Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm apply MBA của Mỹ [Part 1]

EU USA

Tác giả: Chị Minh Hà

MBA MỘT CHẶNG ĐƯỜNG DÀITổng hợp tất cả những kinh nghiệm và cảm xúc trong quá trình apply MBA

 

Mùa apply đi qua là lúc tôi lượn phố mua cho mình quần áo mới, mua vải may một bộ ra trải giường theo design riêng, đăng kí khóa học trang điểm, đăng kí leo Fanxipan, í ới tụ tập bạn bè chính thức hưởng thụ cuộc sống một cách đàng hoàng và sung sướng kiểu không cần biết đến time management là gì Nghĩ lại chặng đường apply đã qua thật quá nhiều kỉ niệm. Tôi muốn chia sẻ lại với các bạn những cảm xúc và trải nghiệm thật nhất của chính tôi, với mong muốn là góp phần giúp cho con đường các bạn đi sau bớt gập ghềnh hơn. Khi bước vào con đường apply MBA, tôi bị lạc vào một biển thông tin mênh mông và lung túng không biết bắt đầu từ đâu và đi như thế nào để tiết kiệm thời gian. Với bài viết này, tôi hi vọng có thể giúp các bạn có một bức tranh tổng quát, có các nguồn thông tin, các kinh nghiệm từ sự va vấp và thu hoạch của tôi.

Bản thân tôi đã từng được đọc câu chuyện của những người khác và đã cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Nên tôi nghĩ câu chuyện của tôi sẽ giúp bạn phần nào. Tôi cũng đã từng nhận được những sự giúp đỡ to lớn từ những người khác mà nếu không có họ, tôi sẽ không bao giờ có được kết quả hôm nay. Bài viết này cũng là một cách để tôi tỏ lòng biết ơn đến những người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, đặc biệt là gia đình Vòng Tay Bè Bạn và hai big brother là anh Tiến và anh Tường. Tôi cũng muốn gửi lời cám ơn thật lòng đến US Guide và forum Vietmba vì mỗi bước tôi đi, tôi đều tìm được những thông tin cần thiết và kinh nghiệm chia sẻ. Triết lý của US Guide chính là cảm hứng mạnh mẽ cho tôi mong muốn được chia sẻ và giúp ích đối với các bạn khác.

Ghi chú tí tẹo: Với tôi, kết quả apply không phải là điểm kết thúc mà nó là điểm khởi đầu cho một chặng đường khác. Tôi không muốn gọi những gì có được tại thời điểm này là thành công, fame lại càng không dám, vì phía trước còn quá nhiều thách thức. Chỉ muốn kể cho bạn một câu chuyện mà thôi. Và đó là câu chuyện có đủ sắc màu vui buồn, có được và mất, có khôn ngoan và ngớ ngẩn, được viết từ góc nhìn của riêng tôi. Bên cạnh đó, những điều viết ra ở đây có thể còn nhiều thiếu sót hoặc chưa đầy đủ. Tôi rất mong các anh chị và các bạn khác góp ý để những kinh nghiệm này có thể hữu ích hơn.

 

i. Giới thiệu về bản thân Gái. K40 khoa Kinh Tế Đối Ngoại, ĐH Ngoại Thương. GPA 8.37. Lớp trưởng. Thành viên và là Phó Chủ tịch phụ trách Hoạt động cộng đồng của tổ chức Tình nguyện trẻ Vòng Tay Bè Bạn. Tính đến thời điểm apply là có 3 năm kinh nghiệm. Quá trình công tác: Brand Service Manager của một công ty của VN về tư vấn thương hiệu, PR&Marketing Manager của một công ty chứng khoán (vị trí tại thời điểm apply). Điểm mạnh là tôi từng ở những vị trí có liên quan đến leadership/management và có đam mê + định hướng nghề nghiệp rõ ràng về marketing/branding. Điểm yếu là tôi chưa bao giờ làm cho công ty nước ngoài, tức là không có một cái corporate brandname đáng kể nào trong hồ sơ. Cũng như tính chất công việc của tôi khó đo đếm đánh giá bằng con số cụ thể. Nếu có con số, chẳng hạn như trị giá một hợp đồng tư vấn thương hiệu thì tôi cũng không dám kể ra vì sợ làm các bác adcom ngất xỉu vì bé quá! Đây là một hạn chế lớn vì resume bao giờ cũng phải result-oriented.

Một đặc điểm về vụ apply của tôi là gần như cái gì cũng phải làm 2 lần. IELTS thi 2 lần (6.5 và 7.5). GMAT thi 2 lần (650+5 và 710+5.5). Apply cũng 2 mùa. Mùa đầu tiên là năm 2007 nộp mỗi Emory, bị ding. Mùa 2008 nộp 4 chú thì có Duke được 50% tuition (đã negotiate) và Minnesota được 100% tuition (chưa negotiate). Riêng TOEFL ôn phọt phẹt có vài tuần nên tôi chắc mẩm cũng thì 2 lần thì cuối cùng lại bị 106 ngay từ lần đầu tiên nên tặc lưỡi không thi lại nữa. (Mùa năm nay còn quả visa chưa biết cơ sự thế nào).

Tôi luôn tin rằng những gì tôi đạt được là có lý do của nó. Tôi không tin vào may mắn trời cho (hơi giống Mai An Tiêm ). Tôi chỉ tin vào những gì tôi sẽ đạt được từ nỗ lực của chính mình. May mắn, nếu có, đó là tôi được sinh là tôi, với tất cả những ưu nhược điểm của bản thân, và được có một gia đình và những người bạn tuyệt vời.

ii. Những trạng thái tâm lý Điều đầu tiên mà tôi muốn chia sẻ với bạn là tâm lý – một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp bạn đi đến đích. Suốt phần vừa qua của chặng đường MBA, tôi đã phải đối mặt với những trạng thái tâm lý đặc biệt và muốn chia sẻ với bạn, để nếu bạn có gặp tình huống như tôi thì cứ yên chí rằng bạn không phải là người duy nhất!

Nước Mỹ quá xa xôi! Trước khi appy MBA ở Mỹ, tôi từng nộp hồ sơ một vài trường ở Anh và Úc với suy nghĩ hiển nhiên là đi Úc/Anh thì dễ hơn Mỹ. Với tôi, nước Mỹ quá xa xôi. Ngoài ra, tôi nghĩ mình muốn học chuyên sâu về marketing, chứ MBA chả để làm gì, trong khi bằng sau đại học ở Mỹ chủ yếu là MBA.

Có lần tôi vào web một số trường ở Mỹ đọc về marketing. Mặc dù là MBA nhưng độ chuyên sâu về marketing của chương trình đó còn hơn đứt mấy trường top top ở Anh/Úc. Tôi đọc mà trong lòng ngẩn ngơ Eo ơi, sao mình không thể có cơ hội đến đây!? Hồi đó tôi vẫn nghĩ rằng tôi không thể có cơ hội đến Mỹ. Xung quanh tôi bạn bè toàn đi Úc/Anh/Châu Âu Có lần mẹ tôi cầm tờ báo đọc cho tôi nghe Hà ơi, bài báo này nói là đi Mỹ không khó này, tôi còn chẳng buồn đọc.

Nhận thức thay đổi hoàn toàn khi tôi đến Đại hội US Guide 07/2007. Có lẽ tôi là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về tác động thay đổi nhận thức mà US Guide mang lại. Cuộc chiến apply bắt đầu từ đây. Cảm nhận đầu tiên của tôi là bị bơi trong biển thông tin vô tận và rối tung khi đặt chân vào các forum của Vietmba. Cảm nhận thứ hai: GMAT là nhiệm vụ bất khả thi. Tôi tự động viên mình người ta làm được mình cũng làm được.

