Connect with us

Hi, what are you looking for?

Kinh nghiệm

Con đường du học

Bài viết này mình sẽ chia sẻ cho bạn hướng đi để tìm học bổng đi du học trên quan điểm và góc nhìn cá nhân của mình. Có nhiều bạn có cùng xuất phát điểm như mình: học chuyên tự nhiên nên nền tảng tiếng Anh yếu kém, tài chính không thể tự túc chi phí, không phải là người năng nổ tham gia cái này cái nọ. Vậy có xin được học bổng không? Mình đã xin được học bổng toàn phần học thạc sĩ ở Đức. Từ những năm cấp ba thỉnh thoảng mình có nghĩ đến du học nhưng vẫn là một cái gì đó mơ hồ lắm vì mình chưa có định hướng và quá trình kiếm được hỏng bổng ngày hôm nay là một hành trình dài. Mình là người luôn theo cảm tính hơn lý tính, và mình không đặt nặng việc mình PHẢI đi du học, và cũng ghét việc cố sức làm những điều mình không chủ tâm để „Làm đẹp hồ sơ“. Xuất phát điểm của mình sau khi tốt nghiệp cấp ba là một đứa: không biết vì về xã hội,đi thiếu hụt mọi kỹ năng và ngoại ngữ. Vì vậy quá trình sau đó mình chia làm ba giai đoạn cho đến hôm nay: 1. Hoàn thiện bản thân Bốn năm đại học là quá trình mình bắt đầu sống xa gia đình, thu nhập nhiều điều mới, đặt chân đến 33 tỉnh thành. Học cách sống độc lập, học cách chơi, học cách học ở Đại hoc vì nó khác cấp ba, trau dồi ngoại ngữ, tìm tham gia các chương trình tình nguyện, hội thảo… thú vị, học cách kiếm tiền từ một vài nghề khác nhau. Mình làm mọi việc một cách tự nhiên, thoải mái, vì mình yêu thích, là để cho mình tốt lên, kể cả có đi du học hay không sau này những thứ đó thì cũng giúp ích mình. Nếu chỉ chăm chăm vào du học, thì bạn đã vô tình đặt mình vào một áp lực vô hình khiến cho mọi thứ nặng nề hơn, và việc có thể không kiếm được học bổng như mong muốn sẽ khiến bạn thất vọng nhiều. 2. Tìm và nộp đơn Vì hồ sơ của bạn là những kiến thức, kinh nghiệm bạn đã thu nạp sẵn cho mình rồi, bạn đã chuẩn bị đủ mọi thứ, giờ chỉ chờ đúng thời điểm (mình bắt đầu sau khi nộp khóa luận) bắt đầu tìm thông tin, thấy học bổng nào phù hợp với nguyện vọng, sở thích, khả năng của mình thì bắt tay vào làm hồ sơ. 3. Tự tạo tâm lý sẵn sàng Kể cả được học bổng hay tự túc, bạn cũng phải chuẩn bị cho cuộc sống ở một đất nước xa lạ, nếu không muốn sau này bị hụt hẫng. Mình nghĩ, đi du học không chỉ để học, mà còn sống và trải nghiệm một nền văn hóa khác. Sau đây mình đi cụ thể hơn từng bước và chiếu theo kinh nghiệm của mình cho những ai quan tâm. Vây coi như bạn ra đời chưa có kiến thức gì như mình đi nha, cùng nhau học nào! Để dể đọc thì mình sẽ trình bày các ý theo gạch đầu dòng.

HOÀN THIỆN BẢN THÂN
Sống độc lập: mình đã từng sống trong một phòng kí túc với 8 cái giường, hay sống cùng nhà bà con họ hàng. Từ một đứa con nít ra đời tất nhiên sẽ có nhiều chuyện trường lớp bạn bè khiến bạn buồn đôi lúc và cảm thấy muốn về nhà, nhưng sau bốn năm bạn đã mạnh mẽ lên nhiều. Sống nhiều môi trường cũng dạy mình cách thích nghi nhanh, bây giờ mình dễ sống và không đòi hỏi :))

