Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

[Apply quote]

Có một thực trạng nhức nhối hiện nay đối với nguồn nhân lực chất lượng ngoại, đó là dù sở hữu tấm bằng chất lượng và danh giá, du học sinh về nước vẫn vật vã, trăn trở trong thị trường việc làm đầy tính cạnh tranh của Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ việc thiếu kinh nghiệm làm việc của du học sinh, mức thu nhập trong nước không như mong muốn, vấn đề hoà nhập cộng đồng và văn hoá,…

Vậy, giải pháp nào cho du học sinh? Những vấn đề trên có thật sự là trở ngại khi các bạn mong muốn về nước làm việc? Làm thể nào để “đánh lạc hướng” suy nghĩ của nhà tuyển dụng, khiến họ thôi tập trung vào điểm yếu của du học sinh, mà sẽ bị thuyết phục bởi những lý lẽ tự tin, ý tưởng táo bạo của nguồn nhân lực đắt giá này? Xin bật mí những bí quyết và chiến thuật “đánh lạc hướng” nhà tuyển dụng dưới đây, nâng cao cơ hội chiến thắng của các ứng viên trong thị trường lao động cung cầu không gặp nhau tại Việt Nam hiện nay.

1, Thiếu kinh nghiệm làm việc trong nước! – “Lấp liếm” sao đây?

Không thể phủ nhận một thực tế rằng, dù bạn nắm trong tay tấm bằng Cử nhân, Thạc sỹ, dù có 1 khoảng thời gian ngắn sau tốt nghiệp đi làm hoặc thực tập tại nước sở tại, khi về nước, bạn vẫn vấp phải quan điểm bất di bất dịch của nhà tuyển dụng trong nước: thiếu kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam.

Nghe thì có vẻ to tát, nhưng thực chất kinh nghiệm làm việc trong nước ở đây đến từ những điều rất nhỏ như quy trình làm việc, xin giấy phép, thủ tục hồ sơ, phong cách làm việc, những thuật ngữ hành chínhcủa Việt Nam mà bạn sẽ không hiểu. Những điều này bạn sẽ dễ dàng tích luỹ sau một thời gian ngắn làm việc. Vậy thì, sẽ thật đáng tiếc nếu bạn để những điều nhỏ nhặt này làm nhà tuyển dụng có cái nhìn sai lệch và phiến diện về năng lực làm việc của bạn.

Giải pháp chúng tôi đưa ra là: Hạn chế đề cập đến yếu điểm này, thay vào đó hãy “lội một cú ngược dòng ngoạn mục”, biến yếu điểm thành điểm sáng trong phong cách làm việc của bạn. Nếu họ nói rằng bạn mới về nước, chưa quen với tác phong làm việc của Việt Nam, vậy hãy chỉ ra cho họ thấy vì sao bạn chưa quen? Chưa quen không phải vì năng lực kém cỏi, mà do bạn đã ngấm được phần nào phong cách làm việc của các nước bạn du học. Đừng để họ nhấn mạnh rằng bạn thiếu kinh nghiệm làm việc trong nước, mà hãy chuyển sang ý tuy bạn thiếu, nhưng bạn sẽ cố gắng tiếp thu, và hơn nữa, bạn sẵn sàng trao đổi, đem phong cách làm việc của người nước ngoài vào, nhằm khắc phục một số những bất cập của doanh nghiệp Việt Nam. Những thói quen như đi làm đúng giờ, tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng, không “buôn dưa lê” ở nơi công sở, chuyện ai người ấy làm sẽ giúp môi trường lao động lành mạnh hơn, thói quen không nghỉ trưa của người nước ngoài cũng sẽ khiến bạn có nhiều thời gian làm việc hơn, nhờ đó mà hiệu quả công việc sẽ tốt hơn. 