Trong suốt quá trình apply, tôi vẫn thỉnh thoảng nhận được những lời nhận xét kiểu: Đi Mỹ á? Sao không đi Anh hay Úc gì đó cho dễ?. Một anh bạn tôi, người mà tôi rất nể trọng, thì thành thật bảo tôi là Cái bọn US Guide anh lạ gì chúng nó. Em đếm xem bao nhiêu đứa đã đi được? Em apply Mỹ làm cái quái gì. Hix, tôi gân cổ lên cãi nhưng mà trong lòng cũng suy nghĩ lắm. May mà, trước đó tôi đã apply ở Anh và Úc nên đã biết mùi: admission thì rất dễ dàng, nhưng học bổng thì không dễ như tôi tưởng, có thì cũng rất hẻo (nói cho công bằng thì một phần là hồi đó tôi ít kinh nghiệm hơn, hồ sơ cũng kiểu cây nhà lá vườn, chả tham khảo nghiên cứu gì). Quan trọng là khi tìm hiểu về Mỹ rồi thì tôi thực sự thích, nhất là khi tôi học về marketing và muốn phát triển các kỹ năng quản lý (tôi nhận ra management cũng là cái tôi cần, không chỉ marketing).

Vậy là: Quyết tâm đi Mỹ!!

GMAT bất khả thi Tôi nhớ một buổi sáng Chủ nhật tháng 7, ngày đầu tiên làm bài reading GMAT (quyển Princeton) tôi muốn nổ đom đóm mắt vì từ mới điên cuồng, bài đọc làm trong 10 phút thì tôi làm trong một tiếng mà vẫn sai lên sai xuống. Tôi cực kì thắc mắc là làm thế quái nào cái bài này giải quyết trong 10 phút được! Vô lý! Không thể! Kinh khủng!!

Học GMAT là một giai đoạn đáng nhớ. Lần đầu tiên tôi cảm thấy mình cần phải học tập một cách có kế hoạch, có kỷ luật và nghiêm túc thực sự. Đầu tiên là khó khăn khi ngồi vào bàn học mỗi buổi tối. Điều này không dễ với tôi vì suốt một thời gian dài đi làm về là chỉ có ăn uống, làm việc nhà, xem tivi hoặc chơi bời và ngủ. Riêng khoản rửa bát với tôi đã mất quá nhiều thời gian mà chẳng biết làm thế nào khác!! Nghe thì củ chuối nhưng đấy là thực tế. Những ngày đầu ngồi dưới ánh đèn được 15 phút là ngáp ngắn ngáp dài. Học được nửa tiếng là phải đi nạp năng lượng để chống buồn ngủ. Hồi học GMAT cũng là thời kì công việc của công ty tôi bận nhất. Lúc đó chứng khoán lên ầm ầm, công ty tôi tổ chức lễ khai trương, một trong những lễ khai trương nghe dân tình đồn là hoành tráng nhất Hà Nội lúc đó. Lần đầu tiên trong đời đi làm event, gặp ngay quả event lớn, tôi ngày nào phải làm việc muộn, chịu sức ép rất lớn vì việc tổ chức event luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Suốt hơn 1 tháng liên tục như vậy, về đến nhà là mệt phờ. Ngồi vào bàn học càng khó hơn. Nhất là khi lại có lý do quá chính đáng để bao biện cho thói lười cố hữu của mình! Thứ hai là sức ép của deadline. Tôi bắt đầu dòm ngó GMAT từ giữa tháng 7 (sau Đại hội US Guide), học tử tế bắt đầu từ tháng 8 (sau một trận du hí đã đời để yên tâm từ giã thời son rỗi). Âm mưu đặt lịch thi là tháng 10. Lên list những sách cần phải giải quyết trước ngày thi. Nhóm học GMAT 3 đứa của tôi tham vọng tới mức định giải quyết một đống sách trong có mấy tuần. Vd: OG trong 1 tuần, ha ha ha đúng là điếc không sợ súng. Càng học thì càng thấy kế hoạch mà chúng tôi đặt ra là bất khả thi. Chúng tôi học nhóm ở quán cà phê được 3 buổi thì tan rã vì mỗi đứa có một tiến độ và việc riêng khác nhau. Trong 3 buổi đó chúng tôi dành đến 40% thời gian ngồi than thở với nhau là GMAT khó quá. Con số 700 sao mà xa vời!

Nhưng cuối cùng, chỉ sau một tháng, tôi đã tạo cho mình một thói quen ngồi vào bàn học mỗi tối mà không còn ngáp ngủ, hầu như tối nào cũng học tập trung được khoảng 2 tiếng. Sau sáu tháng luyện chưởng, đến ngày thi, lúc nhìn con số 710 thậm chí còn thấy thất vọng vì đã nghĩ mình có thể được cao hơn! Thi xong GMAT tôi vẫn giữ thói quen ngồi vào bàn làm việc mỗi buổi tối. Trình độ tiếng Anh thì lên hẳn vài bậc. Đấy thực sự làm những thay đổi lớn.

Thất bại và mất mát Năm 2007 tôi chỉ nộp một trường là Emory. Lúc đó tôi cảm thấy mình chưa sẵn sàng lắm cho chuyện nộp hồ sơ, phần vì GMAT chưa đâu vào đâu, phần vì kinh nghiệm đi làm còn ít, phần vì chân ướt chân ráo bước vào cuộc chiến, chưa có nhiều thông tin Được sự động viên của anh Tiến, tôi quyết tâm nộp. Hồ sơ thì thấy hài lòng, nhưng phần interview thì tôi cảm thấy không ổn. Tháng 3/2007, giữa lúc đang một mình ở Sài Gòn trong một chuyến công tác đầy khó khăn, tôi nhận được email thông báo trượt của Emory. Trượt thẳng cẳng. Không waitlist. Không một tia hi vọng. Lúc đó tôi rất buồn. Cánh cửa MBA dường như khép lại. Con đường phía trước bỗng trở nên xa tít tắp. Khủng hoảng tài chính bắt đầu nhuốm màu lên cuộc sống của tôi. Lang thang một mình trên vỉa hè quận I, một bên là những tòa nhà tráng lệ, những poster hàng hiệu hào nhoáng với những người mẫu môi hồng mắt tím sang trọng, một bên là những người lao động ngồi bệt trên vỉa hè, trong bộ quần áo nhàu nhĩ, tay cầm bữa trưa đựng trong một chiếc hộp nhựa rẻ tiền hoặc một chiếc túi nilon nhăn nhúm.. tôi thấy mình sao mà bé nhỏ giữa thế giới này… Lúc đó là cách thời điểm bây giờ tròn một năm. Một năm đó đi qua, ở Việt Nam, tôi làm được rất nhiều việc và trưởng thành lên rất nhiều. Mùa apply 2008 tôi thấy mình khác xa với cô bé ngây thơ của 2007. Tôi có nhiều thông tin hơn, dày dạn hơn, tự tin hơn và bình thản trước các tình huống. Tôi biết ơn anh Tiến vì đã khuyên tôi apply năm 2007. Nếu không có lần nộp Emory đó, tôi đã không thể có sự vững vàng như tôi đã có trong mùa apply năm nay. Nếu giả sử được đi năm ngoái, tôi đã không thể có một năm tuổi trẻ đầy ắp như thế! Một năm qua tôi có thêm bao nhiêu bạn bè, có thêm những khám phá mới về bản thân, vững vàng và được yêu thương Đúng là tái ông thất mã

***

Ngày nhận kết quả của Duke qua mail, FedEx chuyển cho tôi một cái hộp giấy rất đẹp, trong đó có thư admission, quà tặng (một cái hộp đựng namecard đẹp lung linh), CD, các tài liệu khác Nhận buổi chiều thì buổi tối trên đường về nhà tôi làm mất luôn cái hộp! Hix hix, rơi đâu không biết nhưng tóm lại là đi tìm khắp mà không tìm được. Lần đầu tiên tôi làm mất một món đồ quan trọng. Tối hôm đấy tôi thấy buồn và tự trách mình vô ý. Nếu trường biết tôi làm mất thì họ sẽ khó mà cho một đứa đoảng như tôi (thêm) tiền và thậm chí có thể họ còn nghi ngờ. Mà không thể không nói cho họ biết vì mấy cái form mà tôi phải điền để gửi lại thì không có trên mạng để gửi online. Tôi vẫn hi vọng sẽ có người nhặt được và gọi điện trả, vì trên bìa FedEx có số mobile của tôi. Nhưng không ai gọi cả. Ông bạn người Bỉ của tôi bảo là: Mày ở Việt Nam, và trường sẽ không tin mày làm mất cái hộp đâu! Mày phải đợi đến lúc có thông tin học bổng rồi mới nên nói. Hơi buồn, nhưng đấy là điều mà người bạn Tây này thành thật chia sẻ với tôi.