Trau dồi ngoại ngữ: Mình bắt đâu đi học thêm tiếng anh ở ngoài, kết bạn nước ngoài, thỉnh thoảng đọc mấy truyện ngắn rồi tự dịch, xem phim…. Tiếng anh của mình tiến bộ theo thời gian nhưng rất chậm, sang đây mình có thể giao tiếp thoải mái nhưng thời gian đầu đọc sách vẫn còn nhiều khó khăn. Vậy nên mình khuyên các bạn đừng lười như mình, hãy học tiếng anh thật nhiều!!!
Bổ sung kĩ năng: lên đại học mình bắt đầu biết đến thuyết trình, làm việc nhóm, gọi là bước làm quen. Mình cũng học các kĩ năng phụ vì đam mê như nhiếp ảnh, các thao tác máy tính, làm việc các phần mềm Photoshop, AI và tất cả những điều này giúp ích mình rất nhiều.
Đi làm: làm thêm giúp cho bạn kiếm tiền, mở rộng các mối quan hệ, giao tiếp tự tin hơn, học hỏi từ người khác. Ban đầu mình cũng chỉ làm gia sư, sau này mình vẫn giữ nguyên việc đó (vì đó là nguồn thu chính), và làm một số việc khác có thể không đem lại thu nhập: nhiếp ảnh gia, trợ lý trung tâm gia sư, mở một cửa hàng quần áo,…
Đi tình nguyện: ít ai biết rằng mình đã đăng kí một vài câu lạc bộ ở FTU và các hội Tình nguyện thời năm nhất năm hai nhưng trượt hết. Sau này mình đã tự tin hơn và nói tiếng anh khá hơn, mình tham gia hai chương trình tình nguyện quốc tế, và mình đến giờ vẫn thấy vui về điều này. Ngoài những điều bạn học được, bạn có một thứ vô giá hơn là tình bạn từ khắp nơi! Ngoài ra mình cũng tham gia vào một số chương trình khác, có thể rất nhỏ, hoặc ngẫu nhiên như lần sinh nhật bạn thân mình, nó có ý tưởng tự dành tiền tiết kiệm rồi rủ ba đứa nữa đứa đến chùa Bồ Đề nấu một bữa cơm có thịt với trứng cút cho các em nhỏ mồ côi. Làm vì bạn cảm thấy hạnh phúc và để học hỏi, đừng chỉ vì đẹp hồ sơ!
Học: bạn đừng chê giáo dục Việt Nam, sang đến đây mình vẫn không thoát khỏi đạo hàm, nguyên lý thống kê, kinh tế vi mô vĩ mô, kinh tế phát triển, kinh tế công cộng……. Đừng làm mọt sách nhưng hãy học hành nghiêm túc.
Du lịch: mình không có tiền đi nước ngoài nên tranh thủ cơ hội đi rất nhiều trong nước, từ những chuyến ngắn ngày cùng bạn bè, thăm họ hàng, hoặc lúc đăng kí tình nguyện ở tận miển Nam thì có thể tranh thủ sau đấy đi các tỉnh lân cận… Sau này mình nhận ra: Việt Nam quá đẹp! Và bây giờ mình có một kho ảnh để khoe với bạn bè quốc tế!

Vậy là bạn đã học đại học, không cần điểm quá cao nhưng chấp nhận được, bạn tham gia một số chương trình tình nguyện, làm thêm, có ngoại ngữ. Bạn đã sẵn sàng! Giai đoạn này quan trọng vì:
Các trường nước ngoài không chọn học sinh dựa trên thang điểm mà còn hiểu biết xã hội, các đóng góp cho cộng đồng, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng,…
Quan trọng hơn là bạn tự bổ sung kiến thức và trải nghiệm cho chính mình.

TÌM VÀ NỘP ĐƠN
Follow các trang Facebook hay tổng hợp các cơ hội về việc làm, chương trình tình nguyện, học bổng như Ybox, My Your Opportunities, Scholarship for Vietnamese students… Mình để hẳn chế độ „Get notification“, tức là nếu có bài đăng mới thì bạn sẽ thấy luôn trong thông báo của bạn.
Nếu thấy chương trình bạn thích, đọc kĩ (có thể tìm đến trang chính thức) để biết thể lệ, các yêu cầu, những gì bạn được nhận
Chọn các chương trình phù hợp với điều kiện và sở thích để đăng kí. (tập trung ít nhưng hiệu quả, tận tâm với nó, đừng làm hồ sơ tràn lan). Chuẩn bị các loại giấy tờ theo các bước nhà trường hoặc tổ chức học bổng yêu cầu
Sau khi hoàn thành đơn, nên nhờ một vài người soát lỗi chính tả, trình bày, câu cú. Bạn có thể phải làm đi làm lại nhiều lần để bản cuối sẽ là bản gọn gàng, không lỗi, súc tích và giá trị nhất.
Thông thường hồ sơ gồm có:
CV
Motivation letter (bạn sẽ phải viết về mục đích, nguyện vọng, những điều bạn mong muốn được học,… Mình nghĩ cái này quan trọng nhất, để nhà trường biết bạn nhận thức và học được đến đâu, bạn thực sự mong muốn gì)
Thư giới thiệu của thầy cô/sếp nơi làm việc (thường là 2)
Bảng điểm
Các chứng chỉ ngoại ngữ