Tôi tin rằng, khi bạn chỉ ra những điểm đó, chẳng có một chủ doanh nghiệp nào không nhận thấy thiện chí của bạn. Tất nhiên, kinh nghiệm làm việc trong nước bao gồm cả những vấn đề lớn lao hơn, và bạn sẽ phải mất thêm thời gian để thích nghi, chứ không đơn giản là những ví dụ kể trên. Tuy nhiên, nếu như bạn thể hiện rõ thái độ và tinh thần cầu tiến, lưu ý  nên dùng giọng điệu tự tin nhưng khiêm tốn, mong muốn được cống hiến và đóng góp, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhìn ra được, và sự thiếu hụt trong kinh nghiệm làm việc của bạn bằng cách nào đó sẽ không còn là trở ngại lớn trong quá trình đi xin việc.

2, Công ty không phải là trường học!

Một điều hiển nhiên không thể phủ nhận, đó là một khi các bạn gặp khó khăn khi xin việc, chứng tỏ bản thân chưa đủ giỏi trong lĩnh vực ấy, nên đương nhiên, việc bạn đi làm không gì khác chính là đi học. Nhưng đặt địa vị bạn vào nhà tuyển dụng, bạn có nghĩ, có chủ doanh nghiệp nào muốn trả tiền, nhận bạn vào công ty chỉ để…học.

Bên cạnh việc tỏ rõ bản thân có tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm từ đồng nghiệp, bạn nên đề cập đến những giá trị mình có thể làm cho công ty. Nói như vậy không có nghĩa là bạn đi tu nghiệp nước ngoài về, bạn sẽ làm những việc “dời non lấp bể” cho công ty, hay từ cơ sở kinh doanh với quy mô trung bình, bạn sẽ biến nó thành “doanh nghiệp tỷ đô”,… Đừng nói đến những việc lớn lao khi mà bản thân người chủ doanh nghiệp đầy tinh khôn và từng trải còn chưa làm được, thì tôi khuyên bạn đừng nên tự huyễn hoặc bản thân và mơ mộng hão huyền. Hãy bắt đầu từ chính con người bạn, từ những gì bạn đang có ví dụ như: bạn có thể đề cập đến việc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc và sinh sống tại nước ngoàivới các đồng nghiệp trong công ty, kể cả vốn ngoại ngữ và những kiến thức ngoài lề, giúp họ có thể so sánh với cách làm việc trong nước, từ đó tìm ra những ý tưởng mới trong kinh doanhhay những hướng đi mới cho doanh nghiệp.

Tại sao tôi nghĩ chiến lược này sẽ thành công, bởi không người chủ doanh nghiệp nào không muốn nhân viên của mình nâng cao tay nghề. Họ nhận bạn vào làm, đương nhiên kỳ vọng vào năng lực làm việc của bạn, nhưng nếu bạn chỉ ra cho họ thấy, không chỉ bạn cố gắng làm tốt, mà còn giúp nhân viên cũ của họ nâng cao tay nghề và hiểu biết, tôi cho rằng, phần đông các nhà tuyển dụng khó có thể từ chối “hot deal” này.

3, Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới ra trường – Con số có nói lên tất cả?

Các bạn trẻ à, tôi nghĩ rằng khi mình mới ra trường, bản thân còn nhiều thiếu sót, bạn như đứa trẻ con đang chập chững những bước chân đầu đời. Trẻ con thì thường mơ làm phi công, phi hành gia vũ trụ, làm những việc lớn lao thay đổi cả thế giới. Nhưng có ai đi chưa vững mà đã đòi bay? Có đứa trẻ nào đang tập đi mà bay được vào giải ngân hà? Xin đừng hiểu nhầm ý tôi, tôi không chỉ trích ước mơ của con trẻ, ngược lại rất khuyến khích. Có một câu nói mà tôi rất thích, là tôn chỉ của mỗi việc tôi làm:”Muốn thành công thì nên biết nghĩ lớn, nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ”. Và bạn phải hiểu một điều rằng, không ai trả một số tiền lớn cho những việc nhỏ.