Ngày hôm sau đến văn phòng, mở email ra thấy ngay một email của Duke tiêu đề là Admit Package Delivery trong đó ghi là: bọn tao xin lỗi đã gửi nhầm hộp cho mày, mày xem giúp tao tên của ai trong cái hộp đó, bọn tao đang gửi cái hộp đúng cho mày, FedEx sẽ đưa đến mày trong vài ngày tới và lúc nhận cái hộp mới thì trả cho tao cái hộp cũ Ặc ặc. Tôi không muốn nói ngay với trường vụ mất cái hộp, vì quyết định học bổng tôi chưa có trong tay. Vụ mất cái hộp có thể làm tôi mất học bổng. Tôi tìm cách hoãn binh vài ngày nhưng hộp mới vẫn không đến và hộp cũ thì bặt vô âm tín. Tôi chẳng biết phải quyết định thế nào. Cuối cùng, quyết định là nói thật, dù không biết học bổng sẽ ra sao. Trường tỏ ra rất thông cảm. Vài ngày sau cái hộp mới đến, trong đó có thư học bổng 25% tuition. Hóa ra cái hộp cũ thiếu thư học bổng, chứ không phải nhầm tên. Mãi về sau tôi mới xin thêm tiền, và thật bất ngờ là Duke cho tôi lên gấp đôi, thành 50% tuition.

Tối hôm bị mất cái hộp, tôi email kể lể với một người bạn. Anh viết lại cho tôi là: All loss is a doorway. All pain is an entrance. All suffering is a gate. Anh đã từng mất những thứ quan trọng như là: chiếc xe đạp duy nhất của gia đình, Nhà nước lấy mất nhà, số tiền để đi chợ trong cả tuần cho cả nhà, bộ sưu tập tem trong nhiều năm, cháy nhà, album gia đình và tuổi thơ, lòng tin của một người bạn thân, niềm kính trọng về một người thầy, người anh sinh đôi, người cha, không được đi học đại học, đất nước mà anh sinh ra và lớn lên Bây giờ, anh đã tìm lại được những sự mất mát đó. Và anh nhận ra một sự thật là không có gì quan trọng trong đời sống này cả. Hãy thả mọi thứ buồn phiền xuống cho nó trôi đi

Chuyện cái hộp đã đi qua. Nó ngày càng nhỏ bé trong kí ức của tôi. Nhưng bài học của nó vẫn luôn ở lại. All lost is a doorway

Eight days a week Đây không phải eight days để yêu thương như một bài hát của the Beatles mà là eight days a week để cày như trâu trong một thời gian dài. Vụ apply năm 2007 vướng thi GMAT và trùng với lịch làm việc dày đặc của công ty trong mùa chứng khoán hưng thịnh nên phải cày đã là một nhẽ. Vụ apply năm nay thị trường chứng khoán đi xuống, ngân sách PR bị cắt giảm, tôi lẽ ra là nhàn tênh, thì lại nhàn cư vi bất thiện, đâm ra còn bận hơn cả thời kì trước. Kết thúc mùa apply 2007, tôi lao vào một dự án cộng đồng lớn là Hội Họa Kết Nối (Circle Painting) với tổng cộng 140 tình nguyện viên và hơn 1000 người tham gia, khối lượng công việc khổng lồ. Đâm lao phải theo lao. Trong suốt tháng 6 và tháng 7, hầu như ngày nào cũng làm việc khoảng 15 tiếng cho Hội Họa Kết Nối. Âm mưu đi trước đón đầu cho mùa apply 2008 tan thành mây khói. Hết Circle Painting tôi lại lon ton nhảy vào một dự án của Boston Consulting Group làm trong gần 3 tuần vì không thể không xem nó thế nào, trong khi vẫn phải hoàn thành công việc ở công ty hiện tại (hai nơi làm việc lệch giờ nhau, một nơi 7h30, một nơi 9h, nên tôi vẫn chạy được cả 2 nơi mỗi ngày!). Hết tháng 8, nghỉ dự án thì quay sang thi TOEFL và lập công ty riêng về online marketing theo lời rủ rê của một người bạn. Tháng 9 thi TOEFL xong thì bắt đầu làm hồ sơ phát đầu tiên là Duke vào tháng 10. Nghĩa là lúc đó tôi vừa lo apply, vừa lo trăm thứ việc với công ty mới thành lập, vừa vẫn làm fulltime với công ty chứng khoán, và thỉnh thoảng vẫn phải ngó nghiêng việc của Vòng Tay Bè Bạn! Ah, đợt đó tôi còn đi dạy lớp IELTS 2 buổi/tuần nữa chứ! Bó chiếu. Lúc này công ty chứng khoán của tôi lại liên tục làm lễ khai trương sàn vàng ở các đại lý (tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa, chứng khoán xuống thì vàng lại lên!). Tôi nhớ một ngày giữa tháng 10/2008 tôi đi công tác Biên Hòa để tổ chức một cái lễ khai trương. 6h dậy tập thể dục, ăn sáng, trang điểm, mặc áo dài để phi đến sàn lúc 7h. 8h bắt đầu lễ khai trương. 9h phi về khách sạn để check out. 9h30 bắt xe về Sài Gòn phi thẳng đến văn phòng một khách hàng về thiết bị viễn thông ở Huỳnh Văn Bánh. Đây là khách hàng của công ty online marketing riêng của chúng tôi. Do công ty ở HN nên tranh thủ dịp này vào SG thì gặp gỡ một loạt các khách hàng SG luôn. 10h30 thuyết trình đến 11h30. 12h ăn trưa với một khách hàng về dịch vụ chuyển nhà. 14h30 phi đến một khách hàng là trung tâm tiếng Anh. Xong lại đến gặp một khách hàng sản xuất ga gối đệm ở đường Kinh Dương Vương lúc 16h30, tít tuốt đầu bên kia của SG. Xe ôm lao vun vút mất 40 phút mới tới. 18h30 lại gặp một khách hàng nữa ở đường Cù Lao ở một nẻo xa xôi nào đó. 20h về lại quận 1 gặp khách hàng làm về tinh dầu thiên nhiên. Lúc này bụng đói điên cuồng nên hình như tôi phải gọi một cốc cacao nóng để khỏi tụt huyết áp. Khách hàng hỏi Em ăn tối chưa? thì đành phải cười tươi như hoa bảo là Em ăn rồi! 22h về khách sạn mệt rã rời. Được cái 6 khách hàng của tôi đều rất nice, chắc tại thương tôi thân gái dặm trường , nên tôi cũng không cảm thấy áp lực gì (hiện tại chúng tôi có 3 hợp đồng từ 6 cuộc gặp đó!!). Về khách sạn đầu tiên là phải tẩy trang cái mặt son phấn từ sáng xong rồi lôi mì tôm ra ăn. Một trong những điều tôi thích nhất ở cái khách sạn một sao này là nó lúc nào cũng có mì tôm cốc ở trong phòng! Mặc dù ít khi ăn nhưng có những lúc thực sự cần đến. Ăn xong, 22h30 mở máy tính ra ngồi viết essay. Lúc đó là còn khoảng 1 tuần 10 ngày nữa là đến deadline của Duke, vậy mà cái essay 4 vẫn ì ạch. Các essay kia thì đang bị anh Tường chê tơi bời. Tôi định không nộp round 1 nữa. Lúc đó tôi thực sự bối rối. Gọi điện cho Nhung béo, nó động viên tôi nộp round 1 vì round 2 cạnh tranh kinh lắm. Ông bạn người Bỉ của tôi thì kêu là: mày để round 2 hồ sơ mày chả tốt hơn bao nhiêu trong khi lợi thế của mày giảm hẳn. Thế là liều! Và bạn có tin được không, tôi được 50% tuition của Duke! Riêng vụ này phải cám ơn Nhung béo lắm lắm. Nó cũng nộp round 1 như tôi, vậy mà vẫn động viên tôi nộp. Nếu tôi để đến round 2 thì khó lòng mà được như thế.