CHUẨN BỊ TÂM LÝ

Mình sẽ không nói về những trải nghiệm tốt ở đây mà những thứ nếu sống lâu bạn có thể sẽ gặp phải
Ngoại ngữ: học ngoại ngữ không bao giờ thừa. Mình có thể giao tiếp trôi chảy nhưng tuần học đầu tiên thực sự mình thấy rất áp lực vì đọc sách không hiểu gì. Phải mất một thời gian tình trạng đó mới khá dần lên. Một số bạn bè quốc tế cũng gợi í học nhóm cùng và thảo luận bài để mình hiểu bài hơn.
Thức ăn: mình dễ sống dễ ăn nhưng thỉnh thoảng mình cũng thèm đồ Việt lắm!!! ai đăng ảnh gì lên Facebook về ăn uống là mình ngồi cặm cụi nuốt nước miếng, đôi lúc thèm bát phở thôi mà từ 6,5 – 10 Euro nên đành nhịn :))
Thời tiết: mùa đông đầu tiên trong đời mặt trời ló dạng lờ mờ từ 8h-4h, có nhiều ngày còn không có mặt trời, nhiệt độ âm liên miên khiến nhiều bạn bị trầm cảm mùa đông
Ôn thi: giai đoạn mọi nỗi buồn chán dồn đến và bạn chỉ muốn ngủ nhưng không được ngủ hoặc muốn về Việt Nam nghỉ hè!!
Giao tiếp: việc không thể giao tiếp, không có bạn bè, áp lực nhiều mà không có ai chia sẻ, không gia đình ở bên làm nhiều người không thể trụ lại được và đã có trường hợp bạn của bạn mình phải về nước giữa chừng. Hãy hòa đồng, chủ động làm quen kết bạn. Ví dụ: mình đã biết sẵn một số bạn từ lần đi tình nguyện cùng nhau, mới sang một bạn đón ở sân bay rồi mấy ngày sau đó dẫn mình đi chơi và hướng dẫn đủ thử: đây là bánh mì Đức, người Đức ăn sáng bánh mì, quết một lớp bơ sau đó là mứt hoa quả, mật ong, xúc xích,… tùy thích. Sau đó mình ở cùng một nhà host family trong sáu tháng nên cũng làm quen cuộc sống mới khác dễ dàng. Và mình luôn cảm thấy may mắn vì điều này 🙂
Tài chính: tất nhiên là ít có chuyện thèm gì ăn nấy, quần áo mua tứ tung như ở nhà, mình chi tiêu không tằn tiện lắm, đủ sống, nhưng có đôi lúc cũng bị khủng hoảng vì tiền nhà đắt, phải mua áo lông giày lông cho mùa đông, máy tính hỏng …….
Vân vân và vân vân
———————————————————————————–
a. Đôi nét về học bổng của mình: Ngành học của mình là Thạc sĩ Kinh tế, Luật và Chính sách công. Mình được học bổng PPGG của DAAD Đức. Mình apply sau thi hoàn thành luận văn đại học tại FTU và may mắn được chọn từ lần apply đầu tiên. Ngoài hai năm thạc sĩ toàn phần, DAAD còn cấp cho những người trong chương trình này 6 tháng học tiếng Đức miễn phí, dù chương trình học của bạn tiếng Anh hay Đức! Đây là thời gian bạn làm quen với cuộc sống mới, kết bạn năm châu, tìm hiểu văn hóa nếu bạn sống ở nhà Host family như mình, và biết thêm một thứ ngôn ngữ cũng khá thú vị.
b. Tại sao mình viết bài này: Thứ nhất, có nhiều bạn hỏi mình về các thông tin học bổng và mình chưa thực sự có thời gian chia sẻ với ai về điều này. Thứ hai, từ thực tế là mình sang đây, dù hòa nhập tốt với bạn bè nhưng đôi lúc thấy so với tụi nó mình không hiểu biết cái gì về thế giới! Mình đã học hỏi và biết thêm nhiều điều, vì vậy mình mong các bạn trong giai đoan I mình đề cập ở trên hãy trau dồi cho bản thân càng nhiều càng tốt. Đừng như Nhung :))) Thứ ba, mình mong các em, đặc biệt là các em quê hương Hà Tĩnh cùng xuất phát điểm như mình, có cơ hội vươn ra thế giới.
Thứ tư, mình sắp viết các bài luận và nghiên cứu khoa học đầu đời nên mình đang tập viết để tập diễn đạt ý hehehe. Cuối cùng, bài viết còn rất cảm tính và mang nhiều góc độ cá nhân, chủ yếu chia sẻ từ kinh nghiệm thật. Nếu các bạn, các em có câu hỏi có thể inbox hoặc email cho mình. Sau này mình sẽ tổng hợp lại làm một bài viết chuyên nghiệp hơn từ một góc nhìn khách quan và bao gồm đầy đủ khía cạnh hơn.

Ngoài lề: Để xem thêm ảnh mình chụp thời làm nhiếp ảnh dạo cách đây mấy năm, có thể xem trang web của mình http://www.lecamnhung.com/ Mọi người có thể chia sẻ cho những người cần thông tin này :)Yêu thương ;))
Tác giả: Nhung Cam

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987