Vì vậy, đừng quá quan trọng về mức lương khởi điểm. Nhưng không có nghĩa là bạn chấp nhận mức lương thấp lè tè, không đủ cho cuộc sống sinh hoạt ở mức bình dân nhất. Tôi cho rằng, đi làm, lương phải đủ sống, phải đủ để bạn chi trả ăn uống sinh hoạt, xăng xe, đảm bảo sức khoẻ để bạn cống hiến và làm việc, chứ đừng nói đến việc làm giàu hay mua sắm.

Giải pháp đặt ra là các bạn nên nhấn mạnh rằng, tuy bây giờ bạn mới về nước, thiếu sót nhiều, cần trau dồi thêm, nhưng nếu cảm thấy bản thân làm việc có hiệu quả, sẽ đề suất mức lương tương xứng cho người lao động.

Một cách khác mà bạn có thể tham khảo đó là chủ động đề suất đến vấn đề lương theo doanh thu. Các doanh nghiệp với quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ đều hướng tới mục tiêu duy nhất là bán được sản phẩm. Bạn bán được càng nhiều, hay chỉ đơn giản là góp phần làm tăng doanh thu của công ty, bạn hoàn toàn có thể đề suất việc trả lương theo những đóng góp của bạn. Đây chính là win-win situation (nguyên lý thắng – thắng, đôi bên cùng có lợi) mà bạn đang offer tới nhà tuyển dụng. Đừng ngại ngần khi đặt vấn đề, phần lớn các công ty hiện nay đều có chế độ đãi ngộ, lương thưởng, thu nhập hàng tháng dựa trên doanh thu. Đây không phải điều gì quá mới mẻ, nên bạn đừng e dè khi đặt vấn đề với nhà tuyển dụng nhé.

4, Hoà nhập cộng đồng, vượt qua cú shock văn hoá

Có một thực tế rằng khi bạn vào công ty mới làm việc, với các mác du học sinh, đồng nghiệp thường hay tò mò về bạn. Họ muốn biết cuộc sống trước khi về Việt Nam của bạn như thế nào, cách bạn được đào tạo tại nước ngoài có khác gì với chương trình học trong nước, và cách bạn sẽ làm việc trong tương lai. Điều này dẫn đến việc họ sẽ rất muốn nói chuyện với bạn.

Tôi khuyên các bạn du học sinh về nước hãy cởi mở trò chuyện, nâng cao trình độ, tạo dựng các mối quan hệ. Tôi gặp khá nhiều trường hợp du học sinh khi về nước khó hoà nhập, các bạn không chịu mở lời giao tiếp, khiến mọi người xung quanh đánh giá các bạn là cảnh vẻ, kiêu căng, đôi khi đánh giá sai con người và năng lực làm việc của các bạn.

Tôi nghĩ rằng, việc cởi mở trò chuyện với đồng nghiệp không chỉ giúp các bạn vượt qua cú shock văn hoá, hoà nhập cộng đồng nhanh chóng, mà còn giúp bạn học hỏi thêm từ những người đồng nghiệp của mình. Đừng hiểu nhầm ý tôi rằng cởi mở trò chuyện có nghĩa là bạn lôi chuyện gia đình hay những vấn đề cá nhân ra để “buôn dưa lê”, cởi mở trong công việc, trao đổi ý kiến trên phương diện bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, đừng làm việc một mình, khi khó khăn hay không hiểu nên hỏi ngay, trao đổi học hỏi sẽ giúp các bạn đi xa. Người ta nói muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau. Muốn thành công, bạn phải thành công cùng đội ngũ của mình. Bởi vậy tôi thiết nghĩ, giao lưu chốn công sở là điều cần thiết, tuy nhiên hãy giao lưu một cách có văn hoá và lành mạnh, điều này chắc chắn sẽ giúp các bạn vượt qua cú shock văn hoá, xoá bỏ rào cản hoà nhập cộng đồng trong mắt nhà tuyển dụng cũng như cái nhìn phiến diện của mọi người đối với du học sinh.

Nguồn: Vietint.net

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987