Có thể bạn đang nghĩ là tôi không biết set priority hoặc quá tham lam. Cũng có thể. Nhưng tôi không hối hận vì những gì mình đã làm. Với tôi, đơn giản là cơ hội đến mà nó quá hấp dẫn và không quay trở lại thì tôi không muốn bỏ qua. Và chừng nào cảm thấy còn cố được thì tôi sẽ cố. Vì tôi tin rằng khi quen với cường độ lao động đó, tôi có thể lên cường độ cao hơn mà không gặp khó khăn! Thực ra tôi không hề có ý nói là tôi đã làm đúng đâu! Nếu được khuyên thì tôi sẽ khuyên bạn không nên tham việc một cách ngông cuồng như tôi. Anh Tường có viết cho tôi một câu mà tôi luôn nhớ trong đầu là Em làm application cẩn thận và có scholarship/FA là em kiếm được nhiều tiền hơn em đi làm trong một năm đấy. Với câu nói này của anh thì tôi đã mạnh tay hơn trong việc set priority và gạt đi không ít vụ hấp dẫn khác.

Nhiều lúc nhìn lại, một năm 2008 thật là khủng khiếp. Chỉ trừ đợt đi chơi Hà Giang ngoạn mục vào dịp 30/4 thì cả năm gần như tôi chẳng có khoảnh khắc vui chơi tự do nào. Có đi chơi tôi cũng không được hưởng trọn vẹn cảm giác thoải mái vì trong đầu đã được lập trình về time management và các deadline. Chưa bao giờ tôi có một năm quần quật như năm 2008. Hội du lịch chán quá bỏ tôi ra khỏi mailing list. Bạn bè thì than phiền rồi không thèm rủ tôi đi chơi nữa. Tóc bị dài và duỗi mà tôi cũng không có thời gian đi làm lại. Nhiều lúc nhìn vào gương ngậm ngùi tự hỏi mình mất đi cái vẻ hồn nhiên từ bao giờ, và để được cái gì cơ chứ?!

Nhưng, bạn biết không, một mặt khác, sự bận rộn đó lại đem đến những màu sắc phong phú cho cuộc sống của tôi cũng như cho chính application của tôi. Càng va chạm, càng thách thức bản thân, tôi càng có nhiều chất liệu trong application. Nếu tôi không lao động cật lực như thế, tôi đã không thể có những câu chuyện đầy màu sắc trong essay và interview. Hơn nữa, tôi càng tự tin khi đối mặt với mọi tình huống, trong cũng như ngoài chuyện apply. Nhưng biết đâu, nếu, vâng, nếu. Nếu tôi không lao đầu điên cuồng như thế, biết đâu tôi lại có thời gian chuẩn bị tốt hơn và được một miếng bánh to/ngon hơn Tóm lại, điều mà tôi muốn nói với bạn là, application chỉ là một phần của cuộc sống, và nếu bạn đã rất bận rộn thì bạn vẫn có thể làm được nhiều hơn. Tuy nhiên, biết set priority là một kỹ năng rất quan trọng để đạt được các đích cuối cùng. Và chỉ có bạn mới tự tìm được điểm cân bằng hợp lý cho chính mình.

Một điều nữa muốn chia sẻ là tôi luôn cố gắng duy trì thói quen tập thể dục buổi sáng và đi nhảy vào cuối tuần, dù là rất bận. Thậm chí càng bận tôi lại càng phải tập. Thể thao giúp tôi thăng bằng tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn để chiến đấu. Và rất hạn chế thức khuya (ngoài chuyện buồn ngủ ra thì thức khuya tổn hại nhan sắc và sức khỏe lắm lắm :p)

Khi nào lấy chồng? (mục này chỉ dành cho các bạn gái nhé) Ơ thế không định lấy chồng à? Hix, câu này tôi nghe mòn hết cả vành tai lẫn màng nhĩ mà vẫn không thoát được mỗi khi ai đó biết tôi có ý định đi học tiếp. Khổ cái là không khai không được, vì bạn bè người quen toàn hỏi tôi là Sao dạo này bận gì thế? Sao không đến sinh nhật tớ/con tớ? Sao không đi chơi với lớp mình? Sao 20/11 không qua thăm cô giáo?, VIP quá, hẹn mãi mà không gặp được Hà Đành phải thành thật nói là mình đang ôn thi, hòng mong người ta thông cảm, châm chước cho sự thiếu quan tâm/bận rộn của mình. Mà nói ôn thi thì người ta sẽ hỏi bạn là thi cái gì! Blah blah Và cuối cùng là Thế không định lấy chồng à! ặc ặc

Bực nhất là dịp Tết, cứ đến nhà là người ta hỏi Thế bao giờ cho cô/dì/chú/bác/anh/chị ăn cỗ?. Một người hỏi không sao, hai người hỏi càng vui, 10 người hỏi cũng no vấn đề. Nhưng người thứ 20, 30, người thứ 100 hỏi thì bạn sẽ muốn gào vào mặt người ta là Tôi mệt vì phải vừa cười vừa trả lời lắm rồi! hoặc bạn sẽ thèm được làm tờ FAQ để phát cho người ta đọc cho xong chuyện.

Nhục nữa là về quê. 10 người tôi gặp thì 10 người sẽ hỏi tôi câu hỏi thường gặp này. Mà nào có phải 10 người đó quan tâm gì đến tôi đâu! Tất nhiên là tôi vẫn phải cười tươi và bảo là Ôi, ăn cỗ thì có gì khó đâu ạ. Cháu mời cô/dì/chú/bác/thím/anh/chị lúc nào chả được. Nhưng chưa xong, người ta còn nhiệt tình hơn, tiếp tục bảo tôi là Con gái có thì cháu/em ạ, kén nó vừa thôi. Tuổi tôi ở quê thì được liệt vào dạng báo động . Hu hu hu tôi đâu có cần người ta khuyên cơ chứ. Có phải tôi không nhận thức được vấn đề đâu!

Nhưng mà cú nhất là người ta không những khuyên tôi mà còn quay sang nói với bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi được tôi quán triệt tư tưởng từ rất sớm rồi nên lập trường khá vững vàng trước dư luận xã hội. Nhưng than ôi! Nước chảy đá mòn. Thỉnh thoảng bố tôi nói gần nói xa Cái gì cũng có quy luật của nó là tôi biết ngay ám chỉ điều gì. Tôi biết thế nên thường xuyên tung hỏa mù với bố mẹ. Được cái tôi quan hệ rộng, bạn bè đồng nghiệp đối tác người quen nhiều vô biên nên bố mẹ tôi cũng đỡ lo. Hoặc lo nhưng không dám nói cho tôi biết, vì biết tính tôi rồi. Thực sự tôi thấy may mắn vì bố mẹ tôi hiểu và tôn trọng cá tính của tôi. Từ nhỏ, tôi lớn lên độc lập và tự quyết định mọi bước đi trong cuộc đời mình. Tôi luôn ý thức về bản thân và không uốn mình theo những định kiến xã hội (không biết thế là tốt hay xấu, nhưng đấy là tôi!).

Tại sao tôi lại kể với bạn điều này? Vì nếu bạn là con gái, tôi dám cá bạn sẽ đối mặt với tình huống tương tự nếu đi học MBA trước khi lấy chồng. Quả thật không dễ dàng khi nhìn tới tương lai xa tít tắp phía trước, sau 2 năm MBA Nhưng bạn ơi, rốt cục đời là một cuộc phiêu lưu Có ai biết trước điều gì đâu! Với cá tính ưa nổi loạn của mình thì có cố thủ ở Hà Nội cũng chắc gì tôi đã lấy được chồng!  Tôi sống cho hiện tại. Cái gì tôi thích thì tôi làm. Nếu bảo bây giờ tôi từ bỏ ước mơ MBA để ngồi đợi kiếm một anh, làm đám cưới ầm ĩ, rồi lo chợ búa bếp núc chăm chồng nuôi con thì tôi thiếu oxy mà héo hon mất. Tôi là tôi, nên đừng bắt tôi phải sống theo cách của người khác.

Vậy thì, đi thôi!!

1. SELF ASSESSMENT 

Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm của quá trình apply MBA là self-assessment. Tôi nhớ trong quyển How to get into top MBA programs (Bạn có thể tìm các sách được nhắc đến trong bài này ở Thư viện US Guide) có một mục về phần này, trong đó có rất nhiều câu hỏi như về Education, Work experience, Extracurriculum Activities, Future plan, Personal questionsNgoài ra, bạn có thể bổ sung những nội dung khác theo trường hợp cụ thể của bạn và tham khảo thêm trên forum vietmba.com.

