có vô sốcâu chuyện để kể trong essays và interview Nhớ là ghi thật nhé, be your true self! Bạn sẽ chẳng gain được gì, thậm chí là lose khi tự make up 1 câu chuyện.
Essays chỉnh sửa càng nhiều lần càng tốt, trung bình khoảng trên dưới 20 lần (hoặc với đứa viết ngu như mình = )) ). Make sure là bạn có người check giúp và tự check lại sau khi não đã được refresh. Why? Bởi khi não đầy bạn sẽ không có ý tưởng/cái nhìn mới, và người khác check thì luôn giúp bạn nhìn bài essays của mình dưới một góc độ khác, điều này rất tốt cho việc revise essays. Thực tế, mình luôn bắt thấy mấy lỗi ngu si sau mỗi lần đọc lại
Dưới đây là các nguồn mình thấy hữu dụng:
Grammarly: giúp bạn tránh những lỗi stupid như sai chính tả, grammar, dấu câu… rất nhiều
– Essays check mẫu: cho bạn cái nhìn basic về các lỗi thường gặp khi viết essays và cách họ lên tầm một essay như thế nào. Mình có đọc qua vài bài chữa của Admissionado. Các essays mẫu sửa bởi thầy Vũ (tài liệu lớp Thiểu Năng) cũng giúp đỡ khá nhiều mặc dù không phải viết cho MBA program.
  • Interview
Practice makes perfect. Luyện interview thật nhiều (không phải kiểu đọc scripts như diễn viên đâu nhé) – note ý chính và trả lời trước gương, hoặc nhờ ít nhất 2 người mock hộ. Mỗi người sẽ đưa một góc nhìn mới cho bạn, và từ đó giúp bạn hoàn thiện câu trả lời của mình. Về phần interview, ngoài mentor và alums ra (mình hay lân la hỏi alums interviewer này là người thế nào, phong cách hầm hố ra sao …) thì mình đặc biệt cảm ơn anh Linh, anh Linh đã cho mình rất nhiều insights về việc trả lời interview.
Những người có thể mock giúp tốt nhất là những người đã từng apply du học. Nếu bạn có lỡ một mình chinh chiến thì có thể lên GMAT Club tìm những thằng vừa khoe tao đã pv/đc admit xong, nhẩy vào nhờ nó mock hộ. Mình có mấy bạn inbox nhờ mock/giúp đỡ (mặc dù mình chả khoe gì = )) chỉ lên hỏi thông tin và post duy nhất 1 đoạn trong interview debrief trong fr WM).
Dưới đây là một số nguồn cho chuẩn bị:
– List câu hỏi: có thể tìm thấy ở GMAT Club
– Mẫu trả lời: again, cho bạn cái nhìn basic nhất về cách trả lời interview. Lên Youtube search và bạn sẽ thấy một lô lốc các mock interviews. Mình không xem nhiều, tuy nhiên có anh này cá nhân mình thấy đi thẳng vào vấn đề, cách trả lời linh hoạt (xem rất không tốn thời gian) – Vince Prep

3. Bức màn tâm lý

Tâm lý là thứ dễ khiến bạn lung lay nhất trong suốt quá trình apply. Why? Đường quá dài mà đại đa số các bạn trên làn đua một mình, và nếu không may mắn gặp phải một số người đứng ngoài (vô tình) cổ xúy bạn bỏ cuộc, tâm lý mong manh hẳn sẽ là shortcut cho bạn về làng luôn. Những sự thật sau đây sẽ giúp bạn vững tin hơn:
  • Mông lung luôn là cảm giác thường trực: không biết thi được điểm không, k biết nộp được vào không, không biết khoản đầu tư kếch xù có vĩnh viễn chìm không… Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì ngoài cái stats mong manh mà không còn chắc liệu nó áp dụng với tất cả applicants và một vài phao tin từ alums rằng đã có 2 đứa VN đc nhận (mức maximum của trường bạn app) thì bạn chả có gì trong tay nữa cả. Không sao, tĩnh tâm lại và tiếp tục apply. Dù gì được nhận hay không thì bạn cũng đã mất mấy tháng trời qua rồi Keep calm and moving forward!
  • Có trở ngại thì mới có thành công. Nếu bạn gặp khó khăn? Không sao hết, cánh diều bay lên vì ngược gió. Nhắc lại lý do mà mình muốn bắt đầu để lấy động lực. Bước nhanh hay chậm không quan trọng, quan trọng là mỗi ngày bạn đều đang bước về phía trước.
Mong rằng các bạn đã có cái nhìn khá rõ về chặng đường apply và đặc biệt với những bạn apply fall năm sau có thể vững tin trên con đường đã chọn. Lời cuối cùng, mình xin cảm ơn tất cả các anh chị và các bạn alumni đã giúp đỡ mình trong suốt chặng đường! Như đã hứa,

Hẹn gặp lại ở Mỹ!

Tác giả: Van Doan

Link gốc bài viết: https://www.facebook.com/notes/van-doan/tr%C3%AAn-ch%E1%BA%B7ng-%C4%91ua-v%C3%A0o-%C4%91h-m%E1%BB%B9/2052679268173951/

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987