Mục đích là self-assessment là để bạn có một bức tranh toàn diện, chi tiết và đầy đủ về bản thân. Nội dung của self-assessment đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ các công việc trong quá trình apply của bạn, từ CV, essay cho đến interview. Trong self-assessment, bạn cần phải đưa ra những tiêu chí để thể hiện mình, tương tự như key communication messages để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Ví dụ cho trường hợp của tôi:

Self positioning: INNOVATIVE LEADERCommunication Guidelines:1. Leadership 2. Creativity 3. Passion for brand management/marketing 4. Contribution to community 5. Strong interest in [school name]Bạn không nên đưa quá nhiều thông điệp vì trí nhớ con người có hạn (Jack Trout). Các guideline này cũng có thể được thay đổi một chút để phù hợp với văn hóa của từng trường nếu cần. Từ cái xương sống đó, bạn sẽ dựng tiếp các câu chuyện, các sự kiện theo khung câu hỏi sẵn có của self-assessment. Như thế, các câu chuyện sẽ thống nhất với một chủ đề chung, chính là hình ảnh một con người mà bạn muốn admission committee cảm nhận. Và về sau khi bạn viết essay hay trả lời interview, bạn cũng sẽ theo cái mạch đã thống nhất đó. Giả sử bạn nào có định nói dối, ví dụ như bạn không thực sự thích tha thiết một ngành nào nhưng buộc phải chọn một ngành thì self-assessment cũng sẽ giúp bạn nói dối một cách nhất quán!

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào để ra được các tiêu chí này? Xin thưa, không dễ. Đó là một quá trình viết rồi sửa, sửa rồi viết Những câu chuyện về bạn hoàn toàn có thể lại dẫn đến một thông điệp khác chứ không phải thông điệp mà bạn dự định ban đầu trong guideline. Không sao cả, mình bỏ tiêu chí đó đi và thay bằng tiêu chí mới phù hợp hơn. Làm self-assessment cũng chính là một quá trình quan sát và khám phá về bản thân. Bản thân tôi cũng như một số bạn bè, khi làm xong self-assessment thì cảm thấy sung sướng vì nhận ra giờ đây mình hiểu mình quá. Mình biết mình là ai, giá trị của mình ở đâu, mình muốn làm gì… Bạn cũng sẽ tự đánh giá được là mình có thực sự muốn đi học MBA hay không, để mà quyết tâm theo đuổi. Vì thế, quá trình viết self-assessment là một quá trình lâu dài, không chỉ chuyện viết và sửa mà nó là chuyện quan sát bản thân và ghi chép lại. Thế nên bạn cần chuẩn bị việc này thật sớm. Như thế bạn cũng có thời gian để ngấm những gì mình viết ra.

Về self-assessment thì tôi phải vô cùng cám ơn anh Tiến. Anh là người đầu tiên nói với tôi về self-assessment, đã xem, sửa, và hướng dẫn tôi từ những bước đi bỡ ngỡ đầu tiên đó. Anh cho tôi niềm tin rằng con đường nghề nghiệp mà tôi đang đi là đúng đắn. Điều đó giúp tôi tự tin lên rất nhiều, không chỉ trong chuyện apply mà trong cả công việc. Mặc dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho một đứa lính mới tò te như tôi. Nếu anh có nói là anh chỉ sửa giúp em bản final thôi thì tôi cũng không dám than thở. Nhưng anh đã nhiệt tình sửa cho tôi từ cái self-assessment đến mấy cái draft essay dài lê thê còn lấm tấm lỗi chính tả (vì tôi không kịp sửa) mà không một lời phàn nàn. Tôi đã nhận của anh sự giúp đỡ lớn lao không điều kiện. Điều đó khiến tôi tự nhủ mình phải sống tốt hơn, phải giúp đỡ được nhiều người hơn. Pay it forward.

————Phần bổ sung (02/09/2010)1. Tiếp cận self-assessment như thế nào: Self-assessment giống như một bức ghép hình, trong đó mỗi miếng ghép là một phần của con người bạn. Ở đây có mấy điểm cần lưu ý:

– Bức tranh đó là tổng quan hình ảnh của bạn, là cái mà bạn muốn admission cảm nhận về bạn. Bức tranh đó là nền tảng cho sự nhất quán của toàn bộ hồ sơ (essay, interview, resume…). Bức tranh đó “phải” có những phần như: why MBA, why now, why you, short-term/long-term goals (&why), các success stories về leadership, initiative, team player, communications, aspiration và một loạt các nội dung khác như challenge/failure, ethics, personality, weaknesses… Self-positioning đóng vai trò như “chủ đề” của bức tranh, các stories kia là màu sắc, hoa lá tạo nên bức tranh theo chủ đề đó.

– Việc lựa chọn miếng ghép nào để đưa vào tranh là quyết định của bạn và do đó, nó phản ánh “thế giới quan” của bạn. Việc lựa chọn và kể một câu chuyện trong self-assessment không chỉ quan trọng ở cách kể, mà quan trọng hơn, là câu chuyện mà BẠN LỰA CHỌN để kể. Nó thể hiện bạn coi trọng cái gì, bạn quan tâm đến cái gì… (what matters to you), thì cái đó sẽ được thể hiện ra qua miếng ghép mà bạn chọn. Có những người cùng trải qua 1 sự kiện như nhau, nhưng có người lựa chọn để kể câu chuyện đó, có người lại không, vì hai người có thế giới quan khác nhau, coi trọng những thứ khác nhau.

– Nếu bạn coi mỗi strength (or key communication message) của bạn là một màu sắc thì bức tranh này không nên có quá nhiều màu sắc. Vì nhiều màu quá thì nhìn vào sẽ hoa mắt, rốt cuộc không thấy màu nào nổi bật cả. Do đó phải chọn “tông màu chủ đạo”, và chuẩn bị các “miếng ghép” để làm tông màu đó nổi bật lên.

2. Không nên nghĩ là đọc xong Quyển “How to get to top MBA” thì chắc chắn làm được Self-assessment ngon lành. Thế thì dễ quá!. Bản thân tớ dùng quyển này như bước khởi đầu để có bức tranh tổng quát về apply MBA, và để lấy câu hỏi gợi ý cho Self-assessment. Minh Hà luôn nghĩ rằng không có một công thức nào đúng cho tất cả mọi người. Những gì viết ra ở đây chỉ là trải nghiệm của bản thân tớ, kiểu như 1 case study, và bạn cần chọn lọc cái gì phù hợp với bạn để áp dụng.

Hope it helps.—————-

2. CV 

CV là một câu chuyện thú vị khác mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Tính ra tôi có thâm niên làm CV không ít, vì đã đi làm từ ngày sinh viên, thế mà khi ngồi với anh Tường, tôi vẫn ồ à mắt tròn mắt dẹt. CV là một phần quan trọng của application vì nó là bức tranh tổng quan nhất về bạn và thường tạo ấn tượng đầu tiên. Interviewer có thể chỉ biết bạn qua nguồn thông tin duy nhất là CV (họ thường không được tiếp cận phần còn lại của hồ sơ của bạn để có thể độc lập đánh giá). CV cũng là sản phẩm ít phải customized nhất khi chuyển bộ hồ sơ từ trường này sang trường kia. Do đó, nó xứng đáng được bạn dành thời gian.

CV cho MBA thường cô đọng trong 01 trang A4. Có một số format cho essay, bạn có thể xem trong quyển How to get into top MBA programs hoặc lên website một số trường để tham khảo. Có trường sẽ post CV mẫu lên để hướng dẫn bạn. Ví dụ như Duke, khi bạn tạo account để apply online thì phần hướng dẫn có một cái CV mẫu có nội dung như thật. Wisconsin còn có cả 1 file PDF rất chi là dài hướng dẫn viết CV. Sau đây là những kinh nghiệm tôi rút ra cho việc làm CV, tổng hợp từ những điều mà tôi học hỏi được:

1) Result oriented: Quyển American Way viết rằng: Americans generally pay more attention to the factual than to the emotional content of messages. They are uncomfortable with displays of more than moderate emotion, and they are taught in school to detectand dismiss emotional appeals in other peoples statements or arguments. They are urged to look for the facts and weigh the evidence when they are in the process of making a judgment or decision. (p53). (Cám ơn bạn Dương, phụ trách Thư viện US Guide, đã gửi quyển sách này cho tôi). Vì thế, một điều tối quan trọng trong CV là bạn phải lượng hóa được các kết quả, các tác động của những công việc bạn làm. Thay vì kể về responsibility, bạn nên chú trọng đến impact, result, và cần lượng hóa càng cụ thể càng tốt. Nếu bạn nhìn cái CV mẫu của Duke trong ví dụ nêu trên, bạn sẽ thấy nó ghi rõ: tao đã làm dự án bao nhiêu triệu đô, làm tăng doanh số được bao nhiêu phần trăm, hoặc lên bao nhiêu tiền, kiếm được bao nhiêu khách hàng Những con số rất là bắt mắt.

Tuy nhiên, trong chúng ta không phải ai cũng có cơ hội được làm cái dự án triệu đô  Điển hình là tôi. Làm tư vấn và thiết kế thương hiệu thì một năm được gần 10 khách hàng đã là nhiều. Năm 2003, Viettel làm quả tư vấn và thiết kế thương hiệu $ 45,000 với JWT mà đã xôn xao dự luận, được nói là chơi trội. Huống chi khách hàng của tôi toàn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi không phải là JWT. Do đó, tôi không ghi con số doanh thu hay số tiền dự án mà lượng hóa bằng cách ghi % doanh thu mình giúp công ty tăng lên, tên các dự án lớn của Nhà nước mà tôi tham gia, một vài dự án mà khách hàng sau đó đã rất thành công (và thành công như thế nào) Về chứng khoán cũng thế. Nếu công ty bạn ra đời sau và thị phần bé thì bạn có thể khai thác con số tăng trưởng về khách hàng và doanh số (công ty bé thì bù lại là thường tăng trưởng nhanh). Ngân sách PR & marketing tôi cũng không dám đưa ra (hix hix). Bạn thử tưởng tượng xem, CV của thiên hạ toàn giơ triệu đô, mình giơ con số vài chục nghìn thì dọa được ai. Adcom đâu biết ở Việt Nam thu nhập bình quân đầu người chỉ có 1000$/năm! Thế là đành phải moi móc lấy cái số vốn hàng triệu đô của công ty đem bỏ trong ngoặc đơn để adcom thấy là tao đang làm manager cho một công ty quy mô lớn.

Về học tập thì có thể kể bạn ở top mấy trong trường/lớp, có nghiên cứu gì, được những học bổng gì, tính chất nó như thế nào Ví dụ như ở trường tôi, dân được học bổng Sumitomo thường được coi trọng, vì đó là học bổng xịn nhất, nhưng ra đường thì ai biết Sumi là gì. Thế nên lại phải chua thêm mấy chữ để adcom biết. Nếu bạn được học bổng của Nhà nước thì cũng cực kì nên kể vì Government scholarship nghe to đùng đùng! Tóm lại là, bạn nên tìm mọi cách để lượng hóa thành tích trong CV của mình.

2) Dùng động từ mạnh: Với những công việc đã qua, bạn nên bắt đầu cái bullet bằng một động từ mạnh ở thì quá khứ. Các động từ mạnh có hiệu ứng rất tốt trong việc thể hiện sức nặng của bạn đấy. Sau đây là các động từ bạn có thể dùng, đặc biệt phù hợp nếu bạn muốn nói 2 thông điệp leadership và creativity:

Awarded (động từ phân từ II)CreatedDesignedDevelopedDirectedEstablishedFacilitated FoundedInitiated LedManagedNominated (động từ phân từ II)ProposedTrained/Coached

Ngoài ra:Analyzed, Conducted, Executed, Gained

3) Chú trọng vào thông điệp, loại bỏ chi tiết không quan trọng Trong CV trước đây, tôi có kể một công việc part-time đã làm với ý đồ giải thích tại sao tôi được bổ nhiệm làm manager khi vừa mới chân ướt chân ráo ra trường. Sau khi trao đổi với anh Tường, tôi đã mạnh dạn bỏ phần đó ra để dành chỗ cho những cái quan trọng hơn. Sau đó, nhìn lại CV của mình thấy chắc hơn hẳn. CV hạn chế, bạn không nhất thiết phải kể hết, quan trọng mà mình nói được cái mình cần nói, và không mâu thuẫn với tính trung thực của hồ sơ.

Trong CV, tôi cũng kể tên 2 công việc tình nguyện tôi đã làm. Anh Tường góp ý rằng 2 việc này cùng nói một thông điệp về em là làm volunteer, vậy thì chỉ nên giữ 1 ý vì 1 ý là nói được thông điệp đó rồi, nên dành chỗ cho những cái khác. Sau khi xét thấy đất đai vẫn dồi dào, tôi giữ cả 2 ý đó trong hồ sơ, nhưng làm rõ sự khác nhau giữa hai công việc: một cái là () interpreted and assisted foreign sports delegations, một cái là () organized summer entertainment and education activities for children, instructed hygienic lifestyle practices and reproductive healthcare for local people. Như vậy, nó nhấn được thêm một chút về các diversity trong experience của tôi.

4) Những câu chuyện sinh động khác về cá tính Nếu bạn biết đánh đàn, vẽ tranh, làm thơ, sáng tác kịch bản hay diễn kịch, được giải thưởng thể thao, thành viên một câu lạc bộ gì hay hay, hoặc có một năng khiếu/sở trường nào đó thì hoàn toàn nên kể ra ở phần Additional Information. Tôi nhớ hồi interview Duke và Carlson, cả hai interviewer của tôi đều hứng thú khi nghe đến mấy trò đánh đàn organ và các vở kịch hồi đi học của tôi, và đoạn nói chuyện đó rất vui vẻ. Bản thân mình cũng thế thôi, nhìn hồ sơ của ai mà thấy có một vài chi tiết sinh động như thế, mình cũng cảm thấy đây chắc hẳn là interesting person, và nếu người đó vào trong tập thể của mình, họ sẽ giúp tập thể vui hơn, diverse hơn.

Nếu phần Social activities không đủ dài thì có thể ghép chung nó vào phần Additional Information cũng ok.————————(Phần bổ sung)Khi vào học Carlson, Minh Hà được training về resume, mới nhận ra là resume cũ của mình hóa ra vẫn còn vấn đề. Có một vài điểm rút ra hi vọng là giúp ích cho những bạn nào đang chuẩn bị apply.

1. The formula for creating a results oriented statement is:

WHAT I DID + WHY I DID IT = RESULTS/OUTCOME

Với mỗi câu trong resume, đặc biệt là phần experience, bạn cần trả lời 3 câu hỏi: What did I do? Why did I do it? What is the result/outcome? Khi nghe coach nói, tớ nhìn lại resume mới thấy là có những bullet mình chỉ để what I did thôi chứ không trả lời 2 câu hỏi sau – vì tớ nghĩ là không lượng hoá được outcome nên không viết. Nhưng thực ra không phải vậy. Có 2 cách lượng hoá outcome: qualitative và quantitative. Nếu bạn không thể dùng quantitative thì có thể dùng qualitative, vẫn rất powerful. Ví dụ:

BEFORE:Supervised development team during integration testing.

AFTER (quantitative):Supervised 5-person development team during integration testing; completed testing ahead of schedule, reducing costs of 15%.

BEFORE:Worked with other departments to improve project management.

AFTER (qualitative):Partnered across departments to introduce Microsoft Solutions Framework methodology, resulting in a more consistent process for managing software projects.

BEFORE:Conducted promotional activities.

AFTER (qualitative):Developed and managed nice successful sales promotions that increased customer base, customer retention rate, and product penetration per household.

2. Trên web của Graduate Business Career Center có hướng dẫn về resume format (nó là dạng file word chạy macro), list of action verbs & high-impact phrases và sample resume cho từng major. https://www.carlsonschool.umn.edu/Page8823.aspxBạn có thể tham khảo để thấy các câu hỏi What-Why-Outcome được giải quyết như thế nào.

Hope it helps. ———————————–

3. GMAT

Tài liệu

Tôi đến với GMAT đầu tiên qua quyển Cracking the GMAT của Princeton. Có lẽ đấy cũng là cái may, vì đọc xong quyển đó thì tôi thấy mình hiểu về bản chất của GMAT và thích nó như thích một trò chơi. Tôi đọc phần lời mở đầu với một sự hứng thú đặc biệt. Tôi nhớ tác giả kể là tao đến trụ sở công ty ETS và thấy một dinh thự cực kì khang trang, chúng nó giàu như thế nào nhờ cung cấp sản phẩm độc quyền là GMAT và TOEFL. Đi sâu vào hệ thống của ETS, bạn sẽ biết rằng những người ngồi nghĩ câu hỏi cho bạn thi hóa ra chẳng phải giáo sư tiến sỹ gì cao siêu mà có khi là mấy cậu lập trình trẻ măng nhí nhảnh Tóm lại, bạn sẽ nhận ra GMAT chẳng là cái gì kì bí, chẳng phải là thước đo chỉ số IQ của bạn, mà chỉ là một thứ bạn cần có để hoàn thành bộ hồ sơ MBA. Tôi rất thích anh chàng Joe Blogg mà tác giả dựng nên. Mỗi lần mình định lao vào điền một câu dễ thế là lại khựng lại, tự hỏi mình có phải là Joe Blogg không . Kỹ thuật POE (Process of Elimination) trong quyển này khá hữu ích.

Sau đây là những sách mà tôi khuyên bạn không nên bỏ qua (những sách mà tôi dùng là cũng do được người khác khuyên, mình dùng thấy đúng nên khuyên lại bạn :p):1) Cracking the GMAT Princeton (lý do như đã nêu ở trên)2) Official Guide (hay gọi là OG) tài liệu hướng dẫn chính thức của ETS. OG là cẩm nang, hiển nhiên phải dùng. Thi thật cũng rất giống kiểu hỏi và nội dung trong OG. Hồi tôi thi thì làm OG 10 và 11. Hai quyển này có phần trùng và khác nhau. Mỗi năm ETS lại ra một bản mới, giống như Bộ Giáo dục nước ra sửa đổi sách giáo khoa hàng năm . Đến lượt bạn thi, phiên bản mới thay đổi thế nào thì bạn phải hỏi người vừa thi trước bạn. OG phần SC tôi phải làm 2 lần để ôn lại ngữ pháp.3) Manhattan phần nào nào tôi cũng thấy cực kì hữu ích. Cám ơn Nhung béo đã giới thiệu quyển này! Sentence Correction (SC): sách củng cố ngữ pháp cho bạn theo các dạnh mà GMAT hay hỏi, cho bạn bài tập thực hành luôn và phân loại OG theo các dạng ngữ pháp đó. Critical Reasoning (CR): chỉ cho bạn các loại lỗi reasoning thường gặp của GMAT, phân loại câu trong OG để bạn luyện luôn. Reading: dạy bạn cách vẽ sơ đồ bài đọc theo dạng skeleton (đầu lâu rồi đến tay chân ). Học GMAT một thời gian tôi biết đến Manhattan. Hồi đầu tôi làm OG sai liểng xiểng. SC thì toàn bị nhầm. Reading thì bơi, đọc mãi mà ** hiểu, làm lâu ơi là lâu. Đến khi dùng Manhattan thì eo ơi: lên tay kinh khủng! Kĩ năng vẽ skeleton giúp tôi tăng tốc reading vượt bậc.4) Peterson: Tôi chỉ luyện writing khoảng 2 tuần trước ngày thi và thi rất suôn sẻ (5 và 5.5). Tài liệu mà tôi dùng là Peterson. Tôi nghĩ riêng quyển này là đủ cho writing Essay 1 (Analysis of an Argument). Sách chỉ cho bạn các loại lỗi trong lập luận và cách xử lý các lỗi đó. Ví dụ như lỗi mẫu nghiên cứu không mang tính đại diện thì sẽ có những mẫu câu gì để giải quyết. Cái Essay 2 (Analysis of an Issue) thì tôi viết theo kiểu essay 2 của IELTS nên tôi không dùng tài liệu GMAT nào cho phần này. 5) Test set: có khoảng 20 test (là file), chỉ nên làm khi đã xong OG. Nên time management y như thật khi làm test set. Nên soạn answer sheet với các cột A|B|C|D|E, cột Corect/Incorrect và cột Note để ghi chú các lỗi sai với từng câu, về sau review cho dễ (cái form này là Nhung béo soạn cho bọn tôi). Dùng kĩ thuật POE khi làm test set.6) GMAT prep: là phần mềm có giao diện y như thi thật, do ETS thiết kế. Chỉ có vài đề luẩn quẩn trong đó nên bạn không thể làm nhiều (làm nhiều hơn 3 lần thì câu sẽ lặp lại, lúc đó không còn đánh giá đúng khả năng của mình nữa), chỉ nên làm trong vòng 1 tuần trước ngày thi để quen với thao tác trên máy tính và vững về tâm lý. Thêm nữa là file GMAT -Time Management của Khắc Cường (Cường chân dài) là tài liệu bạn không thể bỏ qua. Ngoài ra tôi thấy quyển Kaplan Premium có phần lý thuyết và công thức cho bài toán xác suất khá tốt, còn câu hỏi thì không giống thi như OG. Bạn cũng có thể ngó qua 3000 Question Bank để thử phản xạ sau khi xong OG, nếu cảm thấy xong OG mà chưa nắm chắc hoặc bị hết tài liệu ôn thi (he he).

Bạn nên chuẩn bị các mẫu câu sẵn cho essay, lúc thi cứ tự động phang vào, khỏi phải nghĩ cho mất thời gian. Nên chuẩn bị template sớm và lúc luyện chỉ luyện theo template thôi cho quen tay. Sau đây là một số template cho Essay 1 tôi đã nằm lòng bị trước lúc thi:

Opening: 1) The argument that . is not entirely logically convincing, since it ignores certain crucial assumptions.

2) According to this editorial/sbs speech/ In sb argued that (argument). To support this assertion /conclusion, the editorial/speaker/author of this article cites (st)/ points out that However, the argument suffers from several reasoning flaws, which together make the argument unconvincing.

BodyFirst, the argument assumes that. There are a number of reasons why this might not be true. For example, . Or perhaps,Second, the argument never addresses the point thatFinally, the author fails to consider .———-One of such problems is thatAnother potential problem involves the / Another flaw involvesFirst, the argument relies on a poor analogy between X and Y. It is entirely possible that

ConclusionTherefore, the argument is not completely sound. The evidence in support of the conclusion does little to prove the conclusion. Ultimately, the argument could be strengthened by making it plain that.(, that. , and that.).

Essay 2 của GMAT thì giống A/D-Template của IELTS Writing Task 2 nên tôi sẽ trình bày dưới đây.

Kế hoạch học tập

Có tài liệu rồi thì quan trọng nhất là kế hoạch học tập. Cái này là nỗi niềm không của riêng ai. Ai cũng bận trăm công nghìn việc. Kể cả bạn nào nghỉ ở nhà để ôn thi thì vẫn phải có kế hoạch rõ ràng để khỏi trở nên lười biếng (hoặc ít nhất nếu có lười biếng thì cái kế hoạch sẽ là căn cứ rõ ràng để bạn tự sỉ vả bản thân ). Bạn cần liệt kê ra những tài liệu mình cần hoàn thành và khung thời gian thực hiện từng việc đó. Thường thì bạn sẽ làm nhiều việc song song, tức là làm nhiều tài liệu GMAT một lúc, và ngoài GMAT thì còn lo ngắm trường Nên không có plan thì sẽ dễ bơi lắm. Tôi làm cái thời khóa biểu nho nhỏ như ngày đi học phổ thông và đặt trên bàn làm việc để theo dõi tiến độ của mình. Thường thì cũng không hoàn thành 100% quota nhưng sẽ biết mình có chậm ở mức chấp nhận được hay không. Đợt nào thấy mình chăm ngoan thì có thể châm chước cho phép mình đàn đúm tí tẹo. Còn đợt nào thấy bê trễ quá thì tôi có can đảm để say no với những lời rủ rê.

Time management cho bài thi là rất quan trọng. Cực kì quan trọng. Khi bắt đầu làm Test Set là phải làm quen luôn với time management. Time management là kĩ thuật quản lý thời gian lúc thi GMAT, chia các blog thời gian ứng với các câu hỏi. Vd, 15 câu đầu của verbal thì được phép làm trong bao nhiêu phút, bao nhiêu phút tiếp theo thì phải đến được câu bao nhiêu, phân bổ thời gian lúc đầu và lúc cuối bài thi như thế nào…

Nếu bạn có gặp câu hỏi nào khó đọc key mà không hiểu, hỏi bạn không được thì có thể lên forum vietmba.com vào box GMAT để hỏi. Cường chân dài hình như vẫn là mod cho box đó. Còn câu nào củ chuối bạn không hiểu, hỏi không ra thì nên bỏ qua vì thi không gặp đâu!  Cho khỏi mất thời gian (trừ những câu về hiện tượng ngữ pháp thì không nên bỏ qua).

Tâm lý ngày thi

Tâm lý là yếu tố quan trọng nhất để bạn phát huy hết khả năng trong ngày thi. Chuyện tâm lý của tôi thì thôi rồi là buồn cười. Bạn biết không, đến bây giờ mỗi lần thấy Richard Gere là tôi lại nhớ đến kì thi GMAT. Chuyện là thế này, tối hôm thi GMAT hồi tháng 12/2007 thì có một film gì rất hay mà Richard đóng vai chính, đại loại là một chàng lãng tử đi phiêu lưu đến xứ nọ và gặp một nàng công chúa Tóm lại tôi rất thích Richard và thích mô típ của phim này. Vừa xem phim, một tai tôi vừa nghe thấy Mai thi rồi, mình không nên xem phim, xem khuay mình sẽ mất ngủ, và không thể thi được, kì thi này rất quan trọng một tai kia thì nghe thấy Ôi giời, xem tí có sao. Xem nốt tí rồi tắt, còn sớm mà Túm lại đấu tranh tư tưởng mãi thì tắt được tivi ở giữa chừng phim (nếu không vì GMAT thì không ai nhấc tôi ra được khỏi cái tivi khi đang có phim tôi thích). Nhưng tiếc thay, sau đó tôi không tài nào ngủ được. Không ngủ là bắt đầu lo là mai không thi được. Trong khi đây là cơ hội cuối cùng cho mình để thi GMAT, vì deadline đến rồi Càng lo càng không ngủ được. Một vòng luẩn quẩn điên cuồng. Đây là lần thứ hai tôi lâm vào tình trạng mất ngủ (lần đầu thì là ốm trước một kì thi ở trường Ngoại thương), còn bình thường tôi là con sâu ngủ.

Sáng hôm sau thức dậy, bố mẹ nhìn cái mặt tôi thì biết ngay là có chuyện chẳng lành. Tôi bị tụt huyết áp, không ăn được mấy, đầu thì ong hết lên vì cả đêm không ngủ được. Vào phòng thi mặt mày vẹo vọ. Hôm đó là ngày 22/12 nên trung tâm Horizon lại chuẩn bị cho lễ Noel. Người ta bưng cây thông lên cầu thang ầm ầm, còn bàn nhau treo quả thông ở chỗ nào làm tôi điên hết cả người. Hai lần liền tôi phải giơ tay lên bảo chị admin là nói mọi người trật tự cho em thi. Đúng là người tính không bằng trời tính. Tôi đã chọn ngày tránh lớp học cho khỏi ồn thì lại rơi vào ngày trang trí Noel. Kết cục là 650! Chán như con gián. Điều an ủi duy nhất là mặc dù trong lúc IQ bị down trầm trọng nhưng toán tôi vẫn được 50. Có lẽ một điều may mắn cho tôi là tôi thích GMAT, thích làm toán cấp 1, thích học cách tư duy và phản biện của GMAT, nên tâm lý của tôi cũng thoải mái khi thi lại lần 2.

Tôi thi lại lần 2 vào tháng 2/2008, tức là 2 tuần sau Tết. May mà sàn HO và HA cho chứng khoán nghỉ tết nhiều nên tôi có thời gian tập trung cao độ cho GMAT. Mồng 1/2 tôi submit Emory, 18/2 thi lại GMAT và gửi điểm bổ sung cho trường trước khi trường ra admission decision. Kết quả là tôi bị ding Emory. Và thế là thi vội thi vàng GMAT cũng chả để làm gì cả. Giả sử lần thi thứ 2 có lởm khởm thì rõ ràng tôi có khối cơ hội về sau để thi lại!!

Về sau, bạn bè tôi đứa nào thi GMAT mà bảo lo quá thì tôi đều kể về chuyện tôi thi GMAT 2 lần. Lần 1 tưởng sống tưởng chết đây là cơ hội cuối cùng. Lần 2 cũng tưởng chết đây là cơ hội cuối cùng. Nhưng hóa ra cả 2 lần đều chả là gì cả. Cho nên, hai bài học rút ra ở đây là:- Bạn nên thi sớm để nếu không như ý thì còn thời gian thi lại (ít nhất 31 ngày sau mới được thi lại). Như vậy, tâm lý ngày thi sẽ thoải mái hơn. – Take it easy: cái giá của bạn chỉ là $250, đắt nhưng mà không quá đắt. Điểm thấp thì ta thi lại. Sao đâu. Và tâm lý thoải mái thì bạn sẽ do your best trong ngày thi. Nói thêm một chút là đa số các trường ở Mỹ đều chỉ lấy điểm GMAT cao nhất mà bạn kê khai. Cũng có trường xem điểm gần đây nhất, có trường cộng lại chia trung bình nhưng chỉ là thiểu số.

Vào phòng thi

Trước khi thi tôi ghé qua chỗ Horizon nhìn cho biết nơi biết chỗ (tồi tàn hơn mình tưởng). Khi chọn ngày thi thì tôi hỏi người ta về lịch lớp học ở đó, vì bọn trẻ con mà tan lớp thì có thể ồn. Nhưng như đã nói ở trên, người tính không bằng trời tính, nên take it easy bạn ạ. Bạn nên mang nước uống hoặc bánh kẹo/trái cây trong cặp để ra chơi có thể măm măm. Trái cây thì lúc nào cũng là phương thuốc tốt nhất giúp tôi tỉnh ngủ. Chứng minh thư/hộ chiếu thì tất nhiên là không được quên.

Lúc thi thì trước khi tính giờ, sẽ có thời gian chuẩn bị. Tôi xin thêm một tập giấy nháp để kẻ cái bảng time management ra trên một tập, còn tập kia thì kẻ trước các cột A|B|C|D|E và ghi số từ 1 đến 37 (math)/43 (verbal) để sau làm POE cho nhanh. Bạn phải tuân thủ Time management và không được bỏ qua các câu cuối bài kể cả không kịp thời gian. Bỏ trống không làm kịp những câu cuối sẽ bị trừ điểm nặng hơn là làm sai!!

Khi thi xong thì bạn sẽ được phát một tờ giấy báo điểm. Bạn nên giữ tờ này vì trên đó có cái code mà về sau bạn sẽ dùng nó để log in đọc kết quả GMAT online.

Vài lời cuối về GMAT– Học GMAT nên có bạn, có người để trao đổi, để xả xì trét thì bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng vui vẻ hơn.- Ngày đầu làm test set (verbal) thì tôi chỉ đúng được 19 hay 20 câu gì đó trong tổng số hơn 40 câu. Nhưng dần dần mọi việc tốt lên. – Nếu bạn là dân thích toán thì toán GMAT khá dễ, nhưng vẫn nên làm các dạng trong OG cho quen tay, để tránh mắc các lỗi dở hơi.- SC hay có dạng 5 câu ABCDE chia làm 2 nhóm, một nhóm 3 câu có một loại lỗi (hoặc không lỗi) giống nhau và nhóm 2 câu có một loại lỗi (hoặc không lỗi). Nếu bạn biết chắc về loại lỗi đó thì có thể Eliminate được bớt một nhóm.- Bạn nên làm thẻ visa/master debit sớm để còn trả tiền thi GMAT, TOEFL (nếu thi), application fee về sau sẽ tiện hơn là phải nhờ người khác. Phí làm thẻ rất thấp và không phải kí quỹ như credit.- GMAT cho gửi điểm miễn phí đến 5 trường và bạn có cơ hội duy nhất để đăng kí 5 trường đó lúc trước khi bắt đầu làm bài trong phòng thi. Bạn phải tự nhớ hoặc search trên các trường đó để đăng kí. Có nhiều bạn khi thi GMAT thì sợ điểm kém nên không dám gửi điểm cho trường. Hoặc nghĩ rằng mình chưa chắc chọn.

 